foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Kỳ thực tập đáng nhớ của giáo sinh năm cuối chuyên ngành Giáo dục mầm non, khoa Sư phạm, trường ĐH Hà Tĩnh

Thực tập sư phạm là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm giúp sinh viên rèn luyên các kỹ năng giáo dục, dạy học và hiểu rõ hơn về các hoạt động của người giáo viên trong thực tế trường thực tập. Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức…
70

Chi bộ khoa Sư phạm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Thực hiện Quyết định của thường vụ Đảng ủy khối cơ quan doanh nghiệp tỉnh, vào lúc 15h30,…
62

Công tác phát triển đảng viên sinh viên tại Chi bộ khoa Sư phạm

Phát triển đảng viên trong sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công…
76

Đôi nét về Họa sĩ Renoir - Danh họa của hằng ngàn bức tranh

Pierre-Auguste Renoir (1841 – 1919) là một họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong…
220

Giới thiệu về ngành Giáo dục tiểu học

Cuộc đời mỗi người đều có những ước mơ để cố gắng phấn đấu và theo đuổi. Nếu bạn yêu học…
124

Cuộc thi “Nét chữ - nết người” năm 2024

Ngày 4/3/2024, Khoa Sư Phạm trường ĐH Hà Tĩnh đã khai mạc Cuộc thi “Nét chữ - nết người”…
568

Những ấn tượng về Đoàn thực tập số 6 tại trường Tiểu học Cẩm Quang

Đoàn thực tập sư phạm số 6, tại trường Tiểu học Cẩm Quang đã để lại nhiều ấn tượng tốt…

Khoa Sư phạm là một đơn vị đào tạo chủ chốt của Trường Đại học Hà Tĩnh do đó sự ổn định và phát triển của khoa đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhà Trường. Do đó chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên cũng như sinh viên của Khoa Sư phạm có những đề xuất sau đây:

        Một là: Đánh giá đúng, chính xác nhu cầu giáo viên của  ngành Giáo dục Hà Tĩnh để xây dựng chỉ tiêu đào tạo cho Trường Đại học Hà Tĩnh đồng thời có tính đến yếu tố giữ mã ngành đào tạo cho Nhà Trường. Giao hẳn nhiệm vụ đào tạo giáo viên của tỉnh Hà Tĩnh từ bậc học Mầm non đến THCS cho Trường Đại học Hà Tĩnh.

      Hai là: Giao chỉ tiêu dựa trên đặt hàng (nghị định 116) và có tính thêm nhu cầu xã hội chẳng hạn sinh viên ngoại tỉnh và ngay cả sinh viên trong tỉnh có nguyện vọng đóng học phí không hưởng 116. Đặt hàng gắn với ưu tiên tuyển dụng (xếp vị trí số 1 ưu tiên) nguồn giáo viên do Trường Đại học Hà Tĩnh đào tạo căn cứ theo điều kiện đầu vào (chẳng hạn không dưới 24 điểm), điều kiện đầu ra (điểm đầu ra 3.0/ 4.0 trở lên) và các yếu tố rèn luyện, hộ khẩu Hà Tĩnh... Chỉ tiêu giao cho Trường Đại học Hà Tĩnh còn gắn với ưu tiên giữ và mở mã ngành.

     Ba là: Đặt hàng cho Trường Đại học Hà Tĩnh đào tạo ngành giáo viên dạy môn Khoa học Tự nhiên cấp học THCS với đảm bảo đầu ra là giảng dạy cho ngành Giáo dục Hà Tĩnh.

     Bốn là: Xác lập vai trò máy cái trong ngành Giáo dục Hà Tĩnh của Trường Đại học Hà Tĩnh (đặc biệt khoa Sư phạm) trong các nhiệm vụ Đào tạo giáo viên; Bồi dưỡng giáo viên; chuyên đề cho giáo viên trong tỉnh nói chung và các huyện thị nói riêng. Giao việc nâng chuẩn chức danh nghề nghiệp cho Trường Đại học Hà Tĩnh.

    Năm là: Ưu tiên thu hút gắn với chế độ đãi ngộ các nhà khoa học có bằng cấp cao (từ Tiến sĩ trở lên); nhận vào biên chế những cá nhân đã có bằng thạc sĩ và đang theo học nghiên cứu sinh với cam kết gắn bó lâu dài với nhà trường. Tăng cường quyền lợi đặc thù cho các viên chức Trường Đại học Hà Tĩnh đi học nghiên cứu sinh; khi xét nhu cầu đào tạo căn cứ yếu tố trường cần chứ không phải là những lĩnh vực  quy định mà tỉnh cần (tránh tình trạng giáo viên của Trường Đại học Hà Tĩnh đi làm nghiên cứu sinh nhưng không nhận được quyền lợi vì lĩnh vực đó tỉnh quy định không cần).

        Chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên cũng như sinh viên của Khoa Sư phạm chúng tôi tin tưởng nếu nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh cùng với những nỗ lực vượt qua khó khăn Trường Đại học Hà Tĩnh nói chung và ngành Sư phạm nói riêng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

     Về phía trường, hiện nay có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học ngành Sư phạm (Tiếng Anh, Sinh học, Toán học) rất cần thêm chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm Mầm non để vào công tác tại các trường mầm non – Nhu cầu này khá lớn. Trường thừa năng lực để dạy Nghiệp vụ sư phạm Mầm non cho học viên, nhưng lại vướng cơ sở hành lang pháp lí, chưa được phép cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm Mầm non. Vậy chúng tôi rất mong Nhà trường nỗ lực hơn nữa trong việc đề xuất và trình xin Bộ Giáo dục và Đào tạo được phép đào tạo và cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm Mầm non cho học viên có nhu cầu học tập./.