foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

TÓM TẮT

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao, toàn nhân loại đang tiến bước mạnh mẽ trên nền văn minh mới, văn minh trí tuệ. Để phát triển con người toàn diện, con người có văn hoá đây vừa là mục tiêu đồng thời cũng là động lực trực tiếp và lâu dài, đặt ra cho ngành giáo dục trong đó giáo dục âm nhạc. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần cho các em. Môn học âm nhạc ở trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc sơ giản thông qua các bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc, tạo điều kiện hình thành năng lực thưởng thức và thể hiện tác phẩm âm nhạc.

Từ khóa: Âm nhạc, Mẫu giáo lớn, Năng khiếu âm nhạc

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao, toàn nhân loại đang tiến bước mạnh mẽ trên nền văn minh mới, văn minh trí tuệ.

Để phát triển con người toàn diện, con người có văn hoá đây vừa là mục tiêu đồng thời cũng là động lực trực tiếp và lâu dài, đặt ra cho ngành giáo dục trong đó giáo dục âm nhạc.

Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử  loài người, gắn bó mật thiết và đã trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống xã hội, có sức lôi cuốn, hấp dẫn con người ở mọi lứa tuổi.

Âm nhạc phản ánh thế giới nội tâm bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh qua các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, cường độ, nhịp độ, âm sắc, hoà âm…, đặc biệt là nhịp điệu âm nhạc. Bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt được sự vận động của các ý tưởng, tình cảm trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất.

Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần cho các em. Môn học âm nhạc ở trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc sơ giản thông qua các bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc, tạo điều kiện hình thành năng lực thưởng thức và thể hiện tác phẩm âm nhạc.

Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki đã tổng kết “tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ còn là những bông hoa khô héo…Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”.

Về tác dụng của âm nhạc, người ta chú ý đến tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, sự hoà nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo… Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mỹ. Khả năng phổ cập, truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn nó có sức lan truyền vô cùng mạnh mẽ. Vì thấy được lợi ích của nó nên trong những năm gần đây môn âm nhạc rất được quan tâm trong các trường Mầm non, Tiểu học, THCS.

Có thể thấy vai trò cũng như tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội là vô cùng thiết yếu và quan trọng. Chính vì lẽ đó mà âm nhạc trở thành một môn học bắt buộc trong các trường học từ mầm non tới trung học cơ sở. Một nền âm nhạc muốn thực sự phát triển thì cần phải có những nhà hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và đương nhiên họ phải những người thật sự có năng khiếu hoặc có tài năng âm nhạc. Môn học đến nay tuy đã được được phổ cập tuơng đối rộng rãi nhưng chưa sâu. Nó mới chỉ mang ý nghĩa một môn học đơn thuần như bao môn văn hoá khác : Văn, Toán, Lý, Hoá … Trên thực tế , từ những lớp học nhạc này có thể dễ dàng phát hiện ra những em có năng khiếu âm nhạc đây chính là nguồn cung cấp cho các trường âm nhạc chuyên nghiệp, nhằm bồi dưỡng và đào tạo những tài năng âm nhạc cho đất nước sau này.

Bởi vậy việc học nhạc ở các trường mầm non cho đến trung học cơ sở, giáo viên cần có thêm sự động viên, khích lệ và phát hiện năng khiếu âm nhạc cho các em để giúp các em và gia đình có những định hướng chuẩn xác trong sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Cho dù không theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp, những em có  năng khiếu sẽ trở thành những hạt nhân văn nghệ không chuyên cho nhiều phong trào cơ sở. Âm nhạc sẽ đem lại tinh thần lạc quan vui vẻ bên cạnh ngành nghề khác mà các em sẽ theo đuổi.

Nhằm phát hiện năng khiếu cho trẻ có một số tiêu chí đã được nghiên cứu và thực hành ở  nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, đó là:

  • Tiêu chí xác định khả năng nhận biết cao độ
  • Tiêu chí xác định khả năng phản xạ tiết tấu
  •  Tiêu chí xác định trí nhớ âm nhạc
  •  Tiêu chí xác định nhạc cảm (khả năng cảm nhận)
  • Tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc phù hợp với từng chuyên nghành

            Được biết các tiêu chí trên nhằm xác định năng khiếu âm nhạc để tuyển chọn học sinh từ 7 tuổi trở lên cho các cơ sở đào tạo âm nhạc mang tính chuyên nghiệp.

Khi tiếp cận với trẻ ở độ tuổi mầm non chúng tôi nhận thấy năng khiếu của các em được bộc lộ rất sớm  nên có thể xác định năng khiếu cho các em ngay ở độ tuổi này. Từ suy nghĩ đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra những tiêu chí có sự giản lược một số bước tiến hành  nhằm đánh giá một cách chính xác, hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi này.

Thông qua những đánh giá ấy, cao hơn nữa  với ước muốn và sở thích của trẻ nếu có điều kiện tốt các bậc phụ huynh có thể định hướng cho con em mình đi theo con đường chuyên nghiệp hoặc chí ít cũng là trang bị cho trẻ những kiến thức văn hóa, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hay gián tiếp cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội.

Sau đây là cách vận dụng một vài tiêu chí phát hiện năng khiếu âm nhạc phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo lớn.

Điều kiện chung đối với những tiêu chí này là trẻ hoàn toàn bình thường không có khiếm khuyết gì về cơ quan thính giác. Các tiêu chí được đánh giá bằng thang điểm 30. Mỗi tiêu chí gồm 4 mức độ theo hướng tăng dần độ khó và thang điểm cho mỗi tiêu chí là 10

I - Tiêu chí xác định khả năng nhận biết cao độ

Tiêu chí này nhằm phát hiện trẻ có năng khiếu về tai nghe âm nhạc, trẻ có khả năng phân biệt độ cao thấp của âm thanh. Trong quá trình thực hiện chỉ chấp nhận những độ cao không quá sai “chênh phô” và trong phạm vi cho phép bởi trẻ còn quá nhỏ nên giọng nói chưa được định hình.

Với mức độ này người kiểm tra có thể đánh mẫu nhiều hơn (từ 3 đến 5 lần)

Đánh giá với những kết quả thu được:

- Nếu thực hiện được ở mức độ 1: 2,5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 2: 5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 3: 7,5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 4: 10 điểm

II - Tiêu chí xác định khả năng phản xạ tiết tấu

Năng khiếu ở lứa tuổi nhỏ thường thể hiện cảm nhận tiết tấu sớm hơn giai điệu. Khi nghe được tiết tấu của một đoạn nhạc nào đó trẻ đã bắt đầu có những phản xạ như lắc lư, nhún nhảy hay làm những động tác nào đó theo điệu nhạc. Ở tiêu chí này tiết tấu không còn đơn giản như vậy nữa mà trẻ sẽ phải thể hiện ở mức cao hơn so với những cảm nhận trước đây.

Quy trình tiến hành kiểm tra:

Người giáo viên kiểm tra vỗ tay hoặc gõ nhẹ mặt bàn những tiết tấu từ đơn giản đến mức khó hơn. Trẻ nghe và phải vỗ tay hoặc gõ lại một cách chính xác

Đánh giá với những kết quả thu được:

- Nếu thực hiện được ở mức độ 1: 2,5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 2: 5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 3: 7,5 điểm

- Nếu thực hiện được ở mức độ 4: 10 điểm

 

III - Tiêu chí xác định trí nhớ âm nhạc

Tiêu chí này là sự kết hợp của cả hai tiêu chí trên, yêu cầu trẻ phải nghe lại phải tái tạo âm thanh một cách chính xác nếu thực hiện tốt trẻ là người có trí nhớ rất tốt

Quy trình thực hiện : Người kiểm tra đánh đàn nét giai điệu bao gồm cả dụng ý về tiết tấu. Trẻ sẽ “la hoặc a..” theo nét giai điệu.

Đánh giá với những kết quả thu được:

Nếu thực hiện được ở mức độ 1: 2,5 điểm

Nếu thực hiện được ở mức độ 2: 5 điểm

Nếu thực hiện được ở mức độ 3: 7,5 điểm

Nếu thực hiện được ở mức độ 4: 10 điểm

IV - Tiêu chí xác định nhạc cảm (khả năng cảm nhận)

Trong âm nhạc khả năng cảm nhận cũng vô cùng quan trọng. Thực tế nó giúp cho việc biểu diễn thành công hơn, đạt hiệu quả cao trong việc thể hiện sắc thái của tác phẩm.

Tiêu chí này liên quan đến cường độ, sắc thái của âm thanh và liên quan đến tính chất âm nhạc, đến tiết tấu, tiết điệu …

Giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể như:

- Đàn một câu, một đoạn, hay một tác phẩm âm nhạc nhỏ, hoàn chỉnh phù hợp với lứa tuổi của trẻ cũng có thể cho trẻ nghe băng đĩa chẳng hạn và hỏi trẻ cảm nhận được gì .? vui vẻ? hài hước? thích thú? buồn? Hoặc có những động tác hoà nhịp cùng tác phẩm ấy

Nếu trẻ có thể cảm thấy xúc động trước âm nhạc đúng với tính chất tác phẩm đã nghe nghĩa là nhạc cảm của trẻ hoàn toàn tốt người dạy cần chú ý quan tâm đặc biệt, cần nuôi dưỡng tâm hồn ấy, cảm nhận ấy để trẻ phát triển một cách toàn diện.

V - Tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc phù hợp với từng chuyên nghành.

Vì ở lúa tuổi này còn có những hạn chế nhất định về thể chất cũng như ngoại hình nên chưa thể hướng cho trẻ vào nhiều chuyên ngành âm nhạc như: nhạc cụ giao hưởng phương tây, nhạc cụ dây gẩy, nhạc cụ dân tộc mà chỉ có thể cho trẻ lựa chọn giữa môn hát và môn đàn phím. Đối với môn hát trẻ tham gia mới chỉ là những hoạt động mang tính sinh hoạt phong trào vì chất giọng của các em ở độ tuổi này cũng chưa được định hình. Việc tham gia học tập môn đàn phím dù chuyên nghiệp hay không cũng rất thuận lợi, bởi nó sẽ bổ trợ cho các em rất nhiều kiến thức cơ bản để học các môn âm nhạc khác sau này.

Thông qua các tiêu chí đã nêu có thể thấy 3 tiêu chí đầu là rất quan trọng trong việc xác định năng khiếu của trẻ, dựa vào các tiêu chí ấy ta có thể đưa ra sự đánh giá như sau:

- Những em có tổng số điểm dưới 15 là những em rất ít năng khiếu hoặc năng khiếu không đáng kể

- Những em đạt tổng số điểm từ 15 đến 20 là những em đã có năng năng khiếu

            - Những em đạt tổng số điểm từ 20 đến 25 là những em có năng khiếu khá tốt có thể tham gia các lớp âm nhạc chuyên nghiệp nên bồi dưỡng thêm, giúp phát triển hơn nữa .

- Những em đạt tổng số điểm từ 25 đến 30 là những em có năng rất tốt nếu có thêm được tiêu chí 4 (nhạc cảm) có thể đào tạo để trở thành người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp xuất sắc.

Bên cạnh đó, còn có những các tiêu chí khác để xác định năng khiếu âm nhạc nhưng các tiêu chí trên là những tiêu chí mang tính cơ bản nhất, chung nhất áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 đến 6 tuổi) . Mục đích của các tiêu chí này nhằm phát hiện ra những cá nhân có khả năng để được đào tạo ở những cơ sở âm nhạc chuyên nghiệp vì vậy bài viết chỉ đưa ra những đánh giá tương đối chính xác chứ không phải là tuyệt  đối bởi việc thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường âm nhạc, truyền thống gia đình(yếu tố di truyền) điều kiện của gia đình, sự mong  muốn của trẻ  và cả sự thay thay đổi của trẻ đến khi trưởng thành. Dẫu sao việc được học hay được đào tạo một cách có bài bản trẻ sẽ có một nền tảng vững chắc để sau này đi theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc không thì chí ít cũng là những hạt nhân văn nghệ cho nhiều phong trào cơ sở .

Ngoài việc xác định năng khiếu cho trẻ, nghiên cứu này còn mong muốn các giáo viên từ trường mầm non đến trung học cơ sở sẽ vận dụng để tìm ra những cá nhân có năng khiếu, có năng xuất sắc về âm nhạc, kịp thời bồi dưỡng, phát huy khả năng của các em biết đâu sẽ trở thành tài năng âm nhạc cho đất nước sau này?

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

      1. Luật Giáo dục – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

      2. Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản Đại học quốc gia – Hà nội.

      3. Quyết định 55 quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường Mẫu giáo- nhà xuất bản bộ giáo dục 1990.

      4.  Điều lệ trường Mầm non.

      5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non