foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Trong chương trình học của học kỳ 2 năm học 2021-2022, vừa qua, các bạn sinh viên lớp K12 Giáo dục Mầm non đã cùng thực hiện bài thi thực hành chế biến món ăn cho trẻ. Đây là bài thực hành thuộc học phần Dinh dưỡng và Vệ sinh phòng bệnh.

Ngành Giáo dục Mầm non tại Khoa Sư phạm từ lâu luôn là địa chỉ tin cậy đào tạo nên biết bao thế hệ “cô nuôi dạy trẻ”. Với bề dày truyền thống gần 60 năm trong việc đào tạo giáo viên, Khoa Sư phạm, Trường ĐH Hà Tĩnh luôn chú ý phát triển, mở rộng các kỹ năng hỗ trợ cho việc nuôi dạy trẻ. Trong chương trình đào tạo hiện nay, học phần Dinh dưỡng và vệ sinh phòng bệnh được thiết kế theo hướng “học đi đôi với hành”. Việc lên thực đơn và tổ chức chế biến món ăn đảm bảo các tiêu chuẩn hợp lý, đủ dinh dưỡng và an toàn được thể hiện thông qua các bài học thực hành tại nhà ăn, căn-tin.

Bước đầu tiên là việc lên thực đơn bữa ăn. Với giả định là chuẩn bị bữa ăn chính (bữa trưa) cho trẻ 5-6 tuổi, các bạn đã dựa vào các thông số trung bình về thể trạng, đặc điểm sinh lý lứa tuổi, … để lập khẩu phần ăn và lên thực đơn. Sau khi thảo luận, lên thực đơn là chuẩn bị thực phẩm. Đa số thực phẩm được các bạn chọn mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố. Một số các bạn chủ động mang từ nhà, như: trứng, bầu, bí, khoai lang,…

SV 18 5 1

Chọn nguyên liệu sạch quyết định bữa ăn an toàn

Mỗi tổ được phân công 1 khu vực bếp nấu riêng tại căn-tin (nhà Hành chính của Trường). Các bạn trong tổ phân công nhau, sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, phù hợp với từng loại thực phẩm.

SV 18 5 2

Chế biến cầu kỳ, cẩn thận mang đến sự chân thành

Việc chế biến và bày biện các món ăn ra mâm được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ. Đảm bảo các món ăn được chế biến đủ về chất, về lượng, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, đẹp mắt.

Sau 120 phút thực hiện, các bàn ăn đã được sắp xếp với rất nhiều món ăn nhiều màu sắc, trông rất bắt mắt. Các giảng viên của bộ môn cùng với đầu bếp Hữu Hùng lắng nghe phần thuyết minh của các nhóm. Mỗi nhóm một phong cách trình bày, linh hoạt, hấp dẫn. Các bài thuyết trình chỉ rõ cách chọn nguyên liệu, cách sơ chế, cách chế biến, giá trị, ý nghĩa từng món ăn.

SV 18 5 3

SV 18 5 4

SV 18 5 5

Bài trí đẹp, màu sắc đa dạng, hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon

Bài thực hành kết thúc, các thầy giám khảo nhận xét đánh giá cao ý thức của tập thể và các bạn sinh viên trong lớp đã tổ chức chế biến món ăn đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng, khẩu phần, đủ dinh dưỡng; trình bày đẹp. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng góp ý các chi tiết cần lưu ý khi chế biến món ăn, giúp các bạn hiểu thêm những kỹ thuật cần rèn luyện thêm để hoàn thiện kỹ năng chế biến món ăn.

SV 18 5 6

SV 18 5 7

Luôn lắng nghe để tiếp thu ý kiến hoàn thiện kỹ năng

Với bài thực hành này, mỗi sinh viên sẽ có thêm sự tích lũy kỹ năng, giúp cho các bạn thêm yêu môn học, ngành học; không ngừng nỗ lực học tập ngày một tốt hơn, sớm trở thành cô giáo được các em nhỏ yêu mến!