foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục (GD) trí tuệ,  đạo đức, thẩm mỹ,  góp phần GD học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.

        Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình học sinh làm quen với âm nhạc từ lớp 1, 2 cho đến lớp 5 bắt đầu từ học một bài hát ngắn, sau đó là nghe nhạc, vận động âm nhạc, trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa.

trung 12 4

          Hoạt động âm nhạc tại trường tiểu học bao gồm các hoạt động lên lớp giúp trẻ hình thành một cơ sở dữ liệu cơ bản về các ca khúc thiếu nhi sôi động, phù hợp với sở thích, năng lực của các em. Dưới dạng sinh hoạt theo nhóm âm nhạc, học sinh được tự do lựa chọn, hình thành cho mình cách thể hiện riêng. Vì vậy âm nhạc giúp làm tăng giá trị về tinh thần, sự gợi mở của giai điệu, lời ca, nhịp điệu... giúp trẻ thực sự đắm chìm trong những ca từ trong sáng, hồn nhiên, từ đó có cách nhìn tươi đẹp về cuộc sống xung quanh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động như xây dựng chương trình âm nhạc giúp hình thành tư duy logic và tri thức cho trẻ. Bằng phương pháp trải nghiệm hoạt động âm nhạc, trẻ em dần bộc lộ khả năng, vai trò lãnh đạo, có kĩ năng thực hiện công tác tập thể. Một đứa trẻ được tham gia các câu lạc bộ âm nhạc, hoạt động biểu diễn âm nhạc một cách thường xuyên sẽ biết cách thể hiện vai trò và khả năng của mình trong mọi hoạt động và trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không được tham gia những hoạt động ngoại khóa.

trung 12 4 1

       Giáo dục phát triển trí tuệ ở đây không chỉ nói đến các em thông qua môn âm nhạc giúp các em tiếp cận tốt hơn các kiến thức về toán tiếng việt…. mà cao hơn rộng hơn nữa đó là sự tư duy,quan sát, nhận thức của mình.Tất cả nó hướng đến sự phát triển chung của não bộ của các em học sinh. Nghe nhạc rồi sau đó so sánh các âm thanh hay xác định đc ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm nhạc.

          Cụ thể qua các bài hát: Lý cây xanh ( lớp 1). Với bài hát này yêu cầu các em học sinh biết  hát và vỗ tay theo phách. sau khi cô giáo làm mẫu thì các em học sinh làm theo. Nhắc học sinh gõ phách phải thật đều đặn nhịp nhàng, không nhanh, không chậm. Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca sau đó là cách vỗ tay thể hiện theo tiết tấu lời ca, các em có thể đứng tại chỗ chỗ biểu diễn vừa hát, vừa nhún chân nhịp nhàng: Cái cây xanh xanh/Thì lá cũng xanh/Chim đậu trên cành/Chim hót líu lo/Líu lo là líu lo/Líu lo là líu lo.Bạn nào khá hơn có khả năng quan sát nhanh nhẹn thì  biểu diễn trước lớp kết hợp gõ đệm thanh phách, trống nhỏ (theo nhạc đệm).

           Qua bài hát này các em biết quan sát cách vỗ nhịp, lắng nghe lời bài hát các tiết tấu nhanh chậm, độ luyến láy ngân vang của giai điệu của cô để ghi nhớ và thực hiện lại.  các em biết kết hợp giữa sự vận động cơ thể phù hợp nhịp nhàng: vỗ tay, nhún chân một cách nhịp nhàng…. Bài hát giúp kích thích não bộ rất tốt ở học sinh, giúp phát triển thị giác, thính giác, giáo dục hành vi thông qua các ca khúc, vận động âm nhạc. Ngoài ra giúp học sinh hình thành một cơ sở dữ liệu cơ bản về các ca khúc sôi động, phù hợp với sở thích, năng lực.

trung 12 4 2

           Hay bài hát Quốc ca  việt nam ( lớp 3). Giáo viên giới thiệu cho các em biết được bài bát này được sử dụng trong lễ chào cờ, một nghi lễ của quốc gia việt nam.Ngay sau đó cho các em học thuộc lời bài hát. Kết hợp nghe mẫu bài hát để các em nắm được giai điệu. Với nhiều từ khá khó như “ xây xác quân thù” “ trường sa” “chiến trường”…giáo viên giải thích để học sinh nắm được ý nghĩa cơ bản , từ đó hiểu được nội dung và ý nghĩa bài hát mang lại. với giai điệu hùng hồn, bài hát chủ yếu sử dụng hoạt động nhóm hoặc tập thể lớp. vì vậy yêu cầu học sinh phải chú ý quan sát để phần trình bày của cả lớp được hoàn thiện hơn. Chia lớp thành 2 nhóm thể hiện bài hát .

       Nhóm 1: “Đoàn quân Việt Nam đi

Chung lòng cứu quốc,

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,”

       Nhóm 2: Đường vinh quang xây xác quân thù,

Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,

Tiến mau ra sa trường.

Tiến lên! Cùng tiến lên!

Nước non Việt Nam ta vững bền.”

       Qua bài hát quốc ca Việt Nam đã giúp các em biết được hoàn cảnh cũng như nội dung và giai điệu bài hát. Các em biết được niềm tự hào dân tộc, sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ để bảo vệ tổ quốc,lòng yêu nước của các em…các em làm quen với giai điệu hùng hồn hoành tráng với sự nghiêm trang khi thể hiện. nó khác hoàn toàn với những giai điệu và bài hát trước đây các em được học, các em có sự so sánh liên tưởng. Qua bài hát gv có thể hướng đến các em với những câu hỏi mở rộng: em có tự hào về đất nước mình ko, biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc, hay em thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào… đó là hiệu quả về mở rộng tri thức mà bài hát nói riêng cũng như âm nhạc nói chung  đã mang lại.

Bài hát: Reo vang bình minh nhạc sỹ Lưu Hữu Phước . Bài hát với giai điệu trong sáng vui tươi, lời ca giàu hình ảnh. Bài hát như bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn hấp dẫn, giáo viên giúp các em nắm được giai điệu và lời bài hát.Đồng thời hướng dẫn các em biết ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ. Ví dụ:” Reo vang reo/ ca vang ca/ cất tiếng hát vang rừng xanh/ vang đồng. La bao la/ tươi xinh tươi/ ánh sáng tưng bừng hoa lá…”Biểu diễn bài hát tập thể kết hợp với sự vận động cơ thể, nhún theo nhịp và nghiêng người theo nhịp điệu. để phát huy tính sáng tạo của các  giáo viên có thể mở rộng câu hỏi liên quan đến bài hát: em có thể tìm được những bài hát thiếu nhi chúng ta biết có viết về cảnh thiên nhiên. Qua đó học sinh phải tư duy nhớ lại những bài hát mình đã biết: đi học, niềm vui của em…Bài hát còn hướng các em đến tình yêu thiên nhiên quê hương cuộc sống và đất nước mình.

    Âm nhạc đưa vào giảng dạy không phải với mục tiêu là đào tạo các em trở thành những ca sĩ tương lai, nhưng thông qua môn học hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt trang bị cho các em thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Thông qua các bài hát giúp khả năng nhận thức , phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh.