foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Tôi có gần 10 năm đi dạy Toán tại trường THPT chuyên chất lượng hàng đầu đất nước. Trong thời gian đó đã chủ nhiệm 02 lớp chuyên Toán. Tôi và các đồng nghiệp dạy cho các em vô vàn bài tập Toán khó cả tư duy và kỹ thuật gồm các vấn đề về Tổ hợp, Số học, phương trình hàm, Bất đẳng thức, Hình học, …. Không loại trừ các bài toán phục vụ mục đích ôn thi đại học với các nội dung hệ phương trình bậc cao, phương trình và bất phương trình vô tỷ vô cùng phức tạp. Học xong phổ thông hầu như các em vào các trường Kinh tế, Kỹ thuật, Y – Dược và gần như không quan tâm về Toán. Toán học trở thành xa lạ với các em.

            Một hôm trên facebook của một học trò cũ chuyên Toán xuất hiện một dãy các con số mà cậu cho là vi diệu:

                                                   142857x1=142857

                                                   142857x2=285714

                                                   142857x3=428571

                                                   142857x4=571428

                                                   142857x5=714285

                                                  142857x6=857142

                                                  142857x7=999999

            Cậu ta còn nói rằng dù không đi học chuyên sâu về Toán nhưng là cựu HS chuyên Toán, Toán học vẫn mãi mãi là một tình yêu.

            Trên facebook của GS. TSKH. Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio) đã nhắc đến khái niệm ngày Pytagore, tức là ngày thỏa mãn phường trình nghiệm nguyên dương x2 + y2 = z2 trong đó x là ngày, y là tháng và z là hai số cuối của năm. Ví dụ các ngày 15/08/2017 (152 + 82 = 172 ), 16/12/2020 (162 + 122 = 202). Toán học như vậy đó nó nằm ngay trong cuộc sống phong phú của chúng ta.

            Nhân dịp Seagame, với ngôn ngữ hài hước và dí dỏm, GS. Vũ Hà Văn (Yale University) đã giới thiệu trên facebook của anh bài toán sau đây:

            Anh A và cô B bơi ở bể bơi dài 25 m. Vận tốc anh A là x m/phút và cô B là y m/phút. Không mất tính tổng quát giả sử y > x+1 > 20. Đôi trai tài gái sắc này bơi đi bơi về rất lâu, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hỏi thời gian anh A  nhìn thấy mông cô B là bao lâu?

             Bài toán này mặc dầu rất sơ cấp nhưng khó và đã thu hút được nhiều người trên facebook tham gia giải và chứa đựng trong lời giải nhiều kiến thức Toán học hết sức sâu sắc. Nhưng trước hết bài toán thú vị nhân dịp Seagame diễn ra với thành tích vượt trội của vận động viên bơi Ánh Viên (chính là cô B trong bài toán).

            Giảng dạy Toán học ở trường phổ thông góp phần phát tư duy logic, chính xác chặt chẽ cho HS. Toán học cũng góp phần hình thành tư duy phân tích tổng hợp cho các em. Sau này, khi bước ra cuộc đời có thể các em có thể không còn biết tính tích phân, đạo hàm, giải các phương trình mũ, loga, lượng giác…Nhưng Toán học với tư duy logic chặt chẽ không thể thiếu trong hành trang của các em. Và phải chăng Toán học còn góp phần phát triển các giá trị Chân, Thiện, Mỹ cho các em? Dĩ nhiên là từ các biểu thức vi diệu của cậu cựu HS chuyên Toán, ngày Pytagore, Toán ngắm “mông”. Chứ chắc chắn các bài toán phương trình vô tỷ với căn thức nhiều lớp, các bài bất đẳng thức biến đổi phức tạp, những phép tính tích phân khủng khiếp chỉ làm cho xã hội nói chung và HS nói riêng càng ghét Toán hơn mà thôi.