foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, nền giáo dục đã đóng góp những cống hiến to lớn, được lưu truyền qua bao thế hệ. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã giữ và phát huy truyền thống “Tôn sư - Trọng đạo.” Lúc sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết " Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

" Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo đó là nghề cao quý nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Mang cho đời những đóa hoa thơm ".

T11 SV 19 11 1

Thầy cô giáo như những người lái đò chở khách qua sông. Họ là những người lái đò hết sức tận tâm và đầy trách nhiệm, những người lái đò ấy đã chở những chuyến đò nặng đầy kiến thức vượt qua bão gió đưa con đò cập bến tương lai. Qua thời gian, qua năm tháng, từng người, từng người thành đạt, trưởng thành luôn nhớ về những cô giáo đã có nhiều công sức và tình yêu thương để nâng cánh cho ta bay xa trên bầu trời kiến thức.

Ngày 20/11 có một lịch sử hết sức tốt đẹp, thật đáng tự hào đối với các nhà giáo tiến bộ trên thế giới nói chung và với các nhà giáo Việt Nam nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Hội đồng bộ trưởng (Nay là Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam”. Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức hết sức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội vào ngày 20/11 năm 1982. Quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của nhà nước về vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ tổ quốc.

Ngày nhà giáo Việt Nam đã ra đời 42 năm. Sau mỗi ngày hội của mình, toàn ngành giáo dục, từng thầy cô giáo đã được động viên khích lệ, được giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn gian khổ, thi đua dạy tốt, rèn luyện phẩm chất trong sáng để “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”Sau mỗi dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, toàn ngành giáo dục, từng thầy cô giáo cũng có dịp tự nhìn nhận lại mình để không ngừng phấn đấu vươn lên. Trong ngày nay, mọi cấp, mọi ngành, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các thế hệ học sinh đều hướng về ngành giáo dục, hướng về các thầy cô giáo với tấm lòng tôn kính và những tình cảm chân thành nhất.

Hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Nhà giáo Việt Nam, tập thể Khoa Sư phạm - Trường Đại học Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Chi bộ khoa và nhà trường, BGH và các đoàn thể, nhà giáo và tập thể sinh viên đã ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày nhà giáo, nhớ lời Bác Hồ căn dặn trước lúc đi xa: “Dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng thi đua dạy tốt - học tốt”, tập thể Khoa Sư phạm và nhà trường đã vượt khó, xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh. Thầy cô và tập thể sinh viên đã không quản gian khó góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học, đào tạo lớp sinh viên phục vụ cho tương lai của đất nước. Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tập thể Khoa Sư phạm đã tổ chức nhiều hoạt động như Rèn luyện Nghiệp vụ Sư phạm, thi viết về thầy cô, tổ chức ngày hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11,...

Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người là phần lớn là công lao của cô giáo. Công ơn của các cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

  Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Nhân dịp kỉ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn vô hạn đến những người lái đò thầm lặng, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trong ngành giáo dục thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn giáo dục thế hệ trẻ, trong sự nghiệp trồng người góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam hôm nay và mai sau.