foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguời còn là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, bút ký, tiểu phẩm, bút chiến, nghị luận chính trị, lời kêu gọi, thư từ, thơ ca, kịch bản sân khấu, phê bình nghệ thuật… Trong các tác phẩm ấy, có bài viết về tiếng khóc của một cháu bé trong nhà lao Tân Dương (Nhật Kí trong tù), đặc biệt bài ca về lứa tuổi (Trẻ chăn trâu). Thời kháng chiến chống Pháp, người có thơ “Khen tặng hai cháu liên lạc trong bộ đội chiến khu II”, Tặng cháu và thường có thơ và thư gửi các em thiếu niên trong cả nước nhân dịp tết Trung thu hoặc ngày Thiếu nhi Quốc tế 1/6.

C Nga 25 10 1

           Bên cạnh các tác phẩm viết trực tiếp về thiếu nhi, nhiều tác phẩm của người đã trở thành các sáng tác được tuổi nhỏ yêu thích như: nhiều truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc (Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu…), nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù (Ngắm trăng, không ngủ được, Nhớ bạn, Hoàng hôn…), nhiều bài thơ Bác viết sau ngày về nước (Hòn đá, Con cáo và tổ ong, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Nhớ chiến sĩ, Đối trăng…). Cả hai loại tác phẩm trên hợp thành bộ phận văn học thiếu nhi trong sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  1. Các sáng tác về thiếu nhi của Người luôn thể hiện tình thương yêu bao la rộng lớn đối với các cháu. Đó là sự trân trọng đối với tuổi nhỏ.

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

C Nga 25 10 2

          Đó là sự cảm thương uất hận khi Bác nói đến thân phận nô lệ, khổ đau của các em nhỏ sống trong chế độ thực dân phong kiến. Giọng văn của Người đã rung lên đau đớn khi nói đến cảnh “em bé bị lột trần truồng”, “những em bé mồ côi” vì bố mẹ bị bọn thực dân Pháp đàn áp, giết hại trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Tiếng thơ của người dường như cũng nức nở theo tiếng khóc của một em bé Trung Quốc trong nhà lao Tân Dương:

Oa…! oa…!...oa…!

Cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha.

          Người xót xa nói đến những nỗi cơ cực của trẻ em trong cảnh “Vận nước gian nan”:

- Học hành giáo dục đã không

Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa

- Có khi lìa mẹ, lìa cha

Để làm tôi tớ người ta bên ngoài.

          Trong nỗi đau sâu thẳm tâm hồn Hồ Chí Minh vì cảnh nước mất có nỗi đau trước cảnh tuổi nhỏ bị đoạ đày đau đớn.

 Tình thương của Bác dành cho các em giống như tình thương của một người ông đối với đàn cháu nhỏ. Từ sau ngày nước nhà được độc lập, Bác Hồ luôn dành cho các cháu một sự ưu ái đặc biệt. Tết trung thu nào Bác cũng có thư và thơ gửi các cháu. Mỗi dòng, mỗi chữ trong đó đều thấm đượm tình thuơng yêu vô bờ bến:

  Ai yêu các cháu nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh.

          Vì thế, năm nào cũng vậy:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung.

          Đó là những dòng tâm sự của một người ruột thịt đối với những người ruột thịt, không hề có khoảng cách giữa những người đứng đầu nhà nước với những công dân bé nhỏ nữa.

          Trung thu năm 1945, Bác viết:

          “Trăng trung thu trong đẹp, sáng rội khắp nơi từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam (…) lần này Bác bận việc quá, không rảnh làm thơ gửi cho các cháu, Bác chỉ chúc cho các cháu vui vẻ, mạnh khỏe, ngoan ngoãn và cố gắng thi đua học hành…

Đến ngày Nam Bắc một nhà

Các cháu sum họp thì ta vui lòng”.

          Bác Hồ đã cùng với Nhà nước ta tạo mọi điều kiện chăm sóc tuổi thơ, coi các cháu “là bầy con cưng” của từng gia đình, từng địa phuơng và toàn đất nước. Đáp lại, các cháu thiếu niên nhi đồng lại hát vang:

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh

Hơn chúng em nhi đồng?

          Các cháu thiếu nhi đã không phụ lòng Bác, cố gắng phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, trong bài thơ Cháu thề phấn đấu suốt đời Trần đăng khoa đã viết:

Bác cho chúng cháu mai sau

Núi sông bất khuất mạnh giàu thắm tươi,

Cháu thề phấn đấu suốt đời

Như lời Bác dạy, nên người Bác mong.

2. Yêu thương quí mến các em nhưng Bác cũng trân trọng tuổi nhỏ. Bác luôn bày tỏ sự tin tưởng của người đối với các em. Người khơi dậy những khả năng dù nhỏ bé của các em, đánh giá cao những đóng góp dù còn ít ỏi của các cháu. Bác luôn dặn dò, dạy bảo các cháu bằng những lời đúc kết ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc;

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình

          Bác dùng thơ văn như một phương tiện tuyên truyền giáo dục, động viên các em. Năm 1941, Bác viết hai bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” và “Trẻ chăn trâu” nhằm phân tích cho các em thấy nỗi nhục mất nước, giáo dục các em lòng yêu nước, căm thù giặc, kêu gọi các em tham gia Hội nhi đồng cứu quốc. Lúc này, thơ ca được Bác sử dụng như một thứ vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng, với lối viết giản dị, dễ hiểu Bác đã chỉ ra nguyên nhân nỗi khổ của trẻ em…; Bác kêu gọi các em đóng sức mình vào sự nghiệp cách mạng…; Người chỉ ra rằng chỉ có con đường gia nhập Hội nhi đồng cứu quốc mới là con đường đúng đắn nhất để các em lựa chọn…

          Năm 1945 Bác viết rất nhiều thư gửi cho các cháu, trong thư, Bác đặt các em vào địa vị của những chủ nhân xã hội mới, giúp các em hiểu rõ hơn quyền lợi, niềm tự hào của người dân một nước độc lập, tự do, đồng thời giúp các em ý thức rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh mới. Ngày nay không trường học nào, không một học sinh chăm ngoan nào không khắc sâu lời nói của Bác “Non sông Việt Nam có được  vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu  được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. (Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 1945).

C Nga 25 10 3

          Năm điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng được các em thuộc và đọc vang trước mỗi buổi học, Năm điều Bác Hồ dạy đã tạo ra những phong trào thi đua sôi nổi rộng lớn, liên tục trong các thế hệ thiếu nhi với nhiều hình thức phong phú: Phong trào nghìn việc tốt, Kế hoạch nhỏ, Hợp tác xã măng non, Nuôi trâu bò khỏe, Vì Miền Nam ruột thịt… Bác còn viết thư, làm thơ động viên khuyến khích các em mỗi khi các em lập được chiến công hoặc truyền cho các em niềm tin vào tương lai của cuộc kháng chiến chống Pháp:

Khắp nơi Nam Bắc, Tây, Đông,

Đưa tin thắng trận, cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay!

Bác cũng vui thay!

                   Thu Sau so với thu này vui hơn

                             (Thư Trung thu năm 1953)

           Ngoài những nội dung trên, những nội dung khác của thơ văn Bác như lòng thương người, tình yêu thiên nhiên, nghị lực và khí phách kiên cường, niềm lạc quan tin tưởng, ước mơ lãng mạn cách mạng, đều là những nội dung có ảnh  hưởng sâu sắc đến tuổi nhỏ.

3. Thơ, văn của Hồ Chí Minh viết cho thiếu nhi luôn thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái bình dị

          Viết cho thiếu nhi bao giờ Người cũng thể hiện tinh thần lạc quan, hướng về một cuộc sống tốt đẹp. Ngòi bút của Người luôn đậm chất trữ tình, hai chữ thương yêu luôn xuất hiện trong từng bài thơ, bài văn. Đọc thơ Người ta bắt gặp phong thái của Người luôn luôn nắm bắt được quy luật của cuộc sống, của thời cuộc, luôn làm chủ mọi tình thế.

Vì cũng nằm trong mạch thơ văn của Bác, các sáng tác về thiếu nhi và cho thiếu nhi cũng mang những đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Người.

Đó là lối viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị phù hợp với cách suy nghĩ, cảm nhận của các cháu. Lối viết ấy là biểu hiện cụ thể của những xúc động chân thành, của những tình cảm yêu thương sâu sắc. Cùng với sự trong sáng, giản dị là sự sáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các hình thức thể loại và ngôn ngữ. Trong những bức thư gửi các cháu viết bằng văn xuôi, Bác xen vào những câu văn vần, đoạn thơ. Bác thường sử dụng tư duy cụ thể, hình tượng để diễn đạt ý tưởng, giúp các cháu hiểu tốt hơn những điều Người muốn nói.

4. Kết luận

          Không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người ông kính yêu của các cháu thiếu nhi, Bác Hồ còn là một trong những tác giả đầu tiên của nền văn học cách mạng quan tâm đến việc viết cho thiếu nhi và Bác đã dành thời gian, tình cảm thật sự cho công việc này. Văn thơ của Người viết cho các em không nhiều lắm, nhưng mỗi câu, mỗi bài đều toát lên sự lo lắng chăm sóc yêu thương của Bác đối với lứa tuổi măng non. Mỗi bài văn, bài thơ của Bác là một bài học dạy làm người. Những bài học ấy cùng với cuộc đời của Bác như trăng rằm muôn đời sáng mãi, mãi mãi là kim chỉ nam cho sự vươn lên của các thế hệ măng non Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cao Đức Tiến (Chủ biên) - Dương Thị Hương, Giáo trình Văn học, NXBGD, NXB ĐHSP, năm 2007

[2]. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn An, Chu Huy, Hồ Chí Minh, Tác gia-Tác phẩm-Nghệ thuật ngôn từ, NXBGD, năm 2003

[3]. Thư trung thu (Cao Đức Tiến (Chủ biên) - Cánh diều, Tiếng việt lớp 2 tập 2 trang 118,119,120)

Năm ấy, nó đã thi trượt NV1 vào đại học. Nó phải chịu nhiều áp lực, cũng buồn lắm, và cũng đã khóc rất nhiều ... Rồi cũng có nhiều người khuyên nó ôn và thi lại vào năm sau. Nó dành gần cả tháng để quyết định có hay không? Bạn bè đã dần dần nhập học, làm nó càng khó chịu hơn nữa ... và cuối cùng nó quyết định đăng kí học NV2 ở một ngôi trường khác. Và kết quả hiện tại: Nó hài lòng, và có thể nói đó là một trong những quyết định chính xác và sáng suốt nhất trong cuộc đời của nó cho đến tận bây giờ.

Ngày 14 tháng 9 năm 2014, có một cô gái 18 tuổi cầm bộ hồ sơ xét tuyển đại học trên tay từ Nghệ An vào Hà Tĩnh và tìm đường đến trường Đại Học Hà Tĩnh để nhập học. Với nó, lúc đó cảm giác rất bình thường, không có một sự hào hứng vui vẻ cho lắm vì một phần phải xa nhà, một phần có chút buồn vì đây không phải là ngôi trường nó mong ước như ban đầu. Những ngày đầu cảm giác khá là chán nản, trống trải, lần đầu tiên ở một mình xa nhà đến vậy, từ mọi thứ xung quanh đến con người hoàn toàn xa lạ với nó ... Nhưng sau một thời gian, từ môi trường học tập, thầy cô, anh chị, những người bạn ở đây đã dần thay đổi những suy nghĩ ban đầu. Nó dần cảm thấy vui vẻ, hào hứng thay đổi rất nhiều khi được học tập tại đây – Trường Đại học Hà Tĩnh.

Cực sinh viên Nguyễn Thị Loan,  K7 SP Toán – nay là giáo viên Trường TH, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm cơ sở Bình Dương

Trường có đầy đủ phòng học, giảng đường, ký túc xá, sân bãi, phòng làm việc, các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ dạy - học, nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu đào tạo các mã ngành. Nhưng điều làm nó thay đổi nhiều nhất chính là những thầy giáo, cô giáo ở đây và trực tiếp chính là những thầy cô khoa Sư phạm. Với 4 năm theo học ở trường, nó được học hầu như gần hết các thầy cô trong khoa, có người dạy một học phần, có người dạy đến ba, bốn, học phần trong suốt 4 năm. Mỗi người thầy, người cô ở đây đều có những ấn tượng, nhiều kỉ niệm khác nhau mà khó có thể kể hết được. Khi đó, lớp của nó không chỉ là những sinh viên ở trong tỉnh mà có rất nhiều tỉnh xa xôi khác theo học.

Tập thể sinh viên K7 Sư phạm Toán

Điều đặc biệt nhất, đó là năm đầu tiên có sinh viên của nước bạn Lào theo học ngành sư phạm Toán tại trường. Vì vậy, đây cũng là một khó khăn đối với việc học cũng như việc giảng dạy của thầy cô. Nhưng thầy cô lúc nào cũng tâm huyết với nghề, nhiệt tình dạy cho nó không chỉ những kiến thức chuyên môn, mà còn chỉ bảo những kinh nghiệm sống, làm hành trang bước vào nghề, vào đời. Chính sự nhiệt tình đó đã giúp nó cố gắng học tập, hoàn thành chương trình học và có thêm lòng yêu nghề hơn. Sự dạy dỗ tận tình, lòng nhiệt huyết, yêu nghề của thầy cô ở trường đã giúp cô gái năm ấy giờ đã thực hiện được ước mơ của mình, trở thành một giáo viên dạy Toán và luôn cố gắng học hỏi để phát triển chuyên môn cũng như nghiệp vụ của mình để trở thành một người giáo viên tốt.

GV Nguyễn Thị Loan tiếp nối sự nghiệp “trồng người” với các thế hệ học trò của mình tại môi trường mới

Là một cựu sinh viên đã từng học tại trường, nó luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô, và thầm kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục sự nghiệp với các thế hệ học trò, chúc cho Trường của chúng ta ngày càng phát triển.

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền tảng giáo dục tốt”. Trường Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người giáo viên phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ để trang bị cho trẻ những kiến thức toàn diện về các môn học, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục đích- yêu cầu, nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới.

Lời dạy của Bác đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam chúng ta qua nhiều thế hệ. Bởi vậy sự nghiệp trồng người được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là bậc học Mầm non là nển tảng cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển một con người toàn diện. Vì thế trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước, của xã hội. Non sông Việt Nam có lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có phồn vinh hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới trong xã hội mới. Hơn ai hết, bản thân tôi là một sinh viên, một người giáo viên Mầm non tương lai, tôi rất hiểu vai trò của mình trong sự nghiệp “trồng người”, tôi nguyện đem hết khả năng, năng lực và tâm huyết của mình để giáo dục trẻ và giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “Đức- Trí- Thể- Mỹ”.

Như chúng ta đã biết đối với trẻ em, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán học ngay từ lứa tuổi Mầm non là cơ hội tốt đểsớm hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh… tăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy logic.

Đối với trẻ Mầm non, môn làm quen với Toán là môn học rất quan trọng và cần thiết với trẻ và cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng của mới của cuộc sống sau này của trẻ. Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, với môn toán trẻ trở nên tích cực nhanh nhẹn hơn trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn trẻ biết tách gộp chia nhóm, ngoài ra trẻ có thể xác định được các hình khối. Như vậy trẻ đã được hình thành những nét sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học. Đến với môn làm quen với toán trẻ trở nên tích cực, nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ biết tách gộp, phân chia nhóm, ngoài ra trẻ có thể xác định được các hình khối, xác định không gian.

Ở độ tuổi 5-6 tuổi, thường chú trọng vào việc cho trẻ làm quen với các con số, phép đếm đặc biệt là do từ nhận thức mong muốn của phụ huynh mà những kiến thức khác của làm quen với toán bị xem nhẹ và ít được quan tâm nên trẻ nhận thức về vấn đề này chưa sâu nhất là vấn đề định hướng trong không gian nên một vài trẻ còn chậm khi xác định phương hướng.

Đối với trẻ 5-6 tuổi dạy trẻ định hướng trong không gian là rất gần gũi với thực tế xung quanh trẻ, có rất nhiều các đồ vật, con vật, hiện tượng khác nhau… có những đồ vật thì gần gũi với thực tế xung quanh trẻ, có những đồ vật thì phạm vi rộng hơn, tất cả đều được sắp xếp bố trí ở các hướng khác nhau đối với trẻ. Để giúp trẻ nắm vững các biểu tượng định hướng trong không gian là một nội dung quan trọng, vừa phù hợp với thực tiễn hiểu biết của trẻ vừa mang tính lâu dài trong việc hình thành kiến thức toán học sau này của trẻ qua đó giúp trẻ nắm bắt rõ hơn được những kiến thức về xác định phương hướng trong không gian đối với bản thân trẻ, đối với bạn khác và đối vơi các đồ vật, để từ đó trẻ áp dụng vào thực tiễn về trí tuệ và phát triển về nhân cách con người mới từ tuổi thơ.

Vì vậy là một giáo viên mầm non tương lai, khi được về thực tập tại trường mầm non Phúc Đồng, tôi nhận thấy rằng các giáo viên chưa thực sự quan tâm đến dạy trẻ định hướng không gian. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Phúc đồng- Hương Khê- Hà Tĩnh”.

II. NỘI DUNG

2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Định hướng không gian là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành sự nhận thức và phát triển nhân cách của trẻ. Các nhà giáo dục học Xô- viết, cũng như các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng bất kì hoạt động nào của trẻ cũng cần đến kiến thức, kĩ năng định hướng trong không gian. Vì thế, trong mọi hình thức hoạt động của trẻ, sự định hướng trong không gian là điều kiện cần thiết thúc đẩy sự phát triển năng lực tư duy và năng lực sáng tạo cho trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ thực hiện một cách chính xác các hoạt động phương hướng mà còn giải quyết một cách hiệu quả và sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Những hạn chế về khả năng định hướng trong không gian ở trẻ là một rào cản rất lớn gây ra những lỗi đặc trưng khi trẻ tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các hoạt động vui chơi, lao động… Cho nên, dạy trẻ định hướng trong không gian là vô cùng quan trọng và cần thiết ở trường mầm non. Tuy nhiên, để có thể vạch ra những nội dung, phương pháp, biện pháp hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức không gian của trẻ, thì các nhà giáo dục học cần phải xuất phát từ cơ chế tâm lý hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ.

2.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng

- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non về các vùng không gian:

Tương ứng với ba trục khác nhau của cơ thể, không gian được chia thafnhc ác vùng: Phía trên- phía dưới ứng với trục thẳng đứng phía trước- phía sau ứng với trục chính diện, phía phải- phía trái ứng với trục nằm ngang. Bên cạnh đó, các vùng không gian không hề tồn tại riêng lẻ, rời rạc mà chúng tồn tại một cách trọn vẹn, thống nhất, và có sự giao thoa với nhau. Cụ thể, vùng bên phải được phân chia thành 2 vùng nhỏ phía trước bên phải và phía sau bên phải, vùng bên trái cũng gồm 2 vùng nhỏ phía trước bên trái và phía sau bên trái.

Ở trẻ 3 tuổi, không gian mà trẻ định hướng thường rất hẹp trẻ chỉ có thể thực hiện sự định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với đối tượng. Trong giai đoạn này vùng không gian đối với trẻ là các miền rời rạc, tách biệt nhau nên trẻ đánh giá rằng chỉ có những vật nằm trực tiếp hay vuông góc với các trục chính diện, trục thẳng đứng, trục nằm ngang của cơ thể trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau hay phía trên của trẻ. Ngược lại, vật nằm ở các góc giữa hai hướng thì trẻ không thể xác định được. Ví dụ: Vật ở phía trước bên trái thì trẻ không xác định được vật đó ở phía trước hay phía phải.

Ở trẻ 5-6 tuổi, diện tích các vùng không gian àm trẻ tri giác tăng lên đáng kể. Trẻ nhận ra được tính thống nhất, tính liên tục cũng như sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian đó. Nhờ vậy mà trẻ đã xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay vật nằm ở các điểm trung gian giữa hai vùng.

- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non về các mối quan hệ không gian

Hầu hết trẻ ở lứa tuổi mầm non thì phát triển nhận thức về các mối quan hệ không gian đều chậm hơn so với sự phát triển nhận thức các mối quan hệ khác trong toán học như quan hệ về số lượng, quan hệ về kích thước.

Trẻ nhỏ thường tri giác các vật xung quanh một cách riêng biệt, tách rời các mối quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng, đồng thời, trẻ chưa quen khi chuẩn không phải là bản thân trẻ vì thế trẻ gặp khó khăn khi xác định các hướng từ đối tượng khác.

Trẻ càng nhỏ, càng dựa trên sự tiếp xúc gần gũi giữa các vật để đánh giá mối quan hệ không gian giữa chúng. Trẻ lớn, nhờ vào sự phát triển nhận thức về hệ tọa độ và các vùng không gian, trẻ dần dần phát hiện ra mối quan hệ không gian giữa các vật và biết phản ánh mối quan hệ đó bằng lời nói. Cuối tuổi Mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự định hướng trong không gian mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã thích nghi khi chuẩn thay đổi nghiên cứu về nội dung dạy trẻ Mẫu giáo định hướng trong không gian nhà giáo dục học A.M. Leusina cho rằng:

+ Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần mở rộng dần các hướng quan sát vật đặt và tăng dần khoảng cách so với trẻ.

+ Đối với trẻ 3-6 tuổi trước hết dạy trẻ xác định các hướng chính cơ thể trẻ, dựa vào sự nhận biết và nắm được tên gọi cũng như sự sắp đặt các bộ phận trên cơ thể của mình một cách chính xác, lấy đó làm cơ sở để hình thành khả năng định hướng trong không gian.

2.3. Quá trình hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

2.3.1. Nội dung dạy trẻ Mẫu giáo5 – 6 tuổi về định hướng trong không gian

Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như: phía trên – phía dưới, phía trước- phía sau, phía phải- phía trái của bản thân trẻ, không gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động để tiếp tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị trí của những đối tượng xung quanh so với trẻ và vị trí của bản thân tré giữa những đối tượng xung quanh, mở rộng hơn nữa không gian định hưỡng cho trẻ.

Trẻ 5-6 còn có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như: Phía trên – phía dưới, phía trước- phía sau của người khác.Một mặt, giáo viên cần tiếp tục phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, mặt khác cần dạy trẻ xác định phia phải- phía trái của người khác dựa trên sự xác định tay phải và tay trái của người đó.

Đến cuối lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần chú ý dạy trẻ học cách xác định vị trí đồ vật này so với đồ vật khác nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng xác định và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ không gian giữa các vật. Điều đó có tác dụng giúp trẻ dễ dàng sự định hướng trong không gian với việc sử dụng hệ tọa độ tự do mà chuẩn là vật bất kì.

Trong thời gian trẻ học ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cafn tiếp tục phát triển cho trẻ kỹ năng định hướng trên mặt phẳng như: góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển.

2.3.2. Phương pháp hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻMG 5 – 6 tuổi

Ở lớp Mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục củng cố cho trẻ những kỹ năng định hướng trên cơ thể mình, trên người khác và các khách thể khác. Đó là điều kiện quan trọng để trẻ thực hiện sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác và vật khác làm chuẩn.

Trẻ mẫu giáo cần nắm được biện pháp phân biệt các hướng khác nhau trên cơ thể người, con vật và các đồ vật khác. Việc dạy trẻ phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau cần diễn ra trong quá trình trẻ tri giác trực tiếp các đối tượng đó. Tuy nhiên, một số vật xung quanh trẻ lại không có những đặc tính không gian rõ ràng, như: quả bóng, khối vuông… nên trẻ rất khó khăn khi phân tích các đặc tính này ở các vật đó. Vì vậy giáo viên không nên sử dụng các vật này làm vật chuẩn để trẻ luyện tập xác định mối quan hệ không gian giữa các vật. Việc hình thành ở trẻ kỹ năng phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau là rất cần thiết cho sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy vật khác làm chuẩn và hiểu mối quan hệ không gian giữa các vật. Các kỹ năng này có thể được hình thành ở trẻ thông qua việc trẻ thực hiên các nhiệm vụ chơi trong các trò chơi học tập và các bài luyện tập.

Trẻ mẫu giáo lớn cần nắm được kỹ năng xác định phía phải- phía trái của người khác trên cơ sở xác định tay phải và tay trái của người đó: Phái phải của người là phía bên tay phải của người, phía trái của người là phía bên tay trái của người đó. Để hình thành kỹ năng này, ban đầu trẻ cần xác định tay phải và tay trái của người khác khi người đó đứng cùng hướng với trẻ, sau đó là ở các hướng bất kì bằng cách hình dung mình đứng vào vị trí và cùng hướng của người đó.

Dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã có ở trẻ, giáo viên tiến hành cho trẻ luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác và vật khác làm chuẩn. Các nhiệm vụ dành cho trẻ mẫu giáo lớn cần phức tạp hơn so với các nhiệm vụ cho trẻ bé và nhỡ, như: không gian mà trẻ cần định hướng mở rộng hơn, số lượng các hướng mà trẻ cần xác định đồng thời tăng dần, số lượng các dấu hiệu của đối tượng mà trẻ cần định hướng nhiều hơn…

2.4. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về định hướng trong không gian

Trẻ 5-6 tuổi thì số các thao tác thực hành định hướng của trẻ được rút bớt và dần dần trẻ dùng mắt để xác định vị trí của các vật. Nhờ vậy, không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ. Ở trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian. Nhờ vậy mà trẻ đã xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian giữa hai vùng. Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó. Như vậy, cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự định hướng trong không gian mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã biết thay đổi điểm chuẩn trong quá trình định hướng.

2.5. Thực trạng hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi về trường Mầm non Phúc Đồng- Hương Khê- Hà Tĩnh

+ Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm của ban giám hiệu trưởng trường Mầm non Phúc Đồng Hương Khê tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động.

- Trẻ ở cùng độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.

- Bản thân luôn tìm tòi học tập các đồng nghiệp, đã được dự giờ các hoạt động và dự thao giảng một số tiết mẫu của trường, của huyện nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với toán.

- Được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về các phế phẩm, tạp chí, lịch cũ, dụng cụ học tập… giúp tôi có điều kiện làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học.

+ Khó khăn

- Làm quen với toán là môn học khó, đòi hỏi chính xác, khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững.

- Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp mầm, chồi nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống.

- Việc tổ chức các tiết học ở lớp nhìn chung còn chưa phong phú.

- Một số trẻ khả năng thực hành về định hướng trong không gian còn hạn chế.

- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ và thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp.

 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

3.1. Dạy trẻ định hướng các phương hướng đối với bản thân mình thông qua các trò chơi, bài thơ

Ví dụ: Cho trẻ ngồi theo hàng ngang, chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi có các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và một số đồ dùng để xung quanh lớp: búp bê, thỏ, gấu

- Cô thấy lớp chúng mình đi học ngoan cô tặng mỗi bạn một rổ đồ chơi.

- Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi với rổ đồ chơi này nhé!

+ Chúng mình cầm hình vuông bằng tay phải dơ lên nào!

+ Chúng mình cầm hình tròn bằng tay trái dơ lên nào! (Cô cho trẻ làm vài lần sau đó cất rổ đồ chơi đi).

- Chúng mình chơi rất giỏi, vậy bây giờ chúng mình hãy cho cô biết:

+ Ở bên tay phải con có bạn nào ngồi nhỉ?

+ Phía bên tay trái có bạn nào ngồi cạnh?

+ Chúng mình trá lời rất đúng, vậy ngoài các bạn ngồi sát cạnh mình thì chúng mình hãy quay đầu sang phía tay trái (phía tay phải) xem có những bạn nào nữa nhé?

- À vậy là phía có tay phải gọi là phía phải, phía có tay trái gọi là phía trái đấy!

- Chúng mình rất thông minh. Vậy chúng mình hãy nghe cô nói tên một số đồ vật và trả lời xem đồ vật đó ở phía bên nào của mình nhé!

- Bạn búp bê ở phía bên nào của cháu? Bạn gấu ở phía bên nào của cháu?

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ

Ví dụ: Trong chủ đề “phương tiện giao thông” ở tiết dạy trẻ định hướng không gian: trên, dưới, trước, sau. Chúng tôi cho trẻ em xem tất cả các loại phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và trò chuyện nhẹ nhàng về chúng, sau đó chúng tôi có một số hình ảnh về bầu trời có máy bay bay ra và hỏi trẻ là trên bầu trời có gì? (Máy bay). Phía dưới có gì? (Thuyền buồm) và ngược lại. Tiếp theo, chúng tôi cho một đoàn tàu ra và hỏi trẻ: phía trước toa tàu là gì?  (đầu tàu), phía sau đầu tàu có gì?(có toa tàu). Chúng tôi có hình ảnh một chiếc ô tô con ra trước tiếp theo là xe máy, xích lô và  xe đạp.

3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, đồng thời tích hợp nội dung các môn học

Dạy trẻ định hướng trong không gian không những tiến hành trện tiết học mà phải tổ chức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Tích hợp cho trẻ xác định hướng khác nhau.

Ví dụ: Phân nhóm một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp

Để các đồ dùng đồ chơi ở các hướng trên, dưới các kệ và các hướng khác nhau, trẻ tìm đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và hỏi đồ dùng đồ chơi ở hướng nào của con hoặc một trẻ tìm hỏi trẻ khác đồ dùng đồ chơi đó ở hướng nào của bạn. Sau khi tìm các đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và đủ để phân nhóm các đồ vật, cô vào bài mới dạy tìm hiểu môi trường.

Hoặc có thể tích hợp sau khi học bằng trò chơi củng cố “Hãy sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo nhóm và theo các hướng khác nhau đối với bản thân mình” như: nhóm đồ dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi ở trước mặt… và nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các hướng đối với người khác: một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ dùng theo các hướng của bạn.

(Hoặc ta có thể áp dụng trò chơi này vào tiết học “Phân nhóm đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng giải trí… và cách chơi tương tự ví dụ như đồ dùng để mặc thì nón đội phía trên đầu, dép đi phía dưới chân…).

IV. KẾT LUẬN

Việc đưa phương pháp định hướng trong không gian cho trẻ vào bậc học Mầm non là một phương pháp vô cùng hữu hiệu nhưng dường như vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, đầu tư một cách triệt để và toàn diện. Đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thì phương pháp định hướng trong không gian trong toán học thật sự rất quan trọng. Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian có một ý nghĩa lớn để góp phần hình thành nhân cách con người mới, nó góp phần giúp trẻ sau này nắm bắt nhanh hơn, sâu sắc hơn các khái niệm về định hướng trong không gian trong việc học toán ở trường phổ thông.

Qua quá trình đưa một số biện pháp định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi ở trường Mầm non Phúc Đồng- Hương Khê- Hà Tĩnh. Tôi nhận thấy được mức độ hiệu quả của biện pháp này, trẻ thật sự hứng thú tích cực vào tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp, từ sinh hoạt, vui chơi, học tập. Khả năng tìm tòi, quan sát so sánh của trẻ được tốt hơn thông qua các hoạt động làm quen với Toán.

Như vậy, trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc, hiểu rõ các biểu tượng trên, việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới có hiệu quả. Đặc biệt “Dạy trẻ định hướng không gian” là một vấn đề chúng tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1]. Đỗ Thị Minh Liên (2018), Lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm non, Nxb ĐH Sư phạm.
  • 2]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1979), Giáo dục học tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3]. Đinh Thị Nhung (2000), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHQG Hà Nội.

  • 4]. Nguyễn Ánh Tuyết (1998), Tâm lý học trẻ em trước tuổi học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  • 5]. Leusina. A. M (1964), Dạy đếm, Nxb Giáo dục Matxcova.
  • 6]. Leusina. A. M (1974), Hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ lứa tuổi mầm non, Nxb Giáo dục Matxcova.      
  • 7]. Vengher. L. A (1969),Trò chơi học tập giáo dục tính cảm nhận, Nxb Giáo dục Matxcova.

Khoa Sư phạm - Trường ĐH Hà Tĩnh đã tổ chức cho hơn 500 lượt  sinh viên năm cuối các ngành thi kết thúc học phần trực tuyến nhằm đảm bảo tiến độ tốt nghiệp.

Tình hình diễn biến dịch Covid-19  đang  khá phức tạp, từ đầu tháng 6 đến nay tại Hà Tĩnh đã có 84 ca bệnh mới. Thực hiện chính sách giãn cách xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trường Đại học Hà Tĩnh đã tiến hành chuyển toàn bộ hoạt động dạy và học từ trực tiếp sang trực tuyến. Trong đó, sinh viên năm cuối đang giữa đợt thi kết thúc các học phần cuối cùng của khóa đào tạo. Nhà trường đã hướng dẫn các Khoa chủ động tổ chức thi trực tuyến. Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm đã họp trực tuyến lãnh đạo Khoa và các trợ lý đào tạo, giáo vụ và công tác sinh viên đi đến thống nhất thực hiện thi trực tuyến theo các hình thức: Thi viết trực tuyến, thi trắc nghiệm và thi vấn đáp.


Sau 2 tuần triên khai, đã có hơn 500 lượt sinh viên dự thi ở trên 15 học phần. Nhìn chung, cán bộ, giảng viên và sinh viên đều tiếp cận công nghệ nhanh chóng. Các buổi thi được tổ chức bài bản, khoa học, nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

TS. Lê Văn An cho biết: “Với kinh nghiệm đào tạo trực tuyến từ những đợt dịch Covid-19 trước; Khoa đã chủ động xây dựng phương án, thảo luận thống nhất với giảng viên và sinh viên để khi chuyển đổi hình thức thi không gây hoang mang và xáo trộn quá lớn. Khoa Sư phạm có số sinh viên sắp tốt nghiệp đông nhất Trường và đội ngũ giảng viên trẻ, năng động tiếp cận công nghệ tốt nên đảm bảo thi học phần trực tuyến thuận lợi. Chúng tôi tổ chức thi trực tuyến bài bản, đảm bảo 100% sinh viên cuối khoá ra trường đúng tiến độ.”

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN HẢI – NGHI XUÂN – HÀ TĨNH

Tác giả: Đặng Thị Tám

               Trần Thị Thanh Huyền

Lớp:       K9B GDMN

GVHD: Nguyễn Đình Nam

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng bước vào bậc học phổ thông.

Trong trường mầm non trẻ được phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức, trong đó hoạtđộng cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành những kiến thức toán sơ đẳngnhằm tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào các trường phổ thông sau này. Việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non có vai trò vô cùng quan trọng. dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo trẻ thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con, phép đếm, về hình dạng, khả năng đinh hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5-6 tuổi, việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ sung vào hành trang cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Hiện nay, hoạt động cho trẻ mầm non  làm quen với toán nói chung và cho trẻ 5-6 tuổi làm quen vơi toán nói riêng đang ngày càng được gia đình, nhà trường và xã hội chú trọng. Tuy nhiên hiệu quả của việc làm quen với toán cho trẻ còn thấp, không đạt được kết quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mặc dù trong trường mầm non, hoạt động làm quen với toán là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chương trình giáo dục. Nhưng thực tế thì các trường mầm non vẫn còn hạn chế trong quá trình cho trẻ làm quen với toán, hoạt động cho trẻ làm quen với toán chưa được quan tâm nghiên cứu nên các giáo viên mầm non chưa nắm được cách thức nội dung và phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy kết quả đạt được còn hạn chế và kém hiệu quả.

Vì vậy là một giáo viên mầm non tương lai, khi đi thực tế, khảo sát ở các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy rằng thực tế các giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm tới sự lồng ghép, tích hợp hoạt động làm quen với toán cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, trẻ còn nhút nhát, chưa thực sự hứng thú, các biểu tượng về toán của trẻ còn ít. Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoat động giáo dục ở trường Mầm non Xuân Hải - Nghi Xuân - Hà Tĩnh”.

II. NỘI DUNG

2.1. Một số lý luận về lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi

2.1.1. Khái niệm tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt “Tích hợp là sự kết hợp những hành động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, kết hợp”

Theo từ điển giáo dục học: “Tích hợp là hành động liện kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học’’

2.1.2. Đặc điểm nhận thức trẻ 5-6 tuổi

* Về hoạt động học tập của trẻ 5-6 tuổi

Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “Học mà chơi, chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học, bởi lẽ việc thiết kế “Học mà chơi” thể hiện:

Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.

Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêm ngặt, căng thẳng như tiết học. Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổ chức lớp, tiến hành tiết dạy (vào bài, nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm), kết thúc tiết dạy bằng cách cho trẻ nhắc lại những khái niệm đã học (củng cố bài)...

Những chức năng tâm lý diễn ra trong “tiết học” giống như tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học. Ý thức được huy động đến mức tối đa để hiểu bài.

Quan hệ bạn bè trong khi “Học mà chơi” cũng được thiết lập gần như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô giáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng bài” nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh. Ngôn ngữ của cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ... lại kèm cả tranh, ảnh...

Các tiết học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình... đã khơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ.

Tóm lại: Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một. Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của học sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến.

* Về sự phát triển chú ý của trẻ 5- 6 tuổi

Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ.

Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.

Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.

Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều. Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ.

Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học.

* Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5- 6 tuổi

 Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:

Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.

Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.

Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là:

Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.

Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.

Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng.

Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ ( nói ngọng, nói mất dấu ...).

Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm.

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.

* Về sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn, thể hiện ở:

Mức độ phong phú của các kiểu loại

Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn.

Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.

Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.

Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.

Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy.

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa...

Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.

Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn.

Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.

Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội...

Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.

Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...

Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.

* Về sự phát triển xúc cảm và tình cảm của trẻ 5-6 tuổi

Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.

Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.

Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ...

Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống.

Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.

Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.

Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.

* Về sự phát triển ý chí của trẻ 5-6 tuổi

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.

Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc.

Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.

Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.

Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.

2.2. Thực trạng lồng ghép, tích hợp hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động giáo dục tại trường Mầm non Xuân Hải – Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Hiện nay, hoạt động cho trẻ mầm non  làm quen với toán nói chung và cho trẻ 5-6 tuổi làm quen vơi toán nói riêng đang ngày càng được gia đình, nhà trường và xã hội chú trọng. Tuy nhiên hiệu quả của việc làm quen với toán cho trẻ còn thấp, không đạt được kết quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mặc dù trong trường mầm non, hoạt động làm quen với toán là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chương trình giáo dục. Nhưng thực tế thì các trường mầm non vẫn còn hạn chế trong quá trình cho trẻ làm quen với toán, chủ yếu tập trung vào các nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động âm nhạc, tạo hình....

Trong trường mầm non nói đến cho trẻ làm quen với toán là giáo viên nói đến hoạt động học, giáo viên chưa chú trọng phương châm giáo dục “ học bằng chơi, bằng trải nghiệm”, Chính vì vậy kết quả đạt được còn hạn chế và kém hiệu quả.

Và chúng tôi đã tiến hành khảo sát 41 trẻ ở lớp 5 tuổi B trường Mầm non Xuân Hải – Nghi Xuân – Hà Tĩnh, với việc tổ chức thực hiện 3 hoạt động để đánh giá trẻ, chúng tôi đã thu  được bảng kết quả khảo sát như sau

STT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

1

Số lượng trẻ nhận biết và gọi tên đúng chữ số

20/41

48,8%

2

Số lượng trẻ có kĩ năng so sánh kích thước

25/41

60,9%

3

Số lượng trẻ nhận biết và phân biệt các hình hình học

23/41

56,1%

Qua việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động gáo dục ở trường Mầm non Xuân Hải – Nghi Xuân – Hà Tĩnh thông qua 2 mặt:

*Ưu điểm

- Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp học trong việc giảng dạy

Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán như: Máy chiếu, bảng đen, que tính, thẻ số….. nhằm phục vụ tốt nhất quá trình cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tổ chức các buổi chuyên đề, các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa các giáo viên với nhau nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác hình thành các biểu tượng toán cho trẻ.

- Giáo viên đã có một số ý tưởng tích hợp lồng ghép biểu tượng toán cho trẻ như: Trong hoạt động học, hoạt động góc…

- Giáo viên đa số là những giáo viên trẻ tốt nghiệp hệ cao đẳng trở lên, có kiến thức chuyên môn vững cũng như lòng yêu nghề mến trẻ.

- Trẻ ở trường đa số là ngoan biết vâng lời cô giáo thích học hỏi và nhanh nhẹn.

- Phụ huynh đã có sự quan tâm về việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ, luôn phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ không chỉ ở nhà trường mà còn những lúc ở nhà.

*Nhược điểm

- Đa số các giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao nhưng qua khảo sát chúng em thấy vẫn còn vướng mắc ở sự chủ quan của các giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ. Dẫn đến việc giáo dục hình thành biểu tượng toán cho trẻ còn chưa được chú trọng, phần lớn ở trường mầm non Xuân Hải còn chú trọng vào dạy thơ truyện, âm nhạc, thể dục.

- Vì tiết toán thường là một tiết khô khan nên trẻ  không hứng thú nên giáo viên còn ngại dạy toán cho trẻ.

- Các tiết dạy tích hợp lồng ghép hình thành các biểu tượng toán cho trẻ giáo viên còn chuẩn bị sơ sài đồ dùng dạy học chưa phong phú đa dạng.

- Tuy phía nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nhưng hiệu quả đạt được còn thấp chưa được như yêu cầu đặt ra.

- Giáo viên chưa biết cách lồng ghép, tích hợp việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ vào các hoạt động học một cách linh hoạt mà còn mang đến tính chất rập khuôn dẫn đến trẻ nhàm chán tiếp thu chậm.

2.3. Một số biện pháp đề xuất  lồng ghép, tích hợp hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động giáo dục tại trường Mầm non Xuân Hải – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.

  1. Lồng ghép, tích hợp vào giờ đón trẻ, hoạt động thể dục sáng

Nội dung: Thể dục sáng là hoạt động thường xuyên, không thể thiếu trong một ngày hoạt động của trẻ ở trường. Đây là hoạt động đầu tiên, khởi đầu cho một ngày hoạt động, học hỏi, khám phá đầy ý nghĩa của trẻ, giúp trẻ có tinh thần phấn khởi chuẩn bị tốt cho các hoạt động tiếp theo. Tùy từng thời điểm, tình huống xảy ra để lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ.

Cách tiến hành

Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng khi tập hợp trẻ cô giáo nêu ra yêu cầu: Các bạn nam đứng ở phía trái của cô, các bạn nữ đứng ở phía phải của cô. Điều này sẽ giúp trẻ tư duy, xác định được các phía của đối tượng khác một cách chính xác.

2.3.2. Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học

Nội dung: Hoạt động học là hoạt động cơ bản cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ trong các môn học được tổ chức trong ngày cho trẻ. Mỗi lĩnh vực đều có những kết quả mong đợi riêng, song giáo viên có thể chú ý lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toáncho trẻ một cách linh hoạt, tạo tâm thế nhẹ nhàng, tự nhiên.             

Cách tiến hành: Không chỉ lồng ghép vào 1, 2 chủ đề, 1,2 hoạt động mà nội dung này cần được tích cực lồng ghép, tích hợp rất nhiều hoạt động, điều đó phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên. Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi...

Ví dụ: Trong tiết kể chuyện “Nhổ củ cải” cô cho trẻ đếm số lượng các nhân vật có trong câu chuyện. Cô đàm thoại các câu hỏi với trẻ như: Ông già đã mang củ cải về trồng trong vườn vào mùa nào các con? (mùa thu); Hằng ngày ông chăm sóc cây cải vào những buổi nào? (buổi sáng, buổi chiều); Ông già đã ra vườn nhổ củ cải về cho bà già và cô cháu gái vào buổi nào? (buổi sáng). Từ đó hình thành các biểu tượng về số lượng, biểu tượng về thời gian cho trẻ một cách nhẹ nhàng giúp trẻ hứng thú học tập.

2.3.3. Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động dạo chơi ngoài trời

Nội dung: Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về các biểu tượng toán học.

Cách tiến hành

Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài trời “Thu thập lá cây xếp hình”  cô cho trẻ thu thập lá cây, cành cây rụng rồi chia lớp thành 4 nhóm phân công nhiệm vụ cho trẻ xếp thành các hình hình học như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau khi các nhóm xếp xong, cô cho tất cả trẻ cùng đi kiểm tra kết quả của từng nhóm, và lúc này giáo viên tiến hành lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán bằng cách đặt các câu hỏi như: Đây là hình gì? Hình này có đặc điểm đường bao chung như thế nào? Các con hãy cùng so sánh, phân biệt các hình cho cô? Qua đó, cô giáo sẽ giúp trẻ củng cố lại kiến thức các hình học một cách đơn giản, gần gủi và không gây nhàm chán cho trẻ.

2.3.4. Lồng ghép, tích hợp vào giờ ăn, giờ ngủ

Nội dung: Tích hợp toán là hoạt động tác động thường xuyên nên không chỉ trong các hoạt động học mà ngay cả trong sinh hoạt ăn, ngủ, tại trường giáo viên cũng cần nên lồng ghép, tích hợp biểu tượng toán cho trẻ.

Cách tiến hành

Ví dụ: Trước giờ ăn, cô lấy đồ ăn cho trẻ ăn bữa trưa cô trò chuyện cùng trẻ : Hôm nay có bao nhiêu món ăn vậy các con? (trẻ hứng thú đếm và trả lời cô); Khi ăn các con phải cầm thìa cầm đũa bằng tay nào? (tay phải).

2.3.5. Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động góc

Nội dung: Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, hoạt động góc là cơ hội để trẻ tiếp xúc, làm quen với toán. Ở đó trẻ có thể thoải mái luyện tập và thể hiện các kỹ năng thực hành về các biểu tượng toán mà trẻ đã có. Các góc hoạt động không chỉ giúp trẻ ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn là nơi để lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng mới. Phần lớn ở các góc chơi, trẻ đều có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng tư duy về toán vào hoạt động chơi, giải quyết các tình huống xảy ra trong khi chơi.

Cách tiến hành

Ví dụ: Thông qua các trò chơi phân vai chủ đề “An toàn giao thông” trẻ sẽ được nhập vai vào các cô chú công an, người tham gia giao thông. Cô sẽ hướng dẫn và cho trẻ làm quen thiết bị điện thoại gọi đến các số 113 (gọi cảnh sát cơ động); 114 (gọi phòng cháy chữa cháy), 115 (gọi cấp cứu bệnh viện).

2.3.6. Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động trả trẻ

Nội dung: Biện pháp này, giúp đảm bảo được chất lượng và hiệu quả trong việc lồng ghép, tích hợp cho trẻ làm quen với toán, trẻ không chỉ được làm quen toán ở lớp mà còn được ôn tập ở nhà.

Cách tiền hành:

Giáo viên thực hiện biện pháp này bằng cách sau mỗi nội dung làm quen với toán ở lớp, giáo viên làm những phiếu bài tập gửi cho phụ huynh và nhờ phụ huynh kèm trẻ làm bài tập về nhà.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Bảng 2. So sánh khảo sát thực trạng trước và sau khi thực hiện đề tài

Nội dung

Kết quả

Khi chưa thực hiện các biện pháp lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán.

Khi đã thực hiện các biện pháp lồng ghép, tích hợp hình thành các biểu tượng toán

Số lượng

(cháu)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

( cháu)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng trẻ nhận biết và gọi tên đúng chữ số

20/41

48,8%

41/41

100 %

Số lượng trẻ có kĩ năng so sánh kích thước

25/41

60,9%

36/41

87,8%

Số lượng trẻ nhận biết và phân biệt các hình hình học

23/41

56,1%

34/41

82,9%

 

Sau một thời gian thực hiện đề tài lồng ghép, tích hợp các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non Xuân Hải - Nghi Xuân - Hà Tĩnh mà chúng em nghiên cứu, chúng tôi thấy các biện pháp mà chúng em đưa ra đã một phần nào đạt kết quả tương đối cao, đã hình thành các biểu tượng toán cho trẻ và trẻ có thái độ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động lồng ghép, tích hợp các biểu tượng toán. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã đạt được những kết quả như sau:

-  Số lượng trẻ nhận biết và gọi tên đúng chữ số: Trước khi thực hiện các biện pháp lồng ghép, tích hợp các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục là 20/41 cháu chiếm tỷ lệ 48,8 %, nhưng sau khi thực hiện đề tài thì số lượng trẻ nhận biết và gọi tên đúng chữ số là 41/41 cháu chiếm tỷ lệ 100%.

- Số lượng trẻ có kĩ năng so sánh kích thước: Trước khi thực hiện các biện pháp lồng ghép, tích hợp các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục là 25/41 cháu chiếm tỷ lệ 60,9 %, nhưng sau khi thực hiện đề tài thì số lượng trẻ  có kĩ năng so sánh kích thước là 36/41 cháu chiếm tỷ lệ 87,8 %.

- Số lượng trẻ nhận biết và phân biệt các hình hình học: Trước khi thực hiện  các biện pháp lồng ghép, tích hợp các biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục là là 23/41 cháu chiếm tỷ lệ 56,1 %, nhưng sau khi thực hiện đề tài thì số lượng trẻ có hiểu biết về môi trường là 34/41 cháu chiếm tỷ lệ 82,9 %.

Trong quá trình nghiên cứu và thức hiện đề tài chúng em đã áp dụng 6biện pháp đó là: (Lồng ghép tích hợp vào giờ đón trẻ,hoạt động thể dục sáng; Lồng ghép vào các hoạt động học; Lồng ghép tích vào hoạt động dạo chơi ngoài trời; lồng ghép tích hợp vào hoạt động góc; Trong giờ ăn giờ ngủ vệ sinh; Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động trả trẻ) để hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Xuân Hải - Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Trong các biện pháp mà chúng em đưa ra áp dụng cho các trẻ thì chúng em thấy “Biện pháp lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học” là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Vì biện pháp này nó không những chỉ lồng ghép, tích hợp vào 1,2 chủ đề; 1,2 hoạt động mà nó được lồng ghép, tích hợp vào rất nhiều chủ đề, hoạt động. Mỗi tuần đều có chủ điểm riêng, điều này làm cho việc lồng ghép, tích hợp trở nên phong phú, đa dạng rất phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1] Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

 [2] Đinh Thị Nhung (2010), Phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3] Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Tâm lí học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm.

[4] Cao Thị Sâm (2019), Kế hoạch thực hiện chủ đề giao thông, Trường Mầm non Xuân Hải – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.

[5] http://www.sch.vn/luu-tru/1004-giao-vien-gii/12766-day-hoc-tich-hop

[6] http://mnxuanhai.nghixuan.edu.vn/