Vận dụng phương pháp giả thiết tạm vào giải các bài Toán nâng cao cho học sinh Tiểu học
Lê Thị Nga-Khoa Sư phạm
1. Đặt vấn đề
Phương pháp dùng giả thiết tạm là một phương pháp điển hình, một thuật toán, một công cụ có hiệu quả để giải những bài toán có lời văn ở lớp 4, 5. Khi giải bằng phương pháp này đòi hỏingười học phải có trí tưởng tượng phong phú và phải biết vận dụng một cách linh hoạt.
Phương pháp giả thiết tạmrất có ý nghĩa, nó sẽ giúp hiểu rõ phương pháp này có thể giúp cho học sinh của mình vận dụng linh hoạt trong việc giải toán. Việc sử dụng phương pháp này giúp học sinh phát huy cao độ trí tưởng tượng và tư duy logic. Theo tôi là một giáo viên trong tương lai tôi thấy việc nghiên cứu giải toán, đặc biệt là phương pháp giả thiết tạm rất có ý nghĩa, nó giúp tôi hiểu về phương pháp và có thể hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt phương pháp này trong giải toán. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp giả thiết tạm vào giải các bài toán nâng cao cho học sinh Tiểu học” để làm hướng nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Phương pháp giải toán có lời văn ở tiểu học
2.1.1. Bài toán có lời văn
Nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học bao gồm 4 mạch kiến thức chính là: số học, đại lượng và đo đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Ngoài ra còn một số yếu tố thống kê miêu tả được dạy lồng ghép trong nội dung số học. Các kiến thức cơ bản này giúp cho học sinh hình thành kĩ năng học toán và dần làm quen với kiến thức toán học cao hơn. Trong đó, giải toán có lời văn là một phần rất quan trọng của môn Toán Tiểu học. Nó góp phần vào việc cũng cố, luyện tập các kiến thức về số học, đại lượng, hình học đã học cũng như nâng cao năng lực tư duy của học sinh.
Các bài Toán có lời văn đơn giản có thể áp dụng ngay công thức, quy tắc có thể giải ra. Nhưng cũng có những bài toán phức tạp hơn không thể chỉ áp dụng ngay công thức hay quy tắc để tính mà phải có các bước suy luận từ cái đã biết để suy ra cái cần tìm.
2.1.2. Các bước giải một bài toán có lời văn
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đây là bước học sinh đọc kĩ đề bài, hiểu rõ đề bài, xác định các yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường. Nếu học sinh chưa hiểu một số thuật ngữ trong đề bài thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán.
Từ đó học sinh có thể tóm tắt lại bài toán mà không cần đọc lại nội dung bài toán.
Bước 2: Lập kế hoach giải toán
Bước này gắn liền với việc phân tích các dữ kiện và yếu tố phải tìm của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng để phát hiện ra các phép tính cần thực hiện. Hoạt động này thường:
Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán dùng sơ đồ đoạn thẳng, dùng hình vẽ hay dùng biểu đồ ven…
Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết thực hiện các phép tính số học, có hai hình thức: đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu hoặc đi từ các số liệu đến câu hỏi của bài toán.
Bước 3: Thực hiện giải toán
Dựa vào kết quả phân tích bài toán ở bước lập kế hoạch giải toán, thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số có kèm theo lời giải.
Bước 4: Kiểm tra và nghiên cứu sâu bài toán
Bước này nhằm mục đích kiểm tra quá trình giải bài toán
Tìm cách giải khác và so sánh các cách giải
- Khai thác bài toán tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải bài toán đó.
- Thực tế đây chỉ là cách giải một bài toán cơ bản. khi học toán học sinh gặp các bài toán khó dễ khác nhau không thể tuần tự 4 bước trên mà giải ngay được. Khi gặp các bài toán như vậy cần có phương pháp để giải.
2.2. Phương pháp giả thiết tạm ở tiểu học
2.2.1. Khái niệm
Phương pháp giả thiết tạm là phương pháp áp dụng để giải các bài toán mà phần cần tìm gồm ít nhất hai số chưa biết, còn phần đã cho gồm một số điều kiện ràng buộc các số chưa biết đó với nhau. Ý tưởng của phương pháp này là nhờ một giả thiết tự đặt ra một cách thích hợp( giả thiết tạm) ta khử bớt các yếu tố tham gia vào các điều kiện đã cho, trên cơ sở đó tìm ra một số chưa biết, nó lần lượt tìm các số còn lại.
2.2.2. Phương pháp giả thiết tạm
Phương pháp này thường dùng đối với bài toán, trong đó đề cập đến hai đối tượng (người, vật hay sự việc) có những tính chất biểu thị bằng hai số lượng chênh lệch nhau, chẳng hạn hai chuyển động có vận tốc khác nhau, hai công cụ có hai năng suất khác nhau, hai loại vé giá tiền khác nhau…
Phương pháp chung khi giải bài toán này: ta thử đặt ra một trường hợp không xảy ra, không phù hợp với điều kiện bài toán, một khả năng không có thật thậm chí một tình huống vô lí (chính vì vậy phương pháp này đòi hỏi người giải toán sức tưởng tượng phong phú, suy luận linh hoạt…). Tất nhiên giả thiết ấy chỉ là tạm thời, nhưng phải tìm được giả thiết ấy, nhằm đua bài toán về một tình huống quen thuộc, đã biết cách giải hoặc dựa trên cơ sở đó để tiến hành lập luận mà suy ra được cái phải tìm.
Những bài toán giải được bằng phương pháp giả thiết tạm đều có thể giải bằng phương pháp khác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cách giải bằng giả thiết tạm thường gọn gàng, dễ hiểu, mang tính chất “độc đáo”.
2.2.3. Tác dụng của phương pháp giả thiết tạm
- Giả thiết tạm là phương pháp góp phần giúp học sinh có khả năng tư duy linh hoạt, sức tưởng tượng phong phú.
- Học sinh có thể giải bài toán sử dụng giả thiết tạm một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn.
- Huy động được khả năng, trí tuệ của học sinh để giải bài toán.
2.2.4. Các bước giải bài toán bằng phương pháp giả thiết tạm
Bước 1: Thay một giả thiết bằng một giả thiết tạm vượt ra ngoài dữ kiện nào đó của bài toán nhưng vẫn tôn trọng các dữ kiện của bài.
Bước 2: Từ dữ kiện hay giả thiết thay đổi đó dẫn đến các dữ kiện liên quan đến nó cũng thay đổi theo điều kiện bài.
Bước 3: Phân tích sự thay đổi đó, rồi đối chiếu các điều kiện của bài toán phát hiện ra nguyên nhân thay đổi và tìm ra phương pháp điều chỉnh thích hợp để đáp ứng toàn bộ yêu cầu của bài.
Ví dụ: “ Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?”
CÁCH GIẢI:
Bước 1: Theo dữ kiện đề bài thì cả gà và chó là 36 con. Nhưng ta giả thiết tạm là cả 36 con đều là chó.
Bước 2: Từ giả thiết tạm đó dẫn đến các dữ kiện thay đổi theo là:
Nếu cả 36 con đều là chó thì tổng số chân lúc này là: