foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn đất trời nhưng chẳng còn tôi mãi...

Tuổi trẻ quả thật là không thể thắm lại, nên trong những năm tháng này, tôi đã cố gắng lưu lại thật nhiều kỉ niệm, học tập, làm việc và cống hiến thật nhiều để thanh xuân của mình trôi qua không vô nghĩa. Bây giờ đã là sinh viên năm 4, sắp sửa ra trường, nhìn lại hành trình 4 năm đại học, tôi thấy mình chưa thật sự xuất sắc so với các anh chị khóa trước, nhưng đã là phiên bản tốt của bản thân. Và thật vinh dự và may mắn khi những sự cố gắng ấy đã được đền đáp bằng cú đúp giải thưởng “Sao tháng Giêng” và danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” của Hội Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh năm nay. Chắc hẳn, đây là danh hiệu và giải thưởng cao quý nhất đối với một sinh viên như tôi, cũng là mơ ước, là mục đích cố gắng của nhiều bạn. Vì đó không chỉ là một danh hiệu, một giải thưởng mà còn là một dấu ấn đặc biệt của tuổi trẻ.

SV 1

SV Nguyễn Thị Hà Ly – Lớp 11 GDTH với "cú đúp"  giải thưởng "Sao tháng Giêng"  và danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"        

Tôi biết đến giải thưởng “Sao tháng Giêng” và danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” ngay từ những ngày đầu mới vào trường, và cũng từ đó, tôi coi đây là một trong những mục tiêu phấn đấu của mình trong những năm tháng học tại trường. Để đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cần phải hội đủ 5 yếu tố: học tập, đạo đức, thể lực, tình nguyện, hội nhập. Những yếu tố trên sẽ giúp sinh viên phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngoài việc cố gắng học tập để đạt kết quả cao, tôi còn đăng kí tham gia vào các câu lạc bộ như CLB TNQT, CLB hiến máu, tham gia các chiến dịch tình nguyện, các lớp Khởi nghiệp, các buổi toạ đàm về nhiều lĩnh vực,... Những điều đó đã giúp tôi có thêm nhiều kỹ năng, vốn sống và bồi dưỡng thêm nhiệt huyết tuổi trẻ.

SV 2

SV Nguyễn Thị Hà Ly nhận giải thưởng tại Lễ kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống HSSV và Hội Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2022)

Sau nhiều năm cố gắng, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị đi trước, sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên - Hội Sinh viên trường, tôi rất vinh dự khi đã 3 lần được nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và 2 lần được trao giải thưởng “Sao tháng Giêng”. Tôi rất vui mừng và tự hào khi những cố gắng của mình đã được ghi nhận bằng những giải thưởng, danh hiệu cao quý này. Nhưng không vì thế mà tôi cho phép bản thân mình dừng lại. Vì bây giờ với tôi, sự cố gắng không chỉ là để đạt được những danh hiệu này, mà để vươn xa hơn, đạt được những thành tựu lớn hơn. Cố gắng để tuổi trẻ của tôi không trôi qua một cách bình lặng, tầm thường.

SV 3 14 1 2022

Các sinh viên nhận giải thưởng "Sao tháng Giêng"  và danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"  tại Lễ kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống HSSV và Hội Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2022)

Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy cô giáo, cảm ơn Khoa Sư phạm đã cho em một môi trường thuận lợi để rèn luyện, tu dưỡng bản thân không chỉ về học tập mà còn trên nhiều phương diện khác. Những tri thức, những sự trải nghiệm đó sẽ là điều em trân quý và ghi nhớ suốt đời, bởi sau này, dù có làm gì đi nữa thì em cũng không thể có lại được. Cảm ơn các thầy cô giáo, cảm ơn khoa Sư phạm, cảm ơn trường Đại học Hà Tĩnh đã cho em một thời thanh xuân thật đẹp! Em sẽ chôn dấu những kỉ niệm này ở một góc nhỏ trong tim. Để sau này, ngồi bên tập giáo án, nhớ về những ngày xưa ấy sẽ không hối tiếc ...

    (Phát biểu của TS. Lê Văn An - Phó trưởng khoa Sư phạm tại Lễ khai giảng năm học 2021-2022, Trường Đại học Hà Tĩnh)

                Kính thưa quí vị đại biểu!

                Kính thưa lãnh đạo nhà trường!

                Kính thưa cán bộ, giảng viên, nhân viên cùng tất cả các em sinh viên thân mến!

               Trong bầu không khí long trọng, tươi vui, phấn khởi của buổi Lễ khai giảng năm học mới 2021 – 2022. Tôi rất vinh dự thay mặt tập thể giảng viên, nhân viên nhà trường nói lên cảm xúc của mình.

an 1 1

               Lễ khai giảng của chúng ta trong điều kiện vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19; những khó khăn hạn chế trong xu thế chung của Giáo dục Đại học, đặc biệt là những thách thức đặt ra cho khối các Trường Đại học địa phương mà trong đó có Đại học Hà Tĩnh. Tuy nhiên, năm học này chúng ta có được một niềm tin phấn khởi vì tình hình tuyển sinh có kết quả khả quan hơn 4 – 5 năm gần đây. Trong năm học này, những chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước và chính phủ dành cho hệ đào tạo giáo viên đã tạo nên sức thu hút của ngành Đào tạo sư phạm cả nước nói chung và Đại học Hà Tĩnh nói riêng. Nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường Đại học Hà Tĩnh là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Đại học cho cả nước nói chung và đặc biệt cho quê hương Hà Tĩnh nói riêng góp phần nhỏ bé của mình để thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Cụ thể với trách nhiệm bản thân là một giảng viên Khoa sư phạm sẽ góp phần đào tạo nên các thầy cô giáo cho ngành giáo dục Việt nam đặc biệt là Giáo dục Hà Tĩnh. Giảng viên chúng tôi nhận thức được sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính phủ dành cho hệ đào tạo giáo viên chính là sự quan tâm đến sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài của Đất nước. Với tư cách là người giảng viên bản thân luôn luôn tâm niệm rằng:

               +) Chúng tôi phải cập nhật được cho sinh viên được những tri thức mới, kỹ năng mới giúp hình thành sự tự tin, năng động, thích ứng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực. Câu nói đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt nhu cầu xã hội phải là sự tâm niệm thường xuyên trong mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường. Với ngành đào tạo giáo viên chúng tôi phải cập nhật cho sinh viên các tri thức Khoa học cơ bản, những thay đổi vũ bão của ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông Việt Nam. Đặc biệt là sinh viên phải được tiếp cận với chương trình Phổ thông mới 2018 để khi tốt nghiệp các em có thể thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của môi trường công việc.

               +) Nhiệm vụ của giảng viên Đại học không chỉ có giảng dạy mà còn là nhiệm vụ NCKH. Những nghiên cứu KH của giảng viên sẽ góp phần nhỏ sáng tạo tri thức mới cho xã hội, sáng tạo trí thức ứng dụng, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Những tri thức mới về Khoa học cơ bản, Khoa học Giáo dục sẽ góp phần cải tiến chất lượng Đào tạo, nâng cao chất lượng của Sinh viên Đại học Hà Tĩnh. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh covid kéo dài người giảng viên cần nghiên cứu cải tiến phương pháp truyền thụ bao gồm những phát hiện mới về phương pháp dạy học trực tiếp, trực tuyến và phương pháp tự học của Sinh viên.

               +) Người giảng viên còn có trách nhiệm phục vụ cộng đồng. Ở đây là trách nhiệm với quê hương Hà Tĩnh. Sự phát triển của Đại học Hà Tĩnh gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương Hà Tĩnh. Chúng tôi xác tín rằng sự tồn tại Đại học trên quê nhà chính từ trách nhiệm thiêng liêng đó. Ngoài ra, việc phục vụ cộng đồng còn gắn với những việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong đời sống, học tập và tâm sinh lý của các em sinh viên. Cán bộ, giảng viên, nhân viên phải cùng đồng hành cùng với sự trưởng thành mọi mặt cả tri thức và đạo đức của các em Sinh viên. 

                Các em sinh viên thân mến!

                Bước vào những ngày tháng của tuổi sinh viên các em sẽ gặp vô vàn thách thức mới. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời các em phải sống xa nhà tự lập. Các em phải làm quen với một phương pháp học tập mới: đó là biến quá trình học thành quá trình tự học, tự đào tạo. Các em sẽ không thể thụ động chiếm lĩnh tri thức mà còn phải chủ động tích cực trang bị trí thức mọi mặt, chuẩn bị hành trang nghề nghiệp cho bản thân. Các em hãy tin rằng dù còn rất nhiều khó khăn, gập ghềnh phía trước nhưng với sự quan tâm của BGH, các cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường các em sẽ ngày một trưởng thành hơn để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội. Thầy tin rằng một tương lai tốt đẹp sẽ mở ra cho các em.

                Cuối cùng thay mặt giảng viên và nhân viên nhà trường tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, BGH, các cấp lãnh đạo nhà trường, cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường dồi dào sức khỏe và chúc cho Nhà trường chúng ta sẽ có một năm học vượt qua mọi khó khăn, thử thách cố gắng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới!

                Xin trân trọng cám ơn!

Louis Pasteur được thế giới công nhận là cha đẻ của văcxin, song thực tế người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng là Edward Jenner, một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia Lon Don, Anh.

Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.

Trong tâm khảm nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur là cha đẻ của vắc xin vì ông quá nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh dại. Thực tế Pasteur không phải là cha đẻ của vắc xin mà công này thuộc về một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia Lon Don. Đó là Edward Jenner, người đã khẳng định hiệu quả của vắc xin trong phòng chống bệnh cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra “đế chế” vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.

Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các “mầm bệnh” gây nên sự truyền nhiễm.

danh minh 1 12 12

Edward Jenner

Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, châu Á. Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur mới phát hiện ra vi khuẩn.

Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh.

Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.

Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh “đậu bò“, tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là “đậu bò”. Từ đó bác sĩ luôn trăn trở: “Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người”.

Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.

Phương pháp “tiêm ngừa” của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành. Đây rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa. Dựa trên nguyên lý ấy, vị bác sĩ đã hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng với các công đoạn sau:

  • Bước một: Lấy ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh này.
  • Bước hai: Làm cho vi trùng yếu đi.
  • Bước ba: Tiêm các vi trùng này vào cơ thể người qua đường máu. Ông giải thích rằng những người được tiêm chủng sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh.

danh minh 2 12 12

Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới.

Jenner gọi phương pháp trên là “vaccination”, đây chính là nguồn gốc khai mở công cuộc tiêm vắc xin ở người phổ biến cho đến ngày nay. Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh đã mời ông tiêm cho binh chủng Hải quân hoàng gia, nhờ khả năng phòng bệnh hiệu quả, vị bác sĩ đã được ban thưởng rất hậu hĩnh. Hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra lệnh cho toàn bộ binh lính phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó Mỹ cũng áp dụng phương pháp này.

Thành công lớn nhất của Jenner là chinh phục được bệnh đậu mùa. Năm 1802, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa. Vị bác sĩ lần lượt được nữ hoàng Anh, Nga, hoàng đế Pháp, tổng thống Mỹ trao giải thưởng giá trị vì đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Sau đó Jenner được mời vào làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Tại các quốc gia hùng cường như Anh, Pháp, Italy… người ta đã đúc tượng của ông để tưởng nhớ và ghi ơn.

Ngày 16/1/1823, Jenner trút hơi thở cuối cùng do tai biến mạch máu não. Chính phủ Anh xin được chôn cất thi hài ông ở Tu viện Westminster, nơi an nghỉ những người con ưu tú của nước Anh và cả nhân loại. Người ta gọi ông là “bác sĩ tài ba bất tử của nhân loại” và “cha đẻ của vắc xin” đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y học dự phòng thế giới.

Theo VnExpress

1. Văn bản mang trong nó những thông tin khác nhau để thực hiện chức năng giao tiếp. Các loại hình văn bản thuộc những phong cách chức năng khác nhau, sẽ có những đặc trưng riêng trong việc tạo lập và truyền tải thông tin. Các loại văn bản như: văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản báo chí… nội dung giao tiếp được biểu đạt một cách tường minh, ý định giao tiếp được truyền tải rõ ràng. Văn bản nghệ thuật là loại hình văn bản có tính đặc thù, từ cách tạo lập đến cách tiếp nhận, khám phá nội dung. Khác với các loại văn bản vừa nêu, nội dung của văn bản thuộc phong cách nghệ thuật được “ẩn chứa” sau những hình ảnh, hình tượng, cấu trúc…

Để lĩnh hội nội dung văn bản nghệ thuật, người tiếp  nhận phải “giải mã hệ thống tín hiệu thứ nhất”, “tín hiệu nghệ thuật” và “chuyển mã” hệ thống tín hiệu đó bằng tín “hiệu thứ hai”, tín hiệu thứ hai chính là nội dung giao tiếp của văn bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày vai trò của “từ khóa” trong việc khám phá nội dung văn bản nghệ thuật.

2. Chúng ta biết rằng, tác phẩm văn học là một hình thức giao tiếp đặc biệt, ở đó những tâm tình, ý định, thông điệp của tác giả được gửi gắm sau lớp từ ngữ mang tính hình tượng - cảm xúc.

Với người tạo lập văn bản, việc lựa chọn được những hình ảnh, hình tượng phù hợp để mang thông điệp cần giao tiếp sẽ quyết định sự thành công của một tác phẩm. Hình tượng càng độc đáo thì hiệu quả truyền thông điệp càng cao, nó tạo ra phong cách riêng cho từng tác giả. Hình tượng ở các loại hình văn học có những điểm khác nhau. Trong thơ ca dân gian,  những hình ảnh mộc mạc, gần gũi với đời sống được các tác giả ưu tiên lựa chọn. Những hình ảnh như: thuyền, bến, cây đa, giếng nước, mái đình, mận, đào, tấm lụa, cái yếm đào,…được sử dụng phổ biến. Với văn học viết, các hình ảnh, hình tượng được các tác giả sáng tạo phong phú hơn, phản ánh nhiều chiều kích về cuộc sống, tâm hồn của con người.

Về phía người tiếp nhận, để hiểu được nội dung của văn bản nghệ thuật, thì năng lực giải mã các hình ảnh, hình tượng là yếu tố quyết định. Do vậy, việc rèn luyện khả năng phản xạ khi tiếp xúc với các hình tượng văn học là chìa khóa để phân tích tác phẩm.

Có nhiều cách thức để người đọc có được phản xạ phù hợp khi tiếp nhận một tác phẩm thi ca, nhưng dù là cách thức nào thì mục đích cuối cùng vẫn là đưa ra được một “phán đoán” có sức thuyết phục về nội dung của tác phẩm. Chúng tôi nhận thấy, cách thức khám phá nội dung của một văn bản nghệ thuật bằng việc tìm “từ khóa”  có nhiều ưu điểm, không chỉ hỗ trợ tốt trong việc lĩnh hội nội dung tác phẩm, mà còn rèn luyện năng lực tư duy cho người học nhất là học sinh phổ thông.

Có thể nhận thấy cách thức dạy và học văn hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại, nhất là là hình thức dạy văn theo hướng truyền thụ kiến thức,dạy văn theo mẫu, viết văn theo mẫu. Đã đến lúc hình thức dạy văn theo kiểu cô A, thầy B giảng hay, truyền cảm…không nên được cổ vũ. Thay vào đó, một giờ dạy học văn sẽ được đánh giá ở năng lực tổ chức,  định hướng của giáo viên, nhằm giúp các em học sinh phát huy năng lực tư duy khi tiếp nhận một tác phẩm văn học.

Một trong những năng lực tổ chức quan trọng đối với một giờ dạy văn, là năng lực thiết kế các câu hỏi định hướng học bài. Hình thức dạy học theo hướng đặt câu hỏi đã được đề cập từ lâu, đã có chủ trương triển khai. Tuy vây, việc đặt câu hỏi như là phương pháp khoa học để tổ chức dạy học văn thì không nhiều giáo viên thực hiện tốt. Giáo viên dạy văn đa phần truyền thụ nội dung tác phẩm theo mô đã định sẵn. Khi lên lớp, chủ yếu đưa ra các phân tích, để bảo vệ nội dung đó, giáo viên giống một thuyết trình viên hơn là người tổ chức dạy học. Hệ quả của việc dạy học này khiến học sinh trở nên thụ động trong học tập, những hoat động của các em trong giờ học, về cơ bản chỉ phụ họa cho chương trình truyền thụ của giáo viên. Để khắc phục vấn đề này, giáo viên phải biết đặt học sinh vào vị trí trung tâm, mà việc tổ chức dạy học theo hình thức đặt câu hỏi là giải pháp then chốt. Khi đặt các câu hỏi là chúng ta đặt các em trở thành chủ thể sáng tạo trong việc tiếp  nhận tác phẩm. Theo đó, tổ chức một giờ dạy học văn sẽ có những dạng câu hỏi khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc đặt câu hỏi nhằm tìm “từ khóa” và vai trò của “từ khóa” trong việc khái quát nội dung toàn văn bản.

Xin dẫn bài thơ Thương Vợ của Tú Xương để minh họa: “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quảng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông/ Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công/ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không”. Chúng tôi đã xem phần hướng dẫn học bài của sách giáo khoa và nhận thấy, những câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK là không nhiều giá trị. Các câu hỏi đặt ra trong SGK chưa đáp ứng được định hướng “mở khóa” để đi vào tác phẩm. Theo chúng tôi, cần đặt ra những bộ câu hỏi cụ thể, để học sinh có thể chủ động khám phá nội dung cũng như các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm. Bộ câu hỏi để lĩnh hội nội dung có thể theo trình tự sau:

Câu hỏi 1. Bài thơ viết về vấn đề gì? Câu trả lời tiềm tàng của học sinh là:  Bài thơ viết về cuộc sống vất vả của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Câu hỏi 2. Cuộc sống vất vả của người vợ được tác giả viết thế nào? Câu trả lời tiềm tàng của học sinh: Tác giả đã khắc họa một cách đạm nét sự vất vả của người vợ như quanh năm phải tần tảo buôn bán ở cái chợ tạm.

Câu hỏi 3. Vì sao người vợ lại phải lặn lội vất vả như vậy? Câu trả lời tiềm tàng: Để nuôi sống gia đình mình gồm năm con vơi cả chồng.

Câu hỏi 4. Vì sao người chồng lại để vợ mình vất vả như vậy? Có phải ông không thương vợ? Đây chính là câu hỏi trọng tâm, câu hỏi bản lề. Câu hỏi này học sinh phải tư duy nhằm đưa ra được cách giải thích phù hợp. Câu trả lời tiềm tàng: Tác giả rất thương vợ bằng chứng là ông đã đặt tên cho bài thơ này là Thương Vợ.

Câu hỏi 5. Nếu thương vợ sao ông không làm gì để san sẻ gánh nặng với vợ, có phải ông lười biếng? Câu hỏi này đòi hỏi năng lực lập luận của học sinh, học sinh phải tìm được những lí lẽ để bảo vệ câu trả lời trước đó là tác giả thương vợ. Câu trả lời tiềm tàng: tác giả thương vợ nhưng không thể làm gì để thể hiện tình thương nó, tác giả đang rơi vào sự bế tắc.

Câu hỏi 6. Nguyên nhân tạo tạo ra sự bế tắc đó? Câu trả lời tiềm tàng: Do xã hội phong kiến thối nát, không tạo ra được điều kiện cho những người trí thức như Tú Xương có thể làm việc để trang trải cho bản thân và chăm lo cho gia đình mình.

Câu hỏi 7. Sống trong hoàn cảnh như vậy, tác giả hài lòng, có vui vẻ, hay hạnh phúc hay không?  Câu trả lời tiềm tàng là Không.

Câu hỏi 8. Tâm trạng của tác giả như thế nào khi phải sống trong một thực trạng như vậy? Câu trả lời tiềm tàng: Tác giả buồn, chua xót, bế tắc, bi kịch khi rơi vào hoàn cảnh sống như vậy.

Câu hỏi 8. Sau khi xem xét các khía cạnh mà các câu hỏi vừa rồi đặt ra, em có ý kiến gì bổ sung về nội dung của tác phẩm, so với nội dung các bạn đã trả lời ở câu hỏi 1? Câu trả lời tiềm tàng: bằng việc khắc họa hình ảnh người vợ tảo tần vất vả để nuôi sống gia đình, nhất là nuôi sống mình, tác giả thể hiện tâm sự buồn, chua xót, bế tắc, bi kịch. Qua đó, chúng ta thấy được bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến Việt Nam vào giai đoạn suy thoái.

Như vậy có thể thấy những từ như: buồn, chua xót, bế tắc, bi kịch là những “từ khóa” khái quát nội dung giao của tác phẩm. Nội dung bài thơ là sự truyền tải thông điệp giao tiếp về sự buồn chán, chua xót, bế tắc, bi kịch của những trí thức như Tú Xương sống vào giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn. Đó là nội dung người tiếp nhận cần lĩnh hội. Còn việc khắc họa hình ảnh một người vợ tảo tần vất vả… đã trở nên quá rõ ràng, là hình tượng nghệ thuật, là “hệ thống tín hiệu thứ nhất”. Điều đó, không cần sách giáo khoa soạn lại, càng không cần giáo viên dạy lại, vì chỉ cần một học sinh lớp 5, có nhận thức bình thường, khi đọc văn bản thơ này, cũng không quá khó khăn để nhận biết được tín hiệu thứ nhất đó.

Khám phá ngôn văn bản nghệ thuật, buộc chúng ta phải hướng đến điều mà nhà văn Nam Cao đã đặt là “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Lẽ dĩ nhiên, mọi khám phá phải lập luận từ chính hình tượng nghệ thuật trong văn bản, chứ không phải suy đoán một cách tùy tiện.

3. Lĩnh hội văn bản nghệ thuật đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo. Người tiếp nhận phải có kỹ năng giải mã các hình ảnh, hình tượng nghệ thuật, đồng thời, phải có năng lực khái quát hóa các chi tiết, từ đó đưa ra những kết luận phù hợp trên cơ sở tôn trọng văn bản và xuất phát từ văn bản. Với học sinh phổ thông, việc rèn luyện cho các em thói quen lập luận logic, để tự khám phá nội dung của các tác phẩm nghệ thuật là điều rất cần thiết. Việc học, trong nhiều trường hợp, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, mà cái cần và quan trọng hơn là giúp người học có được kinh nghiệm về điều mình học, để các em tiến tới tự mình trãi nghiệm trong cuộc sống.

Với các môn khoa học xã hội, nhất là môn Ngữ Văn, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở việc giảng giải, để học sinh nhớ những nội dung của một số văn bản nghệ thuật trong SGK, nhằm ứng phó với các kỳ thi sẽ khiến môn học này ngày càng mất đi giá trị. Muốn học sinh không nhàm chán khi học Ngữ Văn, giáo viên phải có sự sáng tạo, lấy người học làm trung tâm. Một trong những giải pháp mà bài viết này đã đặt ra, là việc thiết kế các câu hỏi học bài, nhất là những câu hỏi hướng học sinh tìm kiếm “từ khóa” phù hợp nhằm khái quát nội dung văn bản.  Các câu hỏi phải khoa học, logic, để học sinh tham gia tích cực trong việc khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Arixtôt (1970), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa – Nghệ thuật.
  2. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
  3. C. Mác, F. Ăngghen, V.I. Lênin (1962), Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật.
  4. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng – ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, "Ngôn ngữ".
  5. Hà Minh Đức (chủ biên) (2008), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

       6. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TT

Họ và tên

Học hàm học vị

Chuyên ngành

Điện thoại - Email

Ghi chú

1

Lê Đức Minh

TS.GVC

Hóa học

 0985020384 - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

Tổ trưởng

2

Tống Cẩm Lệ

ThS.GVC

Hóa học

 0975536318 - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 P. Tổ trưởng

3

Đậu Thị Kim Quyên ThS.GVC Hóa học  0915082242 - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

4

Nguyễn Văn Ái

TS.GVC Vật lý  

 0917438788 - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

 
5 Lê Minh Quân  ThS.GV Vật lý 0944900109 - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.