foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

 Lời giới thiệu:  Dạy và học Toán ở chương trình PT Việt Nam với đủ thứ “mẹo mực”  vừa là cực hình với Giáo viên và Học sinh và là cơ hội “cho các lò luyện thi”. Đặc biệt với kiểu bài “vận dụng cao” mà một trong những món ưa thích trong đề thi là “hàm ẩn” với thực chất là kiến thức về “phương trình vi phân” ở chương trình Đại học. Một học sinh lớp 12 Việt Nam hiện nay để kiếm khoảng 8 điểm Toán trong kỳ thi THPT quốc gia chắc phải giải không dưới 5000 bài toán (thực chất chỉ có 100 đề TN). Khốn khổ! Thế nhưng học giỏi Toán như vậy mà chắc 100% sẽ không biết tại sao vào ĐH họ cần phải được học Toán thêm? Bài viết sau cho ta thấy cái nhìn so sánh về dạy học Toán ở Việt Nam và một số nước tiên tiến trên thế giới!

                                                                                                                        TS. Lê Văn An

     Vì sao học sinh Việt giải Toán 'dễ như ăn kẹo' nhưng kém sáng tạo?

Không có dụng cụ hỗ trợ thực hành, học sinh phải giải "chay" các bài toán đánh đố là nguyên nhân triệt tiêu sáng tạo.

Ai đã học qua lớp 12 đều biết Toán tích phân phải không? Ứng dụng ban đầu của tích phân một lớp là đo độ dài của đường cong không xác định, tích phân 2 lớp đo diện tích của một mặt phẳng có hình dạng không xác định và tích phân 3 lớp đo thể tích của một vật có hình dạng không xác định. Để hiểu thêm, ta sẽ xem tích phân một lớp là cái mà mọi học sinh đều phải học trước khi thi đại học. Trên một đường cong không xác định, một con đường uốn lượn tiến về phía trước, làm sao đo độ dài của nó? Đường cong không xác định là tập hợp của nhiều đoạn cong nối tiếp nhau. Bất kỳ đoạn cong nào cũng có bán kính riêng, tức là một đoạn của đường tròn. Bán kính của đường tròn luôn bằng nhau ở mọi điểm. Như vậy ta chỉ cần tìm được 2 điểm đầu cuối của đoạn cong có bán kính bằng nhau. Nối 2 điểm này thành đường thẳng, ta có 1 đoạn thẳng, chính là dây cung.

Độ dài của đoạn thẳng này gọi là x. Nhiều đoạn cong bán kính khác nhau thì có nhiều x khác nhau, cần phải tìm cái x trung bình, chính là dx. Tìm được dx rồi thì đếm xem có bao nhiêu x rồi nhân lên ta có độ dài gần đúng của đường cong. Bài toán này gọi là tích phân một lớp.

Bài toán tích phân thường được dùng trong ngành kỹ thuật thiết kế chế tạo máy (chênh lệch giữa đúng và gần đúng gọi là dung sai). Muốn lên một bài toán thực tế cần phải có máy đo xem có bao nhiêu đoạn cong, bán kính bao nhiêu và xác định độ dài của dây cung lớn nhất và nhỏ nhất cũng như đếm xem có bao nhiêu dây cung. Chúng ta không có cái máy đo ấy. Chúng ta chỉ học lý thuyết chay.

Và để cho học sinh "có việc để làm", người ta nặn ra hàng loạt bài toán tích phân theo kiểu đánh đố cho học sinh giải. Học sinh Mỹ hướng nghiệp kỹ thuật có biết tích phân không? Biết và chỉ biết cái mà tôi kể ở trên rồi thực hành luôn còn giải toán kiểu đánh đố như học sinh Việt Nam thì học sinh Mỹ làm không được.

Học sinh Mỹ "dốt" Toán nhưng có thể phát minh sáng chế ngay từ khi chưa bước chân vào đại học còn học sinh Việt "giỏi" Toán nhưng học đến tận tiến sỹ vẫn không có nổi một bằng sáng chế vắt vai.

Từ cơ bản (là cái mà học sinh Việt "giỏi" nhất) tăng dần lên ta sẽ thấy hàng đống máy móc cơ khí – điện tử phức tạp đột nhiên trở nên dễ hiểu. Dễ hiểu đến mức học sinh phổ thông thôi cũng hiểu được, không cần kỹ sư hay tiến sỹ gì cả. Các bạn sẽ cảm thấy rất đau xót khi biết điều đó. Chúng ta học Toán không đúng cách, đánh đố lẫn nhau và dùng cái đánh đố ấy để chọn ra "người tài".

Người ta càng học lên cao, kiến thức phải học càng nhiều và phải biết dùng kiến thức nào vào việc gì. Còn ta, càng học lên cao học càng ít và khả năng vận dụng kiến thức gần như bằng không.

Steve Jobs, người sáng lập hãng Apple danh tiếng, năm 12 tuổi đã tự mình thiết kế máy đếm số tự động. Những học sinh như Steve Jobs, Mỹ có bao nhiêu và Việt Nam có bao nhiêu.

Phải có rất nhiều học sinh như Steve Jobs thì mới xuất hiện một người sáng lập hãng công nghệ như Apple, như Microsoft (có thể có rất nhiều hãng công nghệ như vậy được lập ra nhưng đã không tồn tại được vì đủ thứ lý do) chứ chỉ vài học sinh đơn lẻ là không có khả năng.

Nhiêu đó đủ biết chênh lệch giáo dục đào tạo giữa hai nước. Và, Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất có nền giáo dục như thế. Chúng ta đã xem mức học phí của các trường quốc tế rồi phải không?

Học phí quá cao, đúng không? Học phí cao ấy chỉ có một phần nhỏ dùng để trả lương cho thầy cô giáo, phần lớn để khấu hao các máy móc thiết bị cần thiết hỗ trợ cho việc dạy và học (đại loại như cái máy đo tích phân ở trên). 

                                                                                              Theo Vnexpress.net

                                                                                      (Tiến sĩ Lê Văn An sưu tầm)