foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Việc vận dụng thành tố mới trong hoạt động nhóm khi dạy học môn Toán đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết vì hình thức học này là đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp của việc vận dụng các thành tố mới vào việc dạy môn toán lớp 4,5.

           1. Biện pháp 1:  Phát huy tối đa hiệu quả quá trình dạy học theo nhóm bằng các kĩ năng tổ chức nhóm của giáo viên

           Hoạt động nhóm trong dạy học môn Toán có hiệu quả hay không ngoài sự nổ lực cố gắng của học sinh, sự tương tác của các thành viên trong nhóm  thì rất cần sự hướng dẫn của người giáo viên. Nếu giáo viên biết lựa chọn, biết

phối hợp với học sinh thì chắc chắn việc học theo nhóm sẽ có nhiều tác dụng.

           1.1. Cách chia nhóm hiệu quả

            Muốn quá trình học tập theo nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên giáo viên cần lưu ý đó là việc phân chia nhóm các nhóm sao cho phù hợp. Bởi lẻ, về mặt hình thức tổ chức lớp học thì học sinh sẽ được sắp xếp ngồi học theo các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 em. Trong nhóm, các em tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách cộng hưởng và bổ trợ cho nhau.

           Ví dụ: Tình huống có bạn tiến độ học tập chậm thì nhóm xử lý thế nào? Tình huống bạn làm bài sai, làm bài cẩu thả … nhóm xử lý thế nào? Tình huống tranh luận về mộ vấn đề khó?…

           Sau khi học sinh được tập huấn và làm quen với nhóm có đủ mọi đối tượng học sinh thì những lần sau dù GV chia nhóm theo hình thức nào thì học sinh cũng không có gì khó khăn, bỡ ngỡ.

           1.2. Cách định hướng và lựa chọn nhóm trưởng

           Người giáo viên cần xác định: Nhóm trưởng là một thành phần vô cùng quan trọng trong một nhóm, được xem là “hạt nhân” của nhóm học tập. Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ. Một nhóm trưởng có năng lực là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm.

           Cách lựa chọn nhóm trưởng của tôi như sau: Trong giai đoạn đầu năm học, những bạn  chọn làm nhóm trưởng thường là những học sinh khá, giỏi, có khả năng điều hành và quản lí nhóm tốt. Tuy nhiên, nếu cố định học sinh này sẽ dễ dẫn đến hoạt động của nhóm là hoạt động của chính nhóm trưởng, không có cơ hội cho các em khác tham gia hoạt động. Bởi vậy, tùy theo giai đoạn của quá trình học tập mà có thể chỉ định học sinh làm nhóm trưởng hoặc tổ chức cho học sinh bình bầu một cách khách quan và dân chủ nhất. Và quá trình bình bầu, giáo viên cần nêu ra các tiêu chí cụ thể để học sinh dựa vào đó tiến hành chính xác nhất. Đồng thời, học sinh cũng sẽ lấy những tiêu chí đó làm hướng phấn đấu trong quá trình học tập để có trở tân nhóm trưởng của nhóm.

            Đối với từng môn học, từng thời điểm và năng lực của học sinh mà giáo

viên cần lựa chọn các thành viên làm nhóm trưởng cho phù hợp. Giáo viên nên hạn chế việc chỉ để một học sinh đảm nhận vai trò nhóm trưởng xuyên suốt một năm học, hoặc để một học sinh học tốt nhất làm nhóm trưởng tất cả các môn học trong chương trình. Có thể một học sinh học chưa tốt môn Toán, nhưng em lại vẽ rất đẹp thì tôi để học sinh đó làm nhóm trưởng môn Mỹ thuật, từ đó có cơ sở khuyến khích các em phấn đấu ngày càng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Và điểu cần lưu ý đặc biệt hơn cả, ở mỗi học sinh, nhất là học sinh tiểu học, việc khuyến khích, động viên các em luôn là một phương pháp hữu hiệu nhất để các em cố gắng và phấn đấu không ngừng, bởi lẽ đó, nếu sự cố gắng của các em được giáo viên công nhận dủ chỉ là nhỏ nhất thì điều đó sẽ là động lực để các em cố gắng nhiều hơn.

           1.3. Cách tập huấn cho nhóm trưởng thực hiện nhiệm vụ

           Vì nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập của nhóm nên tôi xác định ngay từ đầu là cần tập huấn cho nhóm trưởng thực hiện nhiệm vụ một cách kĩ càng.

           Cách tập huấn cho nhóm trưởng thực hiện nhiệm vụ như sau:

           + Hướng dẫn cho bản thân nhóm trưởng xác định vai trò của mình trong nhóm. Đó là vai trò, trách nhiệm điều hành mọi hoạt động học tập của nhóm.

           + Hướng dẫn nhóm trưởng xác định nhiệm vụ của từng hoạt động học tập: Muốn xác định đúng nhiệm vụ cần bám vào yêu cầu của hoạt động học tập đó. Bởi vậy tôi thường tập huấn cho nhóm trưởng theo dạng bài.

          Ví dụ: Hoạt động học tập này yêu cầu chúng ta làm gì? Mức độ yêu cầu khó hay dễ? Phân công nhiệm vụ cụ thể ra sao?.

          + Hướng dẫn nhóm điều hành hoạt động trong nhóm: Tôi hướng dẫn nhóm trưởng thực hiện các bước như sau:

           Làm việc cá nhân:

           - Đưa câu lệnh yêu cầu nhóm làm việc cá nhân.

           - Nhóm trưởng vừa làm bài của mình vừa có ý quan sát xem các bạn có tự giác làm bài không? Có bạn nào vướng mắc gì không? Có bạn nào thờ ơ không thực hiện… thì nhóm trưởng nhắc nhở hoặc hỗ trợ.

           Làm việc cặp đôi:

           - Nhóm trưởng đưa câu lệnh cho nhóm chuyển sang hoạt động cặp đôi.

           - Có thể phân công cặp đôi cho các bạn thực hiện.

           - Lưu ý tùy từng dạng bài mà nhóm trưởng yêu cầu các cặp đôi đổi vở hay đọc bài cho bạn nghe hay hỏi đáp nhau…

          Ví dụ: Các hoạt động giải các bài toán có nhiều phép tính phức tạp,.. cần đổi vở để kiểm tra cho nhau sẽ hiệu quả hơn.

           Làm việc nhóm lớn: Hướng dẫn nhóm trưởng thực hiện các bước như sau:

           - Nhóm trưởng đưa câu lệnh cho nhóm chuyển sang hoạt động nhóm lớn.

           - Yêu cầu 1 cặp trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

           - Đặt ra một số câu hỏi xoay quanh dạng bài,  nội dung của hoạt động học tập đó để các bạn trong nhóm giải thích nhằm kiểm chứng lại sản phẩm học tập đó có phải là của chính các bạn không…

          Ví dụ: Yêu cầu nêu lại cách làm hoặc yêu cầu giải thích vì sao kết quả  lại như thế? Hoặc với dạng bài này chúng ta nên làm thế nào?…

           Khi không còn bạn nào trong nhóm có ý kiến, nhóm trưởng chốt lại kết quả sản phẩm chung của nhóm, báo cáo thầy cô.

           Ví dụ: Dạy bài Diện tích hình tam giác –Toán 5

           Giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức theo nhóm với các bước:

         * Nhóm trưởng nêu tình huống: Làm thế nào để tính được diện tích

hình tam giác ?

         * Nhóm trưởng tổ chức cho các cá nhân bộc lộ ý tưởng của mình, đưa

ra các phương án để tính (theo suy nghĩ ban đầu của các em).

         * Nhóm trưởng tổ chức, gợi ý cho các thành viên thực hành cắt ghép

hình tam giác thành hình chữ nhật để tính diện tích.

         * Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trình bày trong nhóm tìm

ra cách tính diện tích.

        * Cả nhóm thống nhất kết quả, rút ra quy tắc và công thức tính.

           1.4. Cách hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện

           - GV hướng dẫn HS hiểu nguyên tắc làm việc trong nhóm. Đó là: Tôn trọng sự tổ chức, điều hành của nhóm trưởng, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số.

           - Khi nhóm trưởng đã có câu lệnh cho nhóm, các cá nhân phải tự giác thực hiện theo. Cụ thể:

           Khi có câu lệnh làm việc cá nhân:

           + Cá nhân phải tự giác đọc yêu cầu, tự suy nghĩ tìm tòi thực hiện yêu cầu.

           + Nếu thấy khó khăn, hỏi bạn bên cạnh trợ giúp.

           + Bạn bên cạnh không trợ giúp được thì nhờ đến nhóm trưởng hoặc thầy cô.

           Khi có câu lệnh làm việc cặp đôi:

           + Các cá nhân phải nhanh chóng thực hiện theo yêu cầu (Đổi vởi, hỏi đáp,..

           + Nhận xét bài cho bạn, nhớ nêu rõ phần nào đúng, phần nào sai.

           + Giúp bạn sửa sai nếu có. Tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn HS cách giúp bạn sửa sai. Đó là: Yêu cầu bạn đọc laị đầu bài, suy nghĩ tính toán lại để phát hiện mình sai ở bước nào? Tuyệt đối không được đọc kết quả đúng cho bạn viết luôn vào vở.

           Khi có câu lệnh làm việc nhóm lớn:

           + Các cá nhân phải lắng nghe bạn trình bày để phát hiện những điểm bài mình giống bạn, những điểm bài mình khác bạn để chia sẻ, trao đổi.

           + Tích cực đặt ra những câu hỏi xoay quanh nội dung hoạt động để hiểu rõ hơn, chắc hơn.

           + Lắng nghe nhóm trưởng chốt lại kết quả hoạt động của nhóm để đối chiếu với bài mình một lần nữa.

           1.5. Cách hướng dẫn các nhóm trong lớp tương tác lẫn nhau

           - Trong một lớp học bao giờ cũng có các đối tượng học tập ở các mức độ khác nhau. Dạy học theo mô hình trường học mới đòi hỏi phát huy được năng lực của từng học sinh, cá thể hóa các đối tượng học sinh. Vì vậy, GV cũng luôn quan tâm đến tiến độ học tập của các nhóm và tổ chức cho các nhóm tương tác lẫn nhau.

           - Để việc tương tác giữa các nhóm đạt hiệu quả tôi đã làm như sau:

           + Nhóm nào có tiến độ học tập tốt, hoàn thành nhiệm vụ trước, tôi đến kiểm tra kết quả.

           + Chỉ dẫn cho các thành viên của nhóm đó đến tương tác với các nhóm còn lại. Mục đích xem các nhóm đó có vướng mắc gì không để hỗ trợ hoặc đối chiếu kết quả của mình với nhóm bạn để giúp nhóm bạn sửa sai nếu có.

          + Đặt ra một số câu hỏi xoay quanh nội dung của hoạt động đang tương tác để giao lưu, trao đổi.

          + Sau khi tương tác với nhóm bạn phải báo cáo lại với GV.

           1.6. Cách hướng dẫn nhóm trình bày trước lớp

           - Trình bày trước lớp cũng là một hình thức tự học sinh trao đổi lại nội dung học tập một lần nữa nhằm mục đích khái quát lại kiến thức, củng cố khắc  sâu. Và cũng thông qua hoạt động chia sẻ toàn lớp của học sinh mà tôi nhận định các em nắm kiến thức kĩ năng ở mức độ nào để trình bày tiếp.

           - Để việc trình bày trước lớp của HS đạt hiệu quả tôi thường hướng dẫn học sinh chủ trì việc chia sẻ thực hiện như sau:

           + Yêu cầu một bạn nêu lại kết quả hoặc cách làm của hoạt động học tập.

           + Đặt các câu hỏi phỏng vấn bạn dạng như: Vì sao bạn làm như vậy? hoặc bạn đã làm thế nào để tìm ra, tính ra…? Hoặc dựa vào đâu bạn khẳng định như vậy? hoặc hoạt động này, bạn rút ra điều gì? Hoặc tiết học này giúp bạn hiểu thêm điều gì?

           + Yêu cầu các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung.

           + HS chủ trì đó chốt lại theo ý hiểu của bản thân và các bạn trong lớp.

           + Xin ý kiến GV nhận xét bổ sung.

           - Giáo viên cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.

           1.7. GV viên phải hiểu rõ nhiệm vụ khi HS học theo nhóm

           Khi học sinh làm việc trong nhóm, giáo viên phải đứng ở 1 vị trí thuận lợi để  quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng.

           2. Biện pháp 2: Tổ chức cho các nhóm hoạt động theo hình thức chơi trò chơi

           Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được cũng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chấn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn.

           Ví dụ: Trò chơi Xếp hàng ngang

           a) Mục đích:

           - Củng cố viết các số tự nhiên, phân số, số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.

           - Giáo dục tính kỷ luật, đồng đội

           b) Chuẩn bị phương tiện chơi:

           Ví dụ bài: So sánh số thập phân. Bài tập 2 trang 42 viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. Giáo viên chuẩn bị 10 tấm bìa (20cm x 5cm) có ghi số:

 

                           
   

6,735

 

7,19

   

8,72

 

6,375

 

9,015

 
 
 
   

6,735

 

7,19

   

9,015

 

8,72

 

6,375

 
 

 

 

 

 

 

 

 Dành cho mỗi đội 5 tấm bìa mỗi thành viên 1 tấm bìa                                             

           c) Số lượng học sinh tham gia: Hai đội, mỗi đội 5 em (hoặc 3,4 đội mỗi đội 5 em.v.v... tùy theo cách thức tổ chức của mỗi giáo viên và số HS trong lớp).   

           d) Cách chơi:

           Giáo viên gọi 2 đội lên chơi, mỗi đội đứng vòng tròn nhỏ quay mặt vào nhau, tay cầm số mình có. Giáo viên có thể phát lệnh “Xếp hàng từ nhỏ đến lớn” hoặc ngược lại. Khi giáo viên hô “Bắt đầu”, các đội xem số từng bạn, tính toán rồi xếp hàng một theo lệnh của giáo viên.

           Đội nào xếp đúng trước, đội đó thắng. Đội xếp trước nhưng sai; đội xếp sau đúng, đội xếp sau thắng. Hai đội cùng xếp sai là hoà. 

3. Biện pháp 3: Một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn Toán lớp 4; 5

              3.1. Kỹ thuật mảnh ghép

a) Kỹ thuật mảnh ghép

Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:

Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức

hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn

thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân

        b) Cách tiến hành

Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm.

- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái  quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”

c) Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong dạy học môn Toán

Khi giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 giai đoạn. Cách tiến hành như sau:

Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”:  giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ theo các bàn. Yêu cầu các nhóm lẻ (nhóm 1,3,5,7) thảo luận 1 nội dung; các nhóm chẵn (nhóm 2,4,6,8) thảo luận 1 nội dung bài học. Sau thời gian 2 đến 3 phút các

thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình.

Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”:  giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5 và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D. Như vậy ở giai đoạn 2 này các nhóm mới đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày trước lớp.

Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thi học sinh không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học.

3.2. Kỹ thuật “khăn trải bàn”

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh; Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.

     Cách tiến hành: Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

          Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung

quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ

trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.

            Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”.

           4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng hợp tác nhóm qua các Câu lạc bộ “Em yêu toán học” và “Giao lưu Toán tuổi thơ”

           Thực tế cho thấy rằng, đa số học sinh thường rụt rè, nhút nhát nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc hợp tác nhóm. Các em thường cảm thấy tự ti, nói ra sợ sai các bạn cười. Vì thế chúng ta có thể nâng cao kĩ năng hợp tác nhóm cho các em bằng các hoạt động khác. Hàng tháng, các lớp hoặc khối có thể tổ chức các hoạt động giao lưu hoặc các câu lạc bộ để các em được giao tiếp, phối hợp với nhau tạo thói quen tự tin, mạnh dạn cho các em.

           Chẳng hạn, trong các tiết học, chúng ta có thể tổ chức dưới dạng hình thức câu lạc bộ. Sau phần thi cá nhân của mỗi tiết học, đến phần thi chung sức các em sẽ được làm việc theo nhóm để hoàn thành một hoặc một số bài tập. Để nhóm mình thắng được nhóm bạn đòi hỏi các em phải biết phối hợp, phân công nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính điều đó đã rèn cho các em kĩ năng hợp tác nhóm. Các em biết lựa chọn người để phân công công việc phù hợp với năng lực và biết kết hợp với nhau để làm việc. Điều đáng nói nữa là, để đạt hiệu quả cao trong công việc đòi hỏi ai cũng phải làm việc, ai cũng phải có ý kiến nhờ đó mà tránh được tình trạng trong nhóm có học sinh không tham gia. Đặc biệt, những học sinh còn e dè, nhút nhát nhưng khi các em được giao nhiệm vụ, được tham gia hoạt động, được trình bày trước tập thể các em cũng trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn.

           Ở mỗi lớp, chúng ta cũng có thể tự tổ chức các buổi giao lưu Toán tuổi thơ trong các giờ tự học cho các nhóm để giúp các em vừa ôn tập củng cố kiến thức, vừa tạo không khí học mà chơi, chơi mà học, lại vừa nâng cao được mối tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

           - Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động học theo nhóm:

           + Nên hoạt động theo nhóm 2 em hoặc nhóm 4 em.

           + Cơ cấu nhóm: gồm nhóm trưởng, thư kí, các thành viên. Các chức danh này cần thay đổi luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng, tránh để 1 học sinh làm một nhiệm vụ trong một thời gian dài.

           + Tiến trình hoạt động nhóm:

           Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài

          Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa

          Bước 3: HS tự làm việc cá nhân

          Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm trao đổi, thống nhất kết quả

          Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp

        + Cách chia nhóm: Căn cứ vào nội dung dạy học, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học đã chuẩn bị, giáo viên chọn cách chia nhóm cho phù hợp.

           Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên (đếm số; ngày sinh; bốc thăm,…)

            Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ.

            Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm tương trợ,…

           + Giao nhiệm vụ cho các nhóm: GV giao việc sau khi đã chia xong nhóm; cần làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của cá nhân; nên giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp hoặc giao nhiệm vụ dưới dạng phiếu giao việc cho từng nhóm.

           + Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm và cả nhóm thống nhất ý kiến để chuẩn bị trình bày trước lớp. Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học hoặc gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em.

           + Tổ chức báo cáo: Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày.

        Giáo viên cần dự kiến trước các tình huống trả lời của học sinh; chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn, hoặc liên hệ thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành nội dung bài học, GV không cần phải nói lại, viết lại nữa.

           + Đánh giá nhận xét quá trình học nhóm: Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.

           - Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần chú trọng rèn luyện, phát triển các năng lực, phẩm chất và các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh; tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò.

5. Biện pháp 5: Chuyển từ hình thức “Thầy làm-trò xem” sang hình thức “Trò làm-thầy xem”

Ví dụ.  Dạy bài : Diện tích hình tam giác ( Toán lớp 5)

Việc xây dựng quy tắc tính diện tích hình tam giác thông qua hoạt động cắt ghép hình. Hãy so sánh hai cách tiến hành sau :

Cách 1 : Giáo viên lấy hai hình tam giác như nhau đã chuẩn bị, đặt chồng khít lên nhau và giới thiệu đây là 2 hình D có diện tích bằng nhau. Tiếp đến giáo viên cắt và ghép 2 hình tam giác để tạo thành một hình chữ nhật. Từ đó gợi ý dẫn dắt học sinh để hình thành công thức tính diện tích hình D (giáo viên hỏi và học sinh trả lời).

Cách 2 : Giáo viên đưa ra “Lệnh” sau, yêu cầu học sinh thực hiện.

- Đặt chồng khít 2 tam giác và cho biết 2  tam giác đó có diện tích như thế nào? (bằng nhau).

- Dùng êke vẽ một đường cao của mỗi hình (giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi vẽ đường cao).

- Dùng kéo cắt một hình tam giác theo đường cao để được hai hình tam giác và đánh số 1, 2 vào hai hình D mới.

- Ghép hai hình tam giác mới với hình D cũ để được hình chữ nhật.

- Hãy so sánh diện tích hình chữ nhật mới với diện tích hai hình tam giác (học sinh có thể nói từ 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau ta cắt và ghép được 1 hình chữ nhật. Vậy hình chữ nhật có diện tích bằng 2 lần diện tích hình tam giác ban đầu)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình (vẽ hình theo các ô li để có hình tam giác, hình chữ nhật) để ghi lại các thao tác làm trên đồ vật, đặt tên hình chữ nhật, chiều cao hình tam giác. So sánh các yếu tố của hình chữ nhật với hình tam giác để hình thành công thức tính diện tích hình tam giác :   S = (a x h) : 2

Qua hai cách dạy trên ta thấy :

- Cách dạy 1 : Vì chỉ có một mình giáo viên hoạt động, lớp khoanh tay ngồi nhìn. Vì học sinh không được làm nên cách dạy này không phát huy được tính tích cực của học sinh.

- Cách dạy 2 : Thì 100% học sinh đều trực tiếp tham gia hoạt động. Em nào không làm, giáo viên biết ngay và nhắc nhở, em nào làm sai giáo viên uốn nắn ngay. Hiển nhiên cách dạy (2) phải hiệu quả hơn cách dạy 1.

                6. Biện pháp 6 : Chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường sang bút đàm

Chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường (thầy hỏi - trả lời) sang hình thức mới là (bút đàm), thầy nêu câu hỏi dưới một lệnh làm việc trò “trả lời” thầy bằng cách lấy bút (phấn) để viết trên bảng con, vở

Ví dụ : Một lớp học có 28 học sinh, trong đó số em nam bằng  số em nữ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu em nữ, bao nhiêu em nam (Bài 1 – Luyện tập chung trang 22 toán 5)

Thông thường giáo viên hỏi cả lớp: bài toán này cho biết gì? (và học sinh giơ tay, giáo viên chỉ định vào 1 em đứng dạy trả lời. Đây là cách đàm thoại cũ như trên đã nói, nó không phát huy được tính tích cực học tập của 100% học sinh).

Ta có thể chuyển cách đàm thoại sang hình thức bút đàm bằng cách : Giáo viên nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc : “Hãy gạch một gạch dưới cái đã cho” (Mọi học sinh đều phải: mắt thì đọc, đầu óc suy nghĩ xem đâu là cái đã cho, tay cầm bút gạch chân). “Hãy gạch hai gạch dưới cái cần tìm” (mọi học sinh đều phải tìm xem đâu là cái cần tìm).

Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm cách giải bài toán trên.

Giáo viên hướng dẫn đàm thoại như sau :

- “Bài toán hỏi gì?” (Lớp học có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam)

- “Cho biết gì?” (lớp có 28 học sinh)

- “Gì nữa?” (em nam bằng số em nữ)

- Muốn tìm số học sinh nữ, học sinh nam ta làm thế nào? 

………………………………………………………………………………

Sau mỗi câu hỏi đều có một số học sinh giơ tay xin phát biểu 1, 2 em đứng dậy trả lời. Như đã nói cách làm này chỉ tác động lên một số học sinh trong lớp.

Vì thế để khắc phục, giáo viên có thể chuyển hệ thống câu hỏi thành “1 lệnh” làm việc bằng tay: “Hãy vẽ sơ đồ đoạn thẳng, phân tích bài toán” sau lệnh này tất cả học sinh đều phải suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ (tóm tắt bài toán) 

                           ? HS

HS nữ :    /---/---/---/---/---/          28 học sinh

HS nam:  /---/---/

                 ? HS

       Giáo viên theo dõi, nếu học sinh nào không chịu suy nghĩ (lập sơ đồ) là giáo viên biết ngay để nhắc nhở, đồng thời cũng phát hiện được những em làm sai để nhắc nhở, giúp đỡ để tìm cách ghi bài toàn thành các hoạt động bằng tay (tức là thành các thao tác) nên ta đã nói nó đã thao tác hoá quá trình suy nghĩ của trẻ. Nhờ có việc thao tác hoá này mà giáo viên tổ chức cho tất cả học sinh đều phải làm việc và kiểm soát được từng quá trình làm việc đó.

           Trên đây là một số biện pháp của việc vận dụng các thành tố mới vào việc dạy môn toán lớp 4,5. Hy vọng rằng, có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho anh chị sinh viên ngành giáo dục tiểu học và những ai quan tâm.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Sách giáo khoa, sách bài tập toán lớp 4,5 (2018). NXB Giáo dục.

[2]. Vũ Quốc Chung (cb) (2010), Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3]. Trần Ngọc Lan (2017), Thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4]. Mạng Internet