foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Vào lúc 9h ngày 29/04/2022, tại phòng học 304 giảng đường A5, Trường đại học Hà Tĩnh, Chi đoàn K13 Giáo dục mầm non, Khoa Sư phạm đã tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm tháng 4.

Về tham dự sinh hoạt tại chi đoàn với sự có mặt của Đ/c Hà Huy Tài - Ủy viên BCH, Phó trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn; Đ/c Mai Thị Huyền - Cán bộ Văn phòng Tỉnh đoàn; Đ/c Võ Thị Diệu Hồng - Ủy viên BCH Đoàn trường, Phó Bí thư LCĐ khoa Sư phạm; Đ/c Nguyễn Đình Nam - Bí thư LCĐ khoa Sư phạm và đại diện các chi đoàn bạn.

LCD 6 5 1

Buổi sinh hoạt với các nội dung: Đánh giá hoạt động trong tháng vừa qua, triển khai các hoạt động trong tháng tới; Tuyên truyền kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước, Tuyên truyền học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Triển khai lấy ý kiến góp ý Văn kiện Đại hội Tỉnh đoàn, Sửa đổi Điều lệ Đoàn; Tổ chức trò chơi tìm hiểu về Đoàn TNCS HCM; Triển khai phần mềm Quản lý đoàn viên và App Thanh niên Việt Nam. Đặc biệt, sinh hoạt chi đoàn chủ điểm tháng 4 nhấn mạnh về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” khơi dậy tinh thần năng nổ học tập, nhiệt huyết tham gia tình nguyện, sáng tạo trong mỗi ĐVTN, thi đua chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/05. 

LCD 6 5 2

Đây cũng chính là sân chơi lành mạnh, bổ ích để ĐVTN thể hiện khả năng hiểu biết, giúp rèn luyện kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

LCD 6 5 3

Tại buổi sinh hoạt, đoàn viên thanh niên đã được nghe các ý kiến phát biểu chỉ đạo định hướng của các đồng chí trong BCH Tỉnh đoàn, Liên chi đoàn; qua đó giúp chi đoàn có hướng nhìn sâu sắc hơn, định hướng hoạt động cũng như việc từng bước phát triển xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở ngày càng phát triển vững mạnh, các hoạt động của Chi đoàn sát thực hơn, cụ thể hơn và gần gũi với ĐVTN hơn.

nghiên cứu của sinh viên, tạo diễn đàn cho sinh viên thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học của mình và tiến tới có thể tham dự những Hội nghị nghiên cứu khoa học ở cấp Trường, cấp Quốc gia. Chiều ngày 26/4/2022, tại Hội trường tầng 2, tòa nhà hành chính-Trường Đại học Hà Tĩnh, khoa Sư phạm tổ chức thành công Hội nghị sinh viên khoa học năm học 2021 – 2022.

Tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học  năm học 2021 – 2022, có TS. Trần Thị Ái Đức – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh; ThS. Đặng Thị Thái Linh– chuyên viên phòng Nghiên cứu khoa học ;  ThS. Ngô Tất Đạt – Trưởng phòng Chính trị công tác HSSV; TS. Lê Văn An –Trưởng khoa Sư phạm, ThS. Nguyễn Khánh –  Phó Trưởng khoa Sư phạm; cùng đông đảo quý thầy cô giáo, các bạn SV trong khoa.

Hong 29 4 1

Phát biểu khai mạc, TS. Lê Văn An đã nhấn mạnh rằng: Hội nghị Sinh viên NCKH là một trong những hoạt động thường niên của sinh viên Khoa Sư phạm; là diễn đàn cho sinh viên có cơ hội vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học, những tri thức đã được học vào việc giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra. Để từ đó, sinh viên có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình; nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của bản thân.

Tại hội nghị, các tác giả đã tự tin trình bày kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục và nhận được sự đánh giá cao từ Hội đồng Giám khảo, cho thấy quá trình nghiên cứu nghiêm túc, say mê của các em. Các đề tài đã nhận được nhiều góp ý quý báu từ các thành viên trong Hội đồng  Giám khảo và các giảng viên của khoa , từ đó giúp các tác giả đề tài nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Sau gần 4 giờ làm việc nghiên túc, công bằng, Ban Giám khảo đã chọn ra những đề tài xuất sắc, nổi bật để trao giải, gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 2 giải khuyến khích,  cụ thể:

- Giải Nhất:

Đề tài: Tìm hiểu nội dung dạy học số tự nhiên ở lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên cơ sở của lí thuyết tập hợp và ánh xạ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hà ( K11 GDTH).

Hong 29 4 2

- Giải Nhì:

+  Đề tài: Tính nhạc trong thơ của một số tác giả tiêu biểu trong chương trình Tiểu học và giá trị của tính nhạc trong thơ đối với học sinh tiểu học. SV thực hiện: Phan Thị Hà Trang, Đặng Thị Linh ( K26 GDTH).

Hong 29 4 3

+ Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường Đại học Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. SV thực hiện:   Lê Trần Thủy Hà, Nguyễn Thị Cúc ( K13 GDTH).

- Giải Ba:

+ Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi toán học vào dạy học môn Toán lớp 2 theo chương trình SGK mới. SV thực hiện: Nguyễn Thị Vân ( K11 GDTH)

+ Đề tài: Hệ phương trình đồng dư và các bài toán dành cho HS tiểu học. SV thực hiện:          Phan Thị Hà Trang, Đặng Thị Linh ( K26 GDTH).

Hong 29 4 4

- Giải Khuyến khích:

+ Đề tài: Đẳng diện, đẳng hợp với bài toán cắt ghép hình ở tiểu học. SV thực hiện: Hoàng Thị Oanh, Phan Văn Việt Hoàng ( K13 GDTH).

+ Đề tài: Vận dụng lý thuyết tổ hợp giải các bài toán tiểu học. SV thực hiện:     TrầnThị Thùy Dung ( K13 GDTH).

Hong 29 4 5

 

El Nino và La Nina là hai khái niệm phổ biến trong sinh thái học phản ánh hai chiều hướng trái ngược của thời tiết khí hậu nhưng luôn đi liền nhau. Hai quy luật thời tiết này xuất hiện trong tự nhiên như một điều tất yếu cân bằng của thời tiết ngoài ý muốn của con người. Tuy nhiên, tần suất và mức độ của hai hiện tượng này đang thay đổi vượt ra khỏi dự đoán của con người, tạo ra các trận lũ lụt nghiêm trọng và hạn hán kéo dài trầm trọng ảnh hưởng rất lớn đến trái đất và đời sống con người và sinh vật. EL Nino và La Nina là hiện tượng gì? Nguyên nhân và hậu quả của nó như thế nào là câu hỏi rất nhiều người muốn được khám phá.

  1. El – Nino và xu hướng thời tiết thế giới.

 El Nino là viết tắt của El Niño de Navidad trong tiếng Tây Ban

Nha - có nghĩa là cậu con trai của Chúa. Các ngư dân Nam Mỹ lần đầu tiên nhận thấy thời kỳ nước ấm bất thường ở Thái Bình Dương vào những năm 1600.El Niño được cho là diễn ra từ 2 đến 7 năm một lần và có thể kéo dài từ vài tháng hoặc có thể lên đến hai năm. El Nino thường đạt cực đại vào khoảng tháng 12. Nó còn được gọi là pha ấm của chu kỳ

 Lam1

Hình 1: Biểu hiện của El NinoTheo NOAA (National Oceanic atmospheric Administration) El Nino

được đặc trưng bởi nhiệt độ nước biển ấm bất thường ở Thái Bình Dương Xích đạo. El Nino là một sự dao động của hệ thống đại dương - khí quyển ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, gây ra những hậu quả quan trọng đối với thời tiết trên toàn cầu

 El Nino được gây ra bởi sự suy yếu của gió mậu dịch, dẫn đến việc đẩy

nước bề mặt ấm về phía tây và ít nước lạnh hơn về phía đông. Kết quả cuối cùng là những thay đổi nghiêm trọng về thời tiết và nhiệt độ trên khắp thế giới.

El Nino biểu hiện khác nhau tùy từng dịp, nhưng đặc điểm chắc chắn nhất là nó tạo ra những thay đổi to lớn trong các kiểu thời tiết. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến những đợt khô hạn và hạn hán khắc nghiệt. Indonesia, Philippines và Australia hầu hết chứng kiến ​​điều kiện khô hạn hơn bình thường cùng với hạn hán, cháy rừng và năng suất cây trồng kém. Hay sự suy yếu của gió mậu dịch cho phép các vùng nước dọc theo bờ biển của Peru và Chile ấm lên và gây ra tình trạng ấm bất thường ở các bờ biển Nam Mỹ, góp phần gây ra mưa lớn và lũ lụt.

  1. La nina và xu hướng thời tiết thế giớiLa Nina có nghĩa là Cô bé trong tiếng Tây Ban Nha. La Nina đôi khi còn

được gọi là El Viejo hay còn gọi là Anti- Elnino nghĩa là ngược lại El Nino, hoặc đơn giản là "một sự kiện lạnh giá. Trong các sự kiện La Nina, gió mậu dịch thậm chí còn mạnh hơn bình thường, đẩy nhiều nước ấm hơn về phía châu Á. Ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Mỹ, lượng nước dâng cao tăng lên, mang nước lạnh, giàu chất dinh dưỡng lên bề mặt. La Nina thường xuất hiện ngay sau khi El Nino suy yếu với chu kỳ thường dài hơn chu kỳ của El Nino. Trung bình một lần xuất hiện La Nina khoảng 14 đến 24 tháng.Những vùng nước lạnh này ở Thái Bình Dương đẩy dòng phản lực lên

phía bắc. Điều này có xu hướng dẫn đến hạn hán ở miền nam Hoa Kỳ và mưa lớn và lũ lụt ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Canada. Trong một năm La Nina, nhiệt độ mùa đông ấm hơn bình thường ở miền Nam và mát hơn bình thường ở miền Bắc. La Nina cũng có thể dẫn đến một mùa bão nghiêm trọng hơn.

 Lam2

Hình 2: Biểu hiện của La Nina

Tham khảo: NOAA https://oceanservice.noaa.gov/facts/ninonina.html

Nhiệt làm cho các chất giãn nở. Bởi vì nhiệt làm cho các nguyên tử và phân tử trong chất chuyển động nhanh hơn. Kết quả là chúng chiếm nhiều không gian hơn. Điều này đúng cho các chất khí, chất lỏng và chất rắn, nhưng các chất khí giãn nở nhiều hơn các chất lỏng, và các chất lỏng giản nở nhiều hơn các chất rắn. Khi một chất nguội lại, các phân tử chuyển động chậm lại, kết quả là các chất co lại.

Quan 8 4 1

Bộ điều nhiệt được chế tạo sử dụng nguyên lý của sự giãn nở. Chức năng của một bộ điều nhiệt là duy trì một nhiệt độ không đổi suốt một khoảng thời gian. Chúng được sử dụng trong các tủ lạnh, hệ thống sưởi và làm mát, và trong nhiều quá trình công nghiệp.

Quan 8 4 2

Khi các vật liệu khác nhau cùng được nung nóng, một số chất giãn nở nhiều hơn các chất khác. Ví dụ, nếu đồng thau được nung nóng thêm một độ C, chúng sẽ giãn nở thêm 15/1000 chiều dài của nó. Nung nóng đồng nguyên chất chẳng hạn, nó sẽ giãn nở khoảng 90% chiều dài của nó. Một loại bộ điều nhiệt gồm một dãi đồng thau và một giải đồng nguyên chất để hình thành nên một băng kép ( một dãi lưỡng kim). Khi một băng kép được nung nóng, các chất khác nhau sẽ giãn nỡ những lượng khác nhau. Kết quả là, băng kép bị cong về phía của chất bị giãn nở ít hơn. Sự bẻ cong này được sử dụng để vận hành một cái van hoặc đóng và mở một mạch điện, và nhiều hệ thống thiết bị khác.

Quan 8 4 3

Một băng kép như vậy được sử dụng trong hệ thống nhiệt trung tâm. Nó ngắt mạch khi không khí chạm đến ngưỡng nhiệt, và đóng mạch khi nhiệt độ giảm. Một đầu của băng kép được thả tự do, trong khi đầu còn lại được gắn chặt. Đầu tự do điều khiển một mạch điện được điều chỉnh bởi đầu đốt khí hoặc dầu. Băng kép cong khi nó được nung nóng. Ở một nhiệt độ nhất định nào đó, độ cong của băng kép đủ để ngắt kết nối, đo đó ngắt đầu đốt. Khi không khí nguội đi, băng kép duỗi thẳng cho đến khi nó tạo kết nối và tiếp tục đóng đầu đốt.

         Kính thưa quý vị đại biểu!

         Kính thưa đoàn chủ tịch đại hội!

         Thưa các bạn Đoàn viên dự đại hội!

         Thưa tất cả Đoàn viên Liên chi đoàn khoa Sư phạm!

         Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt chi ủy và BCN Khoa đến dự Đại hội Liên chi đoàn khoa SP. Lời đầu tiên, thay mặt chi bộ, cán bộ giảng viên Khoa cho phép tôi gửi lời chúc sức khỏe đến quý vị đại biểu, đoàn chủ tịch, các đại biểu Đoàn viên và tất cả Đoàn viên khoa Sư phạm. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!

Nam23 3 4

          Đến dự Đại hội với vai trò Bí thư chi bộ, Trưởng khoa SP tôi xin biểu dương những thành tích đã đạt được trong thời gian qua của Liên chi đoàn. Như chúng ta đã biết, Liên chi đoàn khoa SP được hợp nhất từ hai LCĐ khoa SP Giáo dục Mầm non, Tiểu học và LCĐ Khoa SP Tự nhiên với những thế mạnh phong trào của 2 LCĐ có thể kể dến:

         +) Phát triển Đảng – Đây là điểm nổi bật nhất của 2 LCĐ. Hàng năm số SV được đứng trong đội ngũ của Đảng từ 2 LCĐ là vượt trội so với đơn vị khác; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng là điểm nổi bật quan trọng. Trong các đội văn nghệ, dân ca, dân vũ hình ảnh của chúng ta luôn nổi bật đi đầu.      

          +) Các đội tuyển Olimpic Sinh viên Toán , Lý, Hóa đạt được nhiều kết quả đến từ LCĐ khoa SP Tự nhiên. Ngoài ra phong trào NCKH của giảng viên trẻ, SV NCKH cũng có nhiều kết quả nổi bật.

           Từ khi sáp nhập, phong trào Đoàn của khoa SP tiếp tục duy trì, phát huy các đặc điểm nổi trội: như phát triển Đảng, phong trào VHVN, TDTT, phong trào SV tình nguyện, câu lạc bộ đội nhóm, các hoạt động sôi nổi trong phong trào rèn luyện NVSP, triển lãm tranh hình của gạo. Đặc biệt khoa SP luôn đóng góp những hạt nhân xuất sắc, đi đầu trong các hoạt động phong trào của Đoàn trường, Hội sinh viên. Những thành tích đạt được của Đoàn, Hội trường ĐH Hà Tĩnh không thể không nhắc đến vai trò nổi bật của LCĐ khoa SP trong các hội thi: chẳng hạn như hội thi An toàn Giao thông Bắc Trung bộ mà Đoàn trường ĐH Hà Tĩnh đạt giải nhất.

Nam23 3 5

          Tuy nhiên, chi ủy và BCN khoa nhận thấy có một vài hoạt động quan trọng đang bị chững lại và có xu hướng tụt hậu, bao gồm: sự tụt lại của phong trào SV NCKH, số Đoàn viên, SV làm khóa luận tốt nghiệp và tiểu luận giảm sút về số lượng và chất lượng, các đội tuyển olimpic SV không còn tồn tại do khó khăn về tuyển sinh các ngành SP Toán, Vật lý, Hóa học.

          Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng: phòng trào Đoàn hội của LCĐ khoa SP là lá cờ đầu trong phong trào Đoàn, Hội của Trường ĐH Hà Tĩnh, có nhiều hoạt động bề nổi, chiều sâu tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế gắn với nhiệm vụ học tập và nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học của Khoa.

          Trong thời gian tới, chi ủy và BCN khoa yêu cầu quán triệt trong tất cả Đoàn viên, thanh niên khoa những nội dung sau:

  • Tiếp tục tăng cường học tập quán triệt các nội dung học tập làm theo tấm

gương, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phong cách người Đoàn viên, sinh viên và người giáo viên trong tương lai.

  • Tiếp tục chú trọng và tăng cường phát triển Đảng. Nội dung phát triển Đảng

ngoài tăng cường số lượng còn tăng cường những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng.

  • Đẩy mạnh các phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp bao gồm

các nội dung:

  • Tăng cường học tập, rèn luyện chuyên môn trong đó yêu cầu tăng cường

khả năng tự học, tự nghiên cứu của Đoàn viên SV. Chú trọng yêu cầu SV học tập trên thư viện từng bước hình thành góc học tập của SV khoa SP tại trung tâm thư viện trường ĐH Hà Tĩnh.

  • Đẩy mạnh hơn nữa phong trào rèn luyện NVSP trong đó phát huy khả

năng khai thác các phòng rèn luyện NVSP tại ký túc xá, thành lập các câu lạc bộ Toán, Văn, Viết chữ và làm đồ dùng dạy học.

  • Duy trì một năm 2 – 3 số nội san Khoa học giáo dục.
  • Đẩy mạnh phong trào SV NCKH, làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp đặc

biệt nhấn mạnh 2 khía cạnh: Đưa SV NCKH trở thành tiêu chí phát triển Đảng trong cả hoạt động xét kết nạp và xét chuyển chính thức; Ấn chỉ tiêu khóa luận tốt nghiệp cho các khóa và gắn với chế tài khi không hoàn thành nhiệm vụ làm khóa luận tốt nghiệp. Phấn đấu trong các năm học tới SV khoa SP sẽ có bạn đạt giải nhì SV NCKH cấp trường trở lên.

  • Hình thành trở lại phong trào olimpic SV. Phấn đấu năm học 2022 –

2023 có đội tuyển thi olimpic Toán SV Toàn quốc.

  • Về các hoạt động bề nổi phong trào Đoàn hội: đề nghị LCĐ tiếp tục phát

huy hơn nữa các thế mạnh của LCĐ khoa trong các phong trào VHVN, TDTT (nữ), duy trì phát huy các câu lạc bộ, đội nhóm; LCĐ tiếp tục đóng góp tích cực, đi đầu trong phong trào Đoàn, Hội của Đoàn trường, Hội sinh viên. Phải giữ bằng mọi giá vị thế dẫn đầu của LCĐ khoa SP trong tổ chức Đoàn trường.

  • Xây dựng BCH, thường vụ LCĐ có sức chiến đấu cao, trách nhiệm, tâm

huyết với phong trào và hoạt động của LCĐ. Gắn trách nhiệm của đọi ngũ lãnh đạo LCĐ với xếp loại Đảng viên, viên chức người lao động (Đoàn viên là cán bộ viên chức) và trách nhiệm trong công tác phát triển Đảng: bao nhiêu % Đoàn viên  trong BCH hoàn thành nhiệm vụ Đảng viên dự bị được chuyển chính thức, bao nhiêu phần trăm UV BCH được đứng trong hàng ngũ của Đảng trong nhiệm kỳ (Chi ủy đề xuất 100%).

  • Trong các hoạt động bề nổi, tham gia các hoạt động của Đoàn trường, Hội

SV chi ủy, BCN khoa sẽ tùy tình hình cụ thể đặt ra các chỉ tiêu cụ thể, yêu cầu kết quả để tránh hình thức. Gắn các kết quả đạt được với vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Các chỉ tiêu về bằng khen TW Đoàn, tỉnh đoàn hàng năm BCH liên chi Đoàn đăng ký chỉ tiêu với chi ủy và cuối năm tổng kết sẽ rà soát để đánh giá xếp loại Đảng viên, viên chức của Bí thư, P. Bí thư. Không hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao các đồng chí thường vụ LCĐ, BCH, Bí thư, P. BT phải chịu trách nhiệm trước chi bộ và BCN Khoa.

  • Gắn các phong trào Đoàn và Hội sinh viên với công tác quản lý HSSV.

Trong sinh hoạt của LCĐ tăng cường GD đạo đức, lối sống, tình yêu trong sáng, sức khỏe sinh sản. Hạn chế tình trạng nữ SV nghỉ sinh trong quá trình học tập và thực tập SP.

  • Gắn các hoạt động của phong trào Đoàn, Hội sinh viên Khoa với xây dựng

hình ảnh, truyền thống 60 năm ngành SP  của Khoa.  LCĐ, Hội SV Khoa phải có đóng góp tích cực để quảng bá hình ảnh nhà trường và Khoa. Sắp tới đây Khoa có chủ trương xây dựng phòng truyền thống của ngành SP 60 năm hình thành và phát triển, chi ủy và BCN khoa yêu cầu Đoàn, Hội có những đóng góp thiết thực để làm phong phú hình ảnh của phòng truyền thống.

  • Hoạt động của phong trào Đoàn, Hội sinh viên còn gắn với công

tác quảng bá tuyển sinh của Khoa. Chi ủy, BCN khoa nhận thức rằng có SV đông về số lượng và chất lượng thì phong trào Đoàn và thanh niên mới phát triển bền vững và vững mạnh. Do đó quảng bá TS đóng vai trò then chốt để LCĐ giữ được vị thế đầu tàu của Đoàn Trường. Gắn các phong trào Đoàn, Hội với phong trào khởi nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành của Hệ đào tạo SP trong khoa.

   Cuối cùng, thay mặt chi ủy, BCN khoa tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, đoàn chủ tịch, đại biểu và Đoàn viên thanh niên dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp và chúc cho phong trào thanh niên của LCĐ tiếp tục vững mạnh xứng đáng là ngọn cờ đầu trong phong trào Đoàn, Hội của trường ĐH Hà Tĩnh. Xin cảm ơn Đại hội!