foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Trong sự nghiệp sáng tác ca khúc mang  âm hưởng dân ca của các nhạc sĩ , dù ít hay nhiều họ đã đi sâu nghiên cứu cội nguồn của nghệ thuật dân gian. Mỗi nhạc sĩ đã nhào nặn một cách tinh vi từ giai điệu, tiết tấu, âm hưởng… của dân ca để tạo nên tác phẩm của mình. Từ dân ca, họ đã dùng tài năng, chí sáng tạo của mình làm cho những giá trị âm nhạc dân gian xứ Nghệ sinh hoa kết trái rồi sau đó trở về với nhân dân dưới dạng phong phú hơn.

Từ khóa: Dân ca Nghệ Tĩnh, Âm hưởng dân ca, hát Ví, hát Giặm.

Nghệ tĩnh có một nền dân ca đầy tình người, thắm đượm tình quê hương, những đặc điểm về âm điệu, điệu thức, tiết tấu của dân ca vùng này phần lớn đã xác lập nên tính cách con người xứ Nghệ. Tính chất du dương, uyển chuyển, cái bao la, chất sâu lắng nhưng trang nhã hào hoa đã thể hiện qua các giai điệu dân ca.

Về lời ca trong các bài hát của các tác giả chuyên nghiệp khi sáng tác những ca khúc mang tính dân ca Nghệ Tĩnh cũng biết rằng, lời trong dân ca cũng đã được chắt lọc hàng trăm năm rồi, đọc lên đã thấy có sự điêu luyện, nó cũng đã góp cho tiếng nói dân tộc thêm phong phú.

Với một số lượng tương đối những ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh đã phần nào khẳng định sự thành công về nghệ thuật, sâu sắc về nội dung, tư tưởng và đặc biệt là chất trử tình mang âm hưởng dân ca được đưa vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện, có thể nói âm nhạc của họ mang tiếng nói quần chúng, là âm vang của thời đại hào hùng mà mỗi người chúng ta đều cống hiến những phần tốt đẹp của mình cho đất nước.

Những ca khúc dựa trên chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh mang đậm nét trữ tình, sâu lắng, mộc mạc, giản dị, dễ đi vào lòng người một cách sâu kín. Chính sự tài tình sử dụng chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh vào ca khúc mới và cũng chính từ những cảm xúc thực sự, chân thành của các nhạc sỹ đã đưa những ca khúc đến đỉnh cao của sự thăng hoa và sống mãi trong lòng công chúng.

Một số ca khúc phát triển trên âm hưởng của hát Ví Nghệ Tĩnh

            Ví là loại bài hát được nhân dân Nghệ Tĩnh sử dụng rất rộng rãi, là một hình thức hát tự do ít đi vào khuôn khổ nhịp, dễ dàng diễn tả tình cảm sâu lắng của con người. Các nhạc sỹ đã dựa vào âm hưởng của Ví để tạo thành ca khúc của mình với nhiều thủ pháp: Luyến láy theo thổ âm, ngữ điệu địa phương để phù hợp với dấu giọng của người Nghệ Tĩnh làm cho ca khúc trở thành “của người Nghệ Tĩnh” mà những người không phải quê Nghệ Tĩnh rất khó phát âm theo (Mời anh về Hà TĩnhTrần Hoàn); lấy âm hưởng chung của Ví như một quãng hoặc một nét giai điệu; hoặc lấy vế đầu, vế cuối của một điệu Ví cho tác phẩm của mình (Huyền thoại núi HồngQuốc Việt)…nếu tìm trong các ca khúc mới ca khúc nào lấy chất liệu của một điệu ví cụ thể như ví phường vải, ví phường cấy, ví trèo non…thì rất khó vì phần nhiều ca khúc đều mang âm hưởng chung của Ví. Các ca khúc lấy chất liệu từ Ví có thể “đậm đặc” đến mức ta nhầm đó là một bài dân ca như Trông cây lại nhớ đến Người (Đỗ Nhuận), cũng có thể chỉ mang âm hưởng phảng phất của Ví như Núi Hồng sông Lam, Sông La ngày về (Quốc Việt)… Ta tạm so sánh một số làn điệu Ví cổ với một số ca khúc mới 

Một làn điệu khác:

Một số ca khúc mới phát triển từ hát Giặm             

Tuy hát Giặm, Vè là hai làn điệu trong dân ca Nghệ Tĩnh, nhưng khi các tác giả chuyên nghiệp đưa vào ca khúc mới của mình họ đều dựa chung vào cả hai loại hình này.

Về âm nhạc, hai làn hát này đều lẫn lộn, bài này nhịp 2/4, bài kia 6/8 …nên khi sử dụng đưa vào ca khúc mới gợi lên âm hưởng dặm vè dân gian mang màu sắc xứ Nghệ.

Đặc trưng của hát giặm, vè với trục chính là: (Mi, La, Si)

Ca khúc Người con gái sông La của nhạc sĩ Doãn Nho, ông đã vận dụng, khai thác chất liệu hát giặm vè Nghệ Tĩnh rất thành công vào ca khúc này.

Các ca khúc: Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (An Thuyên) hay Hương cau vườn Bác (Vi Phong) cũng sử dụng hình thức này.

Cũng có thể sử dụng cả phần tiết tấu và quãng đặc trưng như ví dụ sau:

Với một số ví dụ trên, ta thấy những nét nhạc dân ca Nghệ Tĩnh gắn bó chặt chẽ với nhau, với chủ đề âm nhạc mà tác giả đó phát triển, đảm bảo được tính logic của đường nét âm thanh. Chúng ta thấy các nhạc sĩ đã rất thành công về nghệ thuật, sâu sắc về nội dung tư tưởng đặc biệt hơn là chất trử tình mang âm hưởng dân ca đã được đưa vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Họ đã tâm huyết với nghề, với đời, tâm huyết với văn hóa dân tộc, đã mang hết tài năng của mình dâng tặng cho đời những bài ca sống mãi qua nhiều thế hệ. Làm được điều đó là lòng say mê âm nhạc, ý chí kiên trì bảo tồn nến âm nhạc dân tộc. Như vậy trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, dân ca Nghệ Tĩnh đã được nhiều nhạc sỹ đem vào các tác phẩm của mình và đã để lại một khối lượng ca khúc đáng kể.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Lê Hàm (Chủ biên)
  2. Hát Ví Nghệ Tĩnh, Đào Việt Hưng – NXB Âm nhạc 1998
  3. Dân ca Nghệ Tĩnh, Vi Phong – Sở VHTT Hà Tĩnh 2000