Ngày 28 tháng 09 năm 2021, Hội đồng khoa học Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2020-2021 do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang, giảng viên khoa Sư phạm làm Chủ nhiệm đề tài.

Thực hiện Quyết định số 682/QĐ-TĐHHT ngày 27/22/2020 của Trường Đại học Hà Tĩnh về việc trển khai thực hiện các đề tài NCKH cấp trường năm học 2020-2021, TS. Nguyễn Thị Huyền Trang đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Phương pháp ăn mòn laser trong chế tạo cấu trúc nano trên màng mỏng Au/Pd và ứng dụng trong cảm biến hóa học”Sau một thời gian thực hiện, chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành các kết quả nghiên cứu của đề tài. Nhằm đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Ngày 28 tháng 09 năm 2021, Hội đồng khoa học Nhà trường tiến hành bảo vệ và nghiệm thu đề tài theo hình thức trực tuyến.

trang 29 09 2021

Có mặt tại buổi nghiệm thu, về phía Nhà trường, có ThS. Dương Thị Quỳnh Lưu và Th.S Đặng Thị Thái Linh, phòng QLKH - Đối ngoại - Truyền thông.

Hội đồng nghiệm thu được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-TĐHHT ngày 10/09/2021, gồm 05 thành viên. TS. Đoàn Hoài Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh làm Chủ tịch Hội đồng.

Sau phần tuyên bố lý do, công bố Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở và phát biểu khai mạc của TS. Đoàn Hoài Sơn - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng là phần trình bày kết quả nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Huyền Trang.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương với 46 trang, Hội đồng nghiệm thu đánh giá Đề tài đã đạt được những kết quả nghiên cứu như phần Thuyết minh đã được thông qua, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và vượt tiến độ 2 tháng so với đăng ký. Sản phẩm của đề tài là một bài báo được đăng trên kỷ yếu của Hội nghị Quốc tế về Vật lý. Đề tài đã nghiên cứu được các dạng cấu trúc nano xuất hiện trên màng mỏng hợp kim Au/Pd khi thay đổi mật độ năng lượng xung laser femto-giây; giải thích cơ chế hình thành các dạng cấu trúc nano đó dựa vào phương trình Kuramoto-Sivashinsky. Đề tài đã chế tạo thành công cảm biến micro trên màng mỏng hợp kim Au/Pd với độ dày 50 nm và 60 nm có đường kính và chu kì khác nhau và ứng dụng chúng để tăng cường được hấp thụ hồng ngoại lên 10 lần. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ nano, cảm biến hóa học.

Với 5/5 thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại tốt, đề tài được thông qua.

Hội đồng đã đề xuất, kiến nghị chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến đóng góp của Hội đồng, chỉnh sửa như kết luận của Hội đồng và hoàn thiện các sản phẩm của đề tài.