Mấy ngày rồi không viết nổi một vần thơ
Để tặng các em, nhân ngày tạm biệt!
Lấy chữ ghép vần thôi, nói những lời tha thiết
Ba bốn năm trời chung một giảng đường xưa.
Con đò đưa em nay đã cập tới bờ
Mái tóc thầy cô đến giờ điểm bạc
Một nỗi nhớ vô bờ man mác
Nao nao lòng xao xuyến một hồn quê.
Các em ở trường luôn được chở che
Những tình cảm ấm nồng thầy cô giáo…
Mai ra trường mỗi người một nẻo
Bốn phương trời tìm cuộc sống mưu sinh!
Mong các em luôn nhớ tới gia đình
Nhớ thầy cô những ngày dạy dỗ
Nhớ bạn bè xưa tháng năm nào bỡ ngỡ
Nhớ Giảng đường Hà Tĩnh thân yêu…
Giờ chia tay không biết nói chi nhiều
Lòng bịn rịn chúc nhau điều mong ước
Thời gian ơi hãy xoay vòng chảy ngược
Cho nồng nàn hạnh phúc buổi chiều nay.
Nguyễn Khánh
(Mến tặng các em nhân ngày Tổng kết khóa học)
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục (GD) trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, góp phần GD học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình học sinh làm quen với âm nhạc từ lớp 1, 2 cho đến lớp 5 bắt đầu từ học một bài hát ngắn, sau đó là nghe nhạc, vận động âm nhạc, trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa.
Hoạt động âm nhạc tại trường tiểu học bao gồm các hoạt động lên lớp giúp trẻ hình thành một cơ sở dữ liệu cơ bản về các ca khúc thiếu nhi sôi động, phù hợp với sở thích, năng lực của các em. Dưới dạng sinh hoạt theo nhóm âm nhạc, học sinh được tự do lựa chọn, hình thành cho mình cách thể hiện riêng. Vì vậy âm nhạc giúp làm tăng giá trị về tinh thần, sự gợi mở của giai điệu, lời ca, nhịp điệu... giúp trẻ thực sự đắm chìm trong những ca từ trong sáng, hồn nhiên, từ đó có cách nhìn tươi đẹp về cuộc sống xung quanh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động như xây dựng chương trình âm nhạc giúp hình thành tư duy logic và tri thức cho trẻ. Bằng phương pháp trải nghiệm hoạt động âm nhạc, trẻ em dần bộc lộ khả năng, vai trò lãnh đạo, có kĩ năng thực hiện công tác tập thể. Một đứa trẻ được tham gia các câu lạc bộ âm nhạc, hoạt động biểu diễn âm nhạc một cách thường xuyên sẽ biết cách thể hiện vai trò và khả năng của mình trong mọi hoạt động và trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không được tham gia những hoạt động ngoại khóa.
Giáo dục phát triển trí tuệ ở đây không chỉ nói đến các em thông qua môn âm nhạc giúp các em tiếp cận tốt hơn các kiến thức về toán tiếng việt…. mà cao hơn rộng hơn nữa đó là sự tư duy,quan sát, nhận thức của mình.Tất cả nó hướng đến sự phát triển chung của não bộ của các em học sinh. Nghe nhạc rồi sau đó so sánh các âm thanh hay xác định đc ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm nhạc.
Cụ thể qua các bài hát: Lý cây xanh ( lớp 1). Với bài hát này yêu cầu các em học sinh biết hát và vỗ tay theo phách. sau khi cô giáo làm mẫu thì các em học sinh làm theo. Nhắc học sinh gõ phách phải thật đều đặn nhịp nhàng, không nhanh, không chậm. Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca sau đó là cách vỗ tay thể hiện theo tiết tấu lời ca, các em có thể đứng tại chỗ chỗ biểu diễn vừa hát, vừa nhún chân nhịp nhàng: Cái cây xanh xanh/Thì lá cũng xanh/Chim đậu trên cành/Chim hót líu lo/Líu lo là líu lo/Líu lo là líu lo.Bạn nào khá hơn có khả năng quan sát nhanh nhẹn thì biểu diễn trước lớp kết hợp gõ đệm thanh phách, trống nhỏ (theo nhạc đệm).
Qua bài hát này các em biết quan sát cách vỗ nhịp, lắng nghe lời bài hát các tiết tấu nhanh chậm, độ luyến láy ngân vang của giai điệu của cô để ghi nhớ và thực hiện lại. các em biết kết hợp giữa sự vận động cơ thể phù hợp nhịp nhàng: vỗ tay, nhún chân một cách nhịp nhàng…. Bài hát giúp kích thích não bộ rất tốt ở học sinh, giúp phát triển thị giác, thính giác, giáo dục hành vi thông qua các ca khúc, vận động âm nhạc. Ngoài ra giúp học sinh hình thành một cơ sở dữ liệu cơ bản về các ca khúc sôi động, phù hợp với sở thích, năng lực.
Hay bài hát Quốc ca việt nam ( lớp 3). Giáo viên giới thiệu cho các em biết được bài bát này được sử dụng trong lễ chào cờ, một nghi lễ của quốc gia việt nam.Ngay sau đó cho các em học thuộc lời bài hát. Kết hợp nghe mẫu bài hát để các em nắm được giai điệu. Với nhiều từ khá khó như “ xây xác quân thù” “ trường sa” “chiến trường”…giáo viên giải thích để học sinh nắm được ý nghĩa cơ bản , từ đó hiểu được nội dung và ý nghĩa bài hát mang lại. với giai điệu hùng hồn, bài hát chủ yếu sử dụng hoạt động nhóm hoặc tập thể lớp. vì vậy yêu cầu học sinh phải chú ý quan sát để phần trình bày của cả lớp được hoàn thiện hơn. Chia lớp thành 2 nhóm thể hiện bài hát .
Nhóm 1: “Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,”
Nhóm 2: Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.”
Qua bài hát quốc ca Việt Nam đã giúp các em biết được hoàn cảnh cũng như nội dung và giai điệu bài hát. Các em biết được niềm tự hào dân tộc, sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ để bảo vệ tổ quốc,lòng yêu nước của các em…các em làm quen với giai điệu hùng hồn hoành tráng với sự nghiêm trang khi thể hiện. nó khác hoàn toàn với những giai điệu và bài hát trước đây các em được học, các em có sự so sánh liên tưởng. Qua bài hát gv có thể hướng đến các em với những câu hỏi mở rộng: em có tự hào về đất nước mình ko, biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc, hay em thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào… đó là hiệu quả về mở rộng tri thức mà bài hát nói riêng cũng như âm nhạc nói chung đã mang lại.
Bài hát: Reo vang bình minh nhạc sỹ Lưu Hữu Phước . Bài hát với giai điệu trong sáng vui tươi, lời ca giàu hình ảnh. Bài hát như bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn hấp dẫn, giáo viên giúp các em nắm được giai điệu và lời bài hát.Đồng thời hướng dẫn các em biết ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ. Ví dụ:” Reo vang reo/ ca vang ca/ cất tiếng hát vang rừng xanh/ vang đồng. La bao la/ tươi xinh tươi/ ánh sáng tưng bừng hoa lá…”Biểu diễn bài hát tập thể kết hợp với sự vận động cơ thể, nhún theo nhịp và nghiêng người theo nhịp điệu. để phát huy tính sáng tạo của các giáo viên có thể mở rộng câu hỏi liên quan đến bài hát: em có thể tìm được những bài hát thiếu nhi chúng ta biết có viết về cảnh thiên nhiên. Qua đó học sinh phải tư duy nhớ lại những bài hát mình đã biết: đi học, niềm vui của em…Bài hát còn hướng các em đến tình yêu thiên nhiên quê hương cuộc sống và đất nước mình.
Âm nhạc đưa vào giảng dạy không phải với mục tiêu là đào tạo các em trở thành những ca sĩ tương lai, nhưng thông qua môn học hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt trang bị cho các em thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Thông qua các bài hát giúp khả năng nhận thức , phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh.
Hội thi “Sinh viên với an toàn giao thông” được Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức thường niên, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ và hành vi của sinh viên khi tham gia giao thông.
Tối ngày 12/1/2022, Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức Hội thi “Sinh viên với an toàn giao thông năm 2021”. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên năm 2021 phải tạm hoãn, đến nay mới tổ chức.
Tham gia hội thi có 6 đội: Khoa Nông nghiệp - Môi trường, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Khoa Sư phạm, Khoa Ngoại ngữ và Khoa Chính trị - Luật. Mỗi đội gồm 5 thành viên, trong đó 1 đội trưởng. Trong ảnh: Đại diện ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi.
Ở phần thi “Chào hỏi”, điểm tuyệt đối là 20, các đội thi phải giới thiệu về các thành viên và đơn vị tham dự hội thi, thời gian tối đa không quá 5 phút.
Ở phần thi “Hiểu biết về Luật giao thông”, các đội cùng nhau trả lời 10 câu hỏi bằng hình thức lựa chọn đáp án A, B, C, D (nội dung về Luật Giao thông đường bộ, hình huống giao thông, biển báo giao thông...); mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm, thời gian suy nghĩ mỗi câu hỏi là 10 giây.
Phần thi “Tiểu phẩm”, các đội trình bày 1 tiểu phẩm tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ qua các hoạt cảnh, hò vè, dân ca... Mỗi phần thi không quá 10 phút, tối đa 40 điểm.
Phần thi “Kỹ năng lái xe an toàn” được tổ chức vào chiều cùng ngày, điểm tối đa phần thi này là 20 điểm.
Trước đó, các bạn học sinh, sinh viên cũng được kỹ thuật viên Honda Phú Tài hướng dẫn các kỹ năng lái xe an toàn.
Kết thúc chương trình, BTC đã trao giải nhất cho đội Khoa Sư phạm...
...giải nhì cho đội Khoa Ngoại ngữ
Giải ba thuộc về đội Khoa Chính trị - Luật
Trao giải khuyến khích cho các đội: Khoa Nông nghiệp - Môi trường, Khoa Kỹ thuật Công nghệ và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
Hội thi “Sinh viên với an toàn giao thông” được Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức thường niên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông trong sinh viên; giúp sinh viên nâng cao nhận thức, gương mẫu, tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông...
(Nguồn: Baohatinh.vn)
Tác phẩm mới: Dòng sông ký ức
Thơ: Triệu Huệ Quân
Nhạc: Quốc Việt
Ca sĩ thể hiện: Quế Thương
https://www.youtube.com/watch?v=qgXStnjZnO8
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà vật lý, nhà toán học người Pháp. Năm 1637, trong 2 bài báo của mình, Descartes đã giới thiệu ý tưởng mới về việc xác định vị trí của một điểm hay vật thể trên một bề mặt bằng cách dùng hai trục giao nhau và phát triển sâu hơn khái niệm trên. Đây là đóng góp quan trọng của Descartes với toán học vì công trình này của ông là chiếc cầu nối gắn liền đại số và hình học Euclide, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành hình học giải tích, tích phân và khoa học bản đồ sau này.
Vì những đóng góp của ông cho hình học giải tích, tên của ông được đặt cho hệ trục tọa độ vuông góc, ở chương trình toán học bậc THPT thường gọi là "hệ trục tọa độ Oxy", "hệ trục tọa độ Oxyz" - các hệ tọa độ này có tên gọi chung là "hệ trục tọa độ Descartes vuông góc".
Gắn hệ trục tọa độ vào mặt phẳng, về bản chất là việc gắn 1 điểm trong mặt phẳng với 1 bộ số (a;b), do đó, có thể chuyểnviệc nghiên cứu các tính chất hình học trên mặt phẳng về nghiên cứu các tính chất trên tập hợp số tương ứng. Từ hệ trục tọa độ trong mặt phẳng với không gian 2 chiều, ta có thể thêm trục thứ 3 để mở rộng ra không gian 3 chiều, một cách tổng quát, có thể xây dựng hệ tọa độ n trục cho không gian n chiều tương ứng. Ngoài những đóng góp về mặt toán học, vật lý học, việc gắn hệ trục tọa độ vào không gian còn có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, nhiều tiện ích trong cuộc sống đều vận hành dựa trên 1 hệ tọa độ nào đó.
Hiện nay, việc di chuyển của con người hết sức dễ dàng, thuận lợi dù bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay đường biển. Tất cả đó đều nhờ vào hệ thống định vị toàn cầu GPS, mà hệ thống này được xây dựng dựa trên việc dựng hệ trục tọa độ Oxyz cố định gắn với trái đất, từ đó xác định tọa độ các điểm trên đó. Cụ thể, các điểm mặt đất được định vị GPS trong hệ tọa độ địa tâm xây dựng trên Elipxoid WGS-84. Hệ tọa độ có gốc tọa độ O là tâm trái đất, trục OX là đường thẳng nối tâm trái đất với giao điểm kinh tuyến gốc cắt đường xích đạo; trục OY vuông góc với OX, trục OZ trùng với trục quay trái đất và vuông góc với mặt phẳng XOY.
S = vectơ r - vectơ R
+) S là khoảng cách từ điểm định vị N đến vệ tinh V mà máy định vị GPS đo được.
+) Vectơ r là vectơ vị trí các vệ tinh trên quỹ đạo tại thời điểm t đã biết từ thông tin đạo hàng mà máy định vị thu được từ vệ tinh.
+) Vectơ R là vectơ vị trí các điểm cần định vị trên mặt đất tại thời điểm t nào đó.
Để định vị một điểm chính xác, ta cần 3 vệ tinh đo kết quả để lập và giải hệ bốn phương trình. Số phương trình lớn hơn bốn sẽ được giải theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất, vì vậy càng thu được tín hiệu của nhiều vệ tinh thì độ chính xác định vị càng cao.
Hệ định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) được Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai từ những năm 70 của thế kỷ 20. Ban đầu, hệ thống này được dùng cho mục đích quân sự, sau đó đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác. Với ưu điểm nổi bật như độ chính xác, mức độ tự động hóa cao, hiệu quả kinh tế lớn, khả năng ứng dụng ở mọi nơi, mọi lúc, trên đất liền, trên biển, trên không … nên công nghệ GPS đã đem lại cuộc cách mạng kỹ thuật sâu sắc trong nhiều lĩnh vực như: giao thông, đo đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, ... Ở Việt Nam, công nghệ GPS đã được nhập vào từ những năm 1990 và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong trắc địa công nghệ GPS đã được ứng dụng để thành lập lưới tọa độ liên lục địa, lưới tọa độ quốc gia cho đến đo vẽ chi tiết bản đồ.
Ngoài những lợi ích thiết thực do GPS mang lại, những lĩnh vực khác của đời sống cũng có sự đóng góp của hệ tọa độ. Chẳng hạn, gắn hệ trục tọa độ lập trình sự vận động, di chuyển cho máy móc công nghệ cao hoặc Robot. Ngày nay, một máy tính nhỏ được sử dụng làm bộ điều khiển trong máy công cụ nâng cao, máy gia công công nghệ cao và chương trình được kích hoạt từ bộ nhớ máy tính. Việc áp dụng ban đầu của điều khiển số là trong máy công cụ, cần phải kiểm soát vị trí của một dụng cụ cắt gọt liên quan đến các công việc là một phần gia công. Chương trình nâng cao đại diện cho tập hợp các lệnh gia công chi tiết, sản phẩm cụ thể. Các số được mã hóa trong chương trình là bộ số x – y – z - tọa độ trong hệ trục Descartes, dùng để xác định các vị trí khác nhau của dụng cụ cắt liên quan đến các thành phần làm việc. Bằng cách sắp xếp các vị trí này trong chương trình, máy công cụ sẽ được điều hướng để thực hiện gia công chi tiết. Hệ thống điều khiển phản hồi vị trí được sử dụng trong hầu hết các máy NC, máy CNC để xác minh rằng các lệnh được mã hóa đã được thực hiện một cách chính xác.
Hoặc để thực hiện việc gắp một vật trong không gian thì Robot cũng cần phải sử dụng hệ tọa độ để xác định tọa độ hiện tại của tay máy và tọa độ của vật cần gắp để tính toán quãng đường di chuyển. Khi Robot cần nội suy di chuyển theo đường thẳng, đường cong hay cung tròn thì một hệ tọa độ phải là bắt buộc cần để Robot có thể nội suy chính xác các trục của mình để di chuyển chính xác. Tuy nhiên, không phải tất cả các ứng dụng đều thực hiện trên hệ trục tọa độ Descartes Oxy hoặc Oxyz, tùy từng trường hợp ta có thể sử dụng các hệ trục tọa độ khác nhau hoặc cùng lúc thiết lập nhiều hệ tọa độ cho từng mục đích. Chẳng hạn, trong một Robot có các hệ tọa độ cơ bản sau:
- Tọa độ Base: tọa độ mặc định của mỗi Robot để xác định vị trí của nó và là tọa độ quy chiếu cho các hệ tọa độ khác, thông thường trong hệ tọa độ tâm được đặt tại chân của Robot và các hướng được xác định cố định theo quy ước của nhà sản xuất.
- Hệ tọa độ Tool: hệ tọa của công cụ mà Robot mang theo để thao tác làm việc vd: mỏ hàn, griper… tâm hệ tọa độ là điểm TCP(Tool Center Point). Robot sẽ dùng điểm TCP là điểm chuẩn để di chuyển nó trong không gian.
- Hệ tọa độ User: là hệ tọa độ của người dùng lập ra, có thể xác định vị trí của khu vực cần làm việc và các hướng di chuyển trong khu vực đó, giúp dễ dàng trong việc thao tác và lập trình Robot.
Khi đang học tập trên ghế nhà trường, không ít học sinh, sinh viên tự hỏi Toán học có ứng dụng gì trong cuộc sống mà chúng ta mất nhiều thời gian để học đến vậy. Hi vọng, bài viết này mang đến cho các em học sinh sinh viên một góc nhìn khác hơn về môn Toán!
(Sưu tầm và biên tập)