Tối ngày 10/09/2021, Tổ Lý Hóa Sinh - Khoa Sư phạm đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến qua ứng dụng Google meet. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ của nhóm Hóa học với sự có mặt của ThS. Nguyễn Khánh – đại diện cho BCN khoa Sư phạm.

Theo kế hoạch chuyên môn của Tổ, nhóm Hóa học báo cáo chuyên môn với 2 chuyên đề: “Sử dụng một số tiện ích mở rộng hỗ trợ quản lý học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến trên ứng dụng Google meet” của TS. Lê Đức Minh và Sửa chữa một số sai lầm học sinh thường gặp khi giải bài tập chương nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của ThS. Đậu Thị Kim Quyên.

 1 minh Copy

 Một trong những khó khăn lớn nhất đối với giáo viên khi giảng dạy trực tuyến là việc quản lý học sinh tham gia học tập. Để giải quyết vấn đề này chuyên đề 1 đã hướng dẫn cài đặt và sử dụng các tiện ích mở rộng như: Google meet attendance list và Google meet grid view phục vụ quá trình dạy học và quản lý học sinh tham gia lớp học.

  1. Tiện ích Google meets attendance

+ Các bước cài đặt:

Bước 1: Trên trình duyệt Chrome, vào tùy chỉnh và điều khiển Chrome, chọn Công cụ khác/tiện ích mở rộng. Trong tab tiện ích chọn Mở cửa hàng Chrome trực tuyến.

2 minh

 3 minh

 Bước này có thể thực hiện nhanh hơn bằng cách sử dụng tổ hợp phím tắt: Ctrl + Shift + B làm hiện thị thanh dấu trang, sau đó chọn Ứng dụng (hoặc App tùy font chữ tiếng Viêt hoặc tiếng Anh trong Chrome) và lựa chọn Web Store để đi đến cửa hàng Chrome trực tuyến:

 4 minh

 Bước 2: Ở ô tìm kiếm trong cửa hàng, gõ vào meet attendance, chọn tiện ích Google Meet Attendance List, chọn thêm vào Chrome rồi chọn thêm tiện ích và chờ 5s. Quá trình cài đặt thành công, đóng các cửa sổ cài đặt, sau đó mở ứng dụng Google meet và trải nghiệm tiện ích.

 5 minh

 6minh

 + Các bước sử dụng:

Bước 1: Vào lớp học trong Google meet chọn Hiển thị tất cả mọi người, click vào Save attendance, tab mới hiện lên với các thông tin gồm: danh sách các học sinh có mặt, thời gian bắt đầu vào lớp học. Khi lớp học kết thúc, giáo viên ra khỏi lớp học thì xuất hiện thêm cột thông tin tổng thời gian của mỗi học sinh khi tham gia lớp học:

 7 minh

 8 minh

 Giáo viên có thể xuất ra file excel bằng cách bấm chọn Export as CSV ở cuối danh sách.

  1. Tiện ích Google meet grid view

+ Các bước cài đặt:

Bước 1: Đi đến cửa hàng Chrome trực tuyến tương tự như bước 1 ở tiện ích trên.

Bước 2: Ở ô tìm kiếm trong cửa hàng, gõ vào Google meet grid view, chọn tiện ích google meet grid view, chọn thêm vào Chrome rồi chọn thêm tiện ích và chờ 5s. Quá trình cài đặt thành công, đóng các cửa sổ cài đặt, sau đó mở ứng dụng Google meet và trải nghiệm tiện ích.

 9 minh

 10 minh

 + Các bước sử dụng:

Vào lớp học google meet, lựa chọn kích hoạt tiện ích google meet grid view và trải nghiệm kết quả:

 12 minh

 Sử dụng kết hợp Google meets attendance và Google meet grid view giúp giáo viên kiểm soát tốt thời gian ra vào lớp học, tham gia lớp học và việc theo dõi bài học của học sinh, rút ngắn thời gian điểm danh, nắm sĩ số lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến.

Ở chuyên đề 2, khi học về hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, học sinh sẽ được giới thiệu về cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, các khái niệm quan trọng như: Chu kỳ, nhóm nguyên tố, khối nguyên tố và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố (cấu hình electron, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, tính kim loại và phi kim, độ âm điện...). Cuối cùng, học sinh sẽ được tìm hiểu về quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố, đó chính là ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn.

13 minh

Để học tốt chương này, học sinh cần lưu ý những phần kiến thức trọng tâm sau: Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn, các khái niệm quan trọng như chu kỳ, nhóm, sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn.

Một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải như: xác định sai vị trí, đặc điểm, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như: bán kính nguyên tử, cấu hình e, độ âm điện, năng lượng ion hóa, tính kim loại, phi kim... hoặc các em chưa hiểu rõ bản chất mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố.

Bên cạnh đó, học sinh cũng thường lúng túng khi giải các bài tập liên quan đến xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn, xác định các nguyên tố kế tiếp nhau trong chu kỳ hoặc nhóm, xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học, xác định nguyên tố dựa vào phần trăm khối lượng, so sánh bán kính của các nguyên tử và ion.

Để khắc phục những lỗi trên, các em cần tích cực ôn luyện và tự tổng hợp kiến thức vào sổ ghi chép, tăng cường làm các bài tập tự luyện sau khi đã học xong lý thuyết.

Ngoài ra, học sinh thường gặp khó khăn khi tìm hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố.

Theo đó, học sinh cần nắm chắc và hiểu được tính chất, đặc điểm của các nguyên tố như: Cấu hình e, độ âm điện, tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử... cũng như sự biến đổi tính chất của các nguyên tố chu kì, nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Điều này rất quan trọng, giúp học sinh so sánh được đặc điểm của các nguyên tố, tìm ra quy luật chung cho từng nhóm nguyên tố khác nhau. Khi nắm chắc các quy luật biến đổi trên các em mới có thể giải tốt các dạng bài tập liên quan trong chương này.

Kết thúc phần trình bày của 2 chuyên đề trên, ThS. Nguyễn Khánh cùng các thành viên tham gia đã có những đánh giá cao về chất lượng chuyên môn đối với các chuyên đề được báo cáo. Theo ThS. Nguyễn Khánh, đây là những nội dung có thể áp dụng ngay vào công tác dạy và học tại Trường TH, THCS&THPT, trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng cũng như công tác dạy và học trực tuyến nói chung, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 của khoa Sư phạm./.