Trước tình trạng dịch bệnh viêm phổi do virus Corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp, chúng ta cần phải biết virus Corona là gì? và phòng ngừa ra sao?

Bạn biết gì về Virus Corona

Virus Corona 2019 là gì ?

Corona là một họ virus lớn, thường tồn tại tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi hoang dã.

Virus Corona, Virus Vũ Hán hay Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới đang gây dịch tại Vũ Hán – Trung quốc và lan ra nhiều khu vực khác trong và ngoài Trung Quốc. Theo giảng viên Cao đẳng Dược thì virus này được xác định dựa vào cuộc điều tra ổ dịch và cho thấy mầm bệnh bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Đây là chủng virus mới chưa từng xuất hiện và có khả năng lây từ người sang người. Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với chủng virus corona từ dơi nên khả năng đây là chủng virus đột biến ở dơi và lây sang người.

Hình thức lây lan của Virus Corona 2019 ?

Ban đầu virus này xuất hiện từ động vật nhưng hiện nay đã có thể lây lan sang người. Virus Corona sẽ lây từ người bệnh sang người khác bằng việc tiếp xúc với với dịch cơ thể của người bệnh. Chính vì vậy khi người bệnh ho, hắc hơi, bắt tay cũng khiến người xung quanh bị nhiễm virus.

Ngoài ra việc chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ cũng khiến bạn bị nhiễm virus. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Corona Virus có thể gây viêm phổi hay viêm cuống phổi ở người có hệ miễn dịch yếu

Virus Corona 2019 gây ra những triệu chứng gì ?

Theo thông tin từ web của Bộ y tế thì những bệnh nhân mắc 2019-nCoV hiện nay từ nhẹ đến nặng thì người nhiễm virus sẽ gặp các triệu chứng điển hình như: sốt, ho hoặc đau họng, chảy nước mũi, đau mỏi cơ và khó thở. Đau nhức đầu, khó chịu.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thì từ 2 đến 14 ngày, người tiếp xúc sẽ bắt đầu có biểu hiện các triệu chứng như trên.

Khi bắt đầu khởi phát, 2019-nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Có những cách phòng chống 2019-nCoV nào?

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Virus Corona, chính vì vậy mọi người cần phải chủ động phòng chống bệnh viên phổi cấp do virus Corona gây ra. Trong thời gian các nhà khoa học đang nghiên cứu vắc xin, bạn có thể áp dụng các cách sau đây để phòng ngừa virus corona.

 

1. Đeo găng tay khi đến nơi công cộng

Khi bạn rời khỏi nhà, hãy đeo găng tay để tránh tiếp xúc với các đồ dùng công cộng. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn có thể đeo găng tay loại dày hoặc mỏng. Bạn nên thay găng tay hàng ngày, giặt sạch và tránh đeo găng tay ẩm. Đừng bao giờ quên găng tay khi bạn đi máy bay, tàu hỏa, tàu điện ngầm, xe buýt, tắc xi…

2. Tránh để tay tiếp xúc với mặt

Nếu bạn ở trong một tình huống giao tiếp buộc phải tháo găng tay (bắt tay hoặc ăn uống), đừng chạm vào mặt hoặc mắt dù là cảm thấy ngứa. Bạn có thể dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Trước khi bạn đeo găng tay trở lại, hãy rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô.

Trong thời gian còn dịch bệnh, bạn không nên bắt tay hoặc ôm người khác. Bạn có thể lịch sự nói rằng việc giữ khoảng cách sẽ tốt hơn cho cả hai để phòng ngừa virus corona.

3. Sử dụng khẩu trang đúng cách

Bạn nên đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài và đến các nơi công cộng có đông người. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt và khó thở thì nên đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà. Đây là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị nhiễm virus corona.

Tuy nhiên, hầu hết các khẩu trang đều tệ đi sau 1 – 2 lần đeo. Nếu bạn sử dụng cùng một khẩu trang ngày này qua ngày khác thì còn đáng sợ hơn. Khi đó, những chất bẩn từ miệng và mũi sẽ phủ bên trong mặt nạ với mùi hấp dẫn vi khuẩn. Chính vì thế, bạn nên thay khẩu trang y tế sau mỗi 8 tiếng. Nếu không có khẩu trang y tế, bạn có thể sử dụng khẩu trang vải và giặt sạch, phơi nắng hàng ngày.

Laurie Garrett (cựu thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là tác giả khoa học đoạt giải Pulitzer) cho biết: “Tôi hiếm khi đeo khẩu trang mặc dù đã trải qua hơn 30 dịch bệnh. Thay vào đó, tôi tránh xa đám đông và giữ khoảng cách với người khác khoảng nửa mét”.

Nếu ai đó ho hoặc hắt hơi, bạn nên yêu cầu họ đeo khẩu trang để ngăn nước bọt có khả năng lây lan virus. Tốt nhất bạn nên bước cách họ 3 mét hoặc rời khỏi nơi đó.

4. Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Bạn nên lấy tất cả khăn ra khỏi phòng tắm ngay lập tức và thay thế chúng bằng khăn sạch của từng thành viên trong gia đình. Mỗi người chỉ nên sử dụng khăn riêng của mình và không nên chạm vào thành viên khác trong gia đình.

Bạn nên giặt tất cả khăn 2 lần/tuần. Đừng để khăn ẩm ướt vì đây là điều kiện lý tưởng cho các loại virus sinh sôi như cảm lạnh thông thường và corona.

5. Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật

Đầu tiên, bạn nên chú ý đến tay nắm cửa. Bạn có thể mở và đóng cửa bằng khuỷu tay hoặc vai. Bạn có thể đeo găng tay để xoay tay nắm cửa hoặc rửa tay sau khi chạm vào nó. Nếu bất cứ ai trong nhà bạn bị ốm (đặc biệt là khi có triệu chứng sốt, ho và khó thở), hãy lau sạch tay nắm cửa thường xuyên.

Tương tự như vậy, bạn hãy thận trọng với tay vịn cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay. Nếu bạn cầm điện thoại di động, dụng cụ nấu ăn hoặc laptop của người khác, hãy chú ý không chạm vào da mặt bạn và rửa tay ngay sau đó.

Bạn chỉ nên sử dụng đồ vật cá nhân của riêng mình để giảm thiểu rủi ro bị lây nhiễm virus corona từ người khác.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu theo dõi các bản tin về những ca tử vong do virus corona, bạn sẽ thấy đặc điểm chung của các bệnh nhân là lớn tuổi và đang mắc thêm bệnh khác. Ngoài người lớn tuổi, những đối tượng sau đây cũng có hệ miễn dịch yếu: trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang đau ốm.

Để phòng ngừa virus corona, bạn nên điều chỉnh lối sống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

7. Lưu ý khi ăn với nhiều người

Theo thông lệ ở các gia đình Việt Nam, mọi người thường sử dụng đũa cá nhân để lấy thức ăn trên bàn. Bạn không nên làm điều này cho đến khi dịch bệnh virus corona kết thúc.

Trong một bữa ăn, bạn không nên sử dụng đũa và dụng cụ cá nhân của bạn để lấy thức ăn ra khỏi bát hoặc đĩa chung. Tất nhiên, bạn cũng không nên uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.

Bạn có thể đặt muỗng hoặc đũa vào mỗi món ăn và hướng dẫn mọi người trong bàn lấy những gì mình muốn vào đĩa hoặc bát cá nhân. Sau đó, mọi người chỉ dùng muỗng (đũa) cá nhân để thưởng thức các món trong bát (đĩa) của mình.

Bạn nên rửa sạch tất cả thực phẩm và dụng cụ nhà bếp kỹ lưỡng. Nếu ăn ngoài, bạn cần tránh các quán ăn có vệ sinh kém hoặc không đảm bảo an toàn thực phẩm.

♦ Tuyệt đối không mua, giết mổ hoặc tiêu thụ bất kỳ động vật hoang dã nào cho đến khi chúng ta biết loài nào là nguồn gốc của virus corona.

8. Lưu thông không khí

Nếu bạn sinh sống ở những nơi có thời tiết mát hoặc nóng ấm, hãy mở các cửa nhà bạn cũng như tại nơi bạn làm việc để không khí được lưu thông. Virus không thể tồn tại trong một không gian thông thoáng. Song nếu trời lạnh hoặc thời tiết khắc nghiệt, hãy giữ ấm và đóng các cửa đó lại.

9. Chăm sóc người bị bệnh

Nếu nhà bạn có người bị sốt, và bạn chưa biết chắc người đó có bị nhiễm virus corona hay không, để an tâm, bạn hãy cách ly họ ở một phòng, nơi họ cảm thấy thoải mái. Bạn và cả người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhau. Mỗi khi thay khẩu trang cho người bệnh, bạn cần mặc quần áo dài tay, đeo găng tay y tế, cẩn thận gỡ khẩu trang từ tai người bệnh, cho vào túi nilông và buộc kín lại rồi cho vào thùng rác có nắp đậy.

Tiếp theo bạn vệ sinh găng tay đang đeo sạch sẽ bằng dung dịch khử trùng rồi rửa mặt cho người bệnh bằng xà phòng và nước ấm, cũng như làm sạch những nơi mà người bệnh chạm vào như khăn trải giường, khăn tắm và dụng cụ. Sau khi làm xong, bạn cần bỏ găng tay, khẩu trang của bạn vào thùng rác đậy kín cũng như giặt sạch sẽ quần áo.

Và tốt nhất, hãy cho người bệnh đi khám hoặc gọi trực tiếp đến đường dây nóng của Bộ Y tế để được chăm sóc đúng cách: 1900 32281900 9095.

Trên là một số thông tin cần thiết về CoronaVirus, với những thông tin trên mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tầm nghiêm trọng của CoronaVirus cũng như cách giúp bạn an toàn trước dịch bệnh.

                                                                                                                                                   ThS. Nguyễn Thị Sửu (Sưu tầm và tổng hợp)