foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Dù mới được phát hành vào ngày 30/11/2022, nhưng ChatGPT nhanh chóng trở thành hiện tượng công nghệ gây sốt trên toàn cầu. Đây là sản phẩm tiếp theo từ GPT-3.5 của Công ty OpenAI LP. 
Nhưng không giống như các lần lặp lại trước đây của cái gọi là "mô hình ngôn ngữ lớn", chẳng hạn như GPT-3 của OpenAI, ra mắt vào năm 2020, công cụ ChatGPT có sẵn miễn phí cho bất kỳ ai có kết nối internet và được thiết kế để thân thiện hơn với người dùng. ChatGPT là công cụ có thể làm được khá nhiều việc ở nhiều lĩnh vực như có thể trò chuyện, tạo văn bản theo yêu cầu và thậm chí tạo ra những hình ảnh và video mới lạ dựa trên những gì nó đã học được từ nguồn dữ liệu khổng lồ trên mạng. Nó hoạt động giống như một cuộc đối thoại bằng văn bản giữa hệ thống AI và người đặt câu hỏi cho nó.
ChatGPT nhanh chóng đạt mốc 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày ra mắt so với các công nghệ khác phải mất hàng tháng mặc dù các yêu cầu đăng ký người dùng miễn phí nhưng giới hạn chỉ cho một số nước dựa trên xác thực tin nhắn SMS. Trong đợt ưu tiên này, người dùng số điện thoại ở Việt Nam không có trong danh sách sử dụng ChatGPT.
Được biết, hiện nay người dùng Việt Nam muốn sử dụng ChatGPT cần mượn điện thoại cố định như ở US để tạo tài khoản hoặc mua dịch vụ SMSpool để cung cấp xác thực điện thoại quốc tế chẳng hạn. Khi đã được xác thực và sử dụng được, ChatGPT hỗ trợ tương tác bằng cả tiếng Việt như làm thơ làm văn và trả lời. Dĩ nhiên, hiện nay nguồn dữ liệu tiếng Việt trên ChatGPT ít hơn tiếng Anh. 
ChatGPT là một chatbot xây dựng để tương tác chat bằng cách trả lời các câu hỏi dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ lớn và máy học và tự học tăng cường dựa trên dữ liệu đầu vào là Internet. Mô hình này được đào tạo bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu từ Internet tính tới năm 2021 bao gồm 570 GB dữ liệu khổng lồ lấy từ sách, wikipedia, bài báo nghiên cứu, văn bản web, trang web và các dạng nội dung và bài viết khác trên mạng cỡ khoảng 300 tỷ từ đã được đưa vào hệ thống. 
Là một hệ thống ngôn ngữ lớn, mô hình này hoạt động dựa trên lý thuyết xác suất. Do đó, nó có thể dự đoán từ tiếp theo hoặc dấu nhắc trong câu. Và mô hình trải qua giai đoạn thử nghiệm có giám sát và nó tự hoàn thiện mình khả năng thông minh hơn.
Hiểu đơn giản Chat là công cụ giao tiếp tương tác còn Bot là phần mềm chạy viết theo thuật toán phục vụ một mục đích do con người tạo ra. 
Sự bùng nổ của ChatGPT khiến nhiều người cho rằng, công cụ công nghệ mới này đang có bước chạy đà hoàn toàn để thay thế Google Search trong tương lai, một công cụ tìm kiếm vốn đã quá phổ biến trong gần 2 thập kỷ qua. ChatGPT có thể dễ dàng thay thế vị trí số 1 của Google.
 thai hoa 10 2 1
1. ChatGPT có phải là mối đe dọa đối với giáo dục?
Có một số cảnh báo ChatGPT sẽ gây ra tình trạng đạo văn. Bởi hiện nay, một số sinh viên đã sử dụng công nghệ này để cho ra đời những bài luận mang tính học thuật một cách hoàn hảo. Nó đang dần trở thành một "kẻ viết hộ" hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Cũng như sự bành trướng của trí tuệ nhân tạo sẽ khiến các trường đại học có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp phần mềm và hệ thống AI, nhiều sinh viên cũng đang học cách sử dụng AI nhanh hơn cả giáo viên để có thể bắt kịp được xu hướng phát triển của thời đại.
Chúng ta đang lường trước được một "kịch bản kinh dị" có thể xảy ra khi giáo viên cho rằng những bài tập hoàn hảo mà sinh viên nộp là do những người thầy đã hoàn thành xuất sắc công việc giảng dạy, trong khi thực tế lại là sản phẩm của ChatGPT hoặc một hệ thống công nghệ tương tự.
Việc học tập của sinh viên có thể bị ảnh hưởng xấu khi phần đông bắt đầu phụ thuộc vào công nghệ. Nếu sinh viên không học cách tự viết luận và thường xuyên sử dụng ChatGPT thì sẽ nảy sinh sự lười biếng và kém cỏi.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quá ít dữ liệu để đánh giá thực hư của những lo ngại trên vì ChatGPT mới chỉ ra mắt được hai tháng.
2. Chatbot AI có thể hỗ trợ sinh viên như thế nào?
Ngày càng nhiều trường học áp dụng Chatbot vào các nền tảng tương tác online với học sinh và phụ huynh. Nó có thể hỗ trợ sinh viên chẳng hạn như:
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Chatbot có thể điều chỉnh nội dung giao tiếp ứng với từng ngành học cụ thể. Các sinh viên trong một trường đại học nhưng thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau được tương tác với chatbot cài đặt cá nhân hóa điều chỉnh để giao tiếp hiệu quả. Ví dụ: với ngành học ngôn ngữ Anh, chatbot có thể được điều chỉnh ngôn ngữ riêng cho sinh viên ngành này, khác với những ngành khác.
Từ vựng và phong cách giao tiếp của Chatbots có khả năng điều chỉnh để phù hợp với trẻ 10 tuổi hoặc người trưởng thành trên 30 tuổi. Khi công nghệ ngày càng phát triển, các chatbot sẽ thông mình hơn, trở nên thích nghi và tự học các từ vựng, mẫu câu mới. Các tổ chức giáo dục sẽ có thể tùy chỉnh chatbot của họ tương ứng với mọi sinh viên.
Tương tác nhanh chóng: Việc tương tác với các học viên trong lớp học trở nên khó khăn hơn khi giảng viên ở một trường có thể có hàng trăm sinh viên ở các lớp khác nhau và họ chỉ có đủ thời gian cho công việc giảng dạy. Khi những sinh viên này có câu hỏi ngoài giờ, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm giáo viên để có câu trả lời. Các giáo viên quá bận rộn với các bài chấm điểm và lên kế hoạch cho các bài giảng tiếp theo và không thể liên tục trả lời các câu hỏi của hàng trăm sinh viên.
Đây chính là lý do chatbot ứng dụng vào ngành giáo dục. Hệ thống có thể đồng thời tương tác với hàng trăm học sinh, sinh viên nhanh chóng, thuận tiện. Bot cùng cấp câu trả lời về lịch học hay về chủ đề lớp học. Tất cả những gì sinh viên phải làm là nhập câu hỏi của họ và chatbot sẽ trả lời trong vòng vài giây với thông tin có giá trị. Và nếu chatbot không biết câu trả lời cho truy vấn, nó sẽ yêu cầu giáo viên trả lời. Chatbot sau đó học hỏi từ phản hồi này và có thể sử dụng nó cho các truy vấn tương tự trong tương lai.
 thai hoa 10 2 2
Phân tích dữ liệu: Các giáo viên thường chỉ được nghe những gì sinh viên dễ nói trực tiếp nhất. Họ không hiểu hết được những khó khăn mà đa số sinh viên của họ đang phải đối mặt. Với chatbots, giáo viên có thể xem lịch sử trò chuyện, cho phép họ xác định các lĩnh vực mà họ có thể muốn giảng dạy chuyên sâu hơn trong lớp. Ngoài ra, họ có thể xem các câu hỏi mà chatbot không thể trả lời hiệu quả, sau đó liên hệ với từng sinh viên để cung cấp câu trả lời chính xác hơn hoặc chuyên sâu hơn.
3. Trí tuệ nhân tạo không phải là trí thông minh toàn diện
ChatGPT không hiểu những từ ngữ mà nó viết trong những sản phẩm nó tạo ra. Nó giống như một con vẹt được đặt trong văn phòng của một vị giáo sư, chỉ biết lắng nghe các cuộc trò chuyện và bắt chước lại chúng. Một chatbot AI chỉ xử lý và trình bày ngôn ngữ cũng như dữ kiện mà nó đã được cung cấp sẵn. Và điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau.
Vì vậy, cũng như các công nghệ AI khác, con người vẫn cần phải xem xét và chỉnh sửa lại các văn bản do AI tạo ra. Việc chỉnh sửa đó thường phức tạp và đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.
Các chuyên gia AI cho biết công nghệ này sẽ không biến mất và việc thích ứng với ChatGPT sẽ là một thách thức đối với việc giảng dạy, đồng thời nó cũng có thể là cơ hội để các trường đại học cải thiện trình độ dạy và học.