foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Giải Nobel hóa học là một giải thưởng thường niên của Viện Caroline – Thụy Điển. Đây là một trong năm giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 trao cho các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Hòa bình, cùng Sinh lý học và Y khoa từ năm 1901. Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải Nobel Hóa học do Quỹ Nobel quản lý và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Người nhận giải Nobel Hóa học đầu tiên là nhà khoa học người Hà Lan Jacobus Henricus van 't Hoff với công trình khám phá ra các định luật về động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch.  Mỗi nhà khoa học nhận được một huy chương, bằng chứng nhận và cùng với phần thưởng tài chính, số tiền thưởng hàng năm có thay đổi theo thời gian. Lễ trao giải thưởng diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel.
Từ năm 1901 tới năm 2019, Ủy ban Nobel đã trao tặng 110 giải Nobel Hóa học cho 184 nhà khoa học trên khắp thế giới, trong đó chỉ có bốn người là phụ nữ, đó là: Marie Curie (1911), Irène Joliot-Curie (1935), Dorothy Hodgkin (1964) và Ada Yonath (2009). Trong số những nhà khoa học đoạt giải, 25 người có công trình nghiên cứu về hóa hữu cơ là lĩnh vực có nhiều giải Nobel hóa học nhất. Xét về tuổi tác, người đoạt giải Nobel Hóa học trẻ nhất là Koichi Tanaka vào năm 2002 khi 43 tuổi. Người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất là Charles J. Perdersen vào năm 1987 khi ông đã sang tuổi 83. Nhà Curie có lẽ cũng là gia đình nhận giải Nobel nhiều nhất. Hai vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1903. Marie Curie nhận giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Con gái của họ là Irene Joliot-Curie được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1935, cùng với chồng Frederic Joliot. Ngoài ra còn có Linus Carl Pauling được trao giải Nobel 2 lần trong hai lĩnh vực hóa học và hòa bình. Có 8 năm giải thưởng không được tổ chức: 1916, 1917, 1919, 1924, 1933, 1940, 1941, 1942. Có thể không trao giải do ảnh hưởng của thế chiến I và thế chiến II.

(Danh sách các Nhà Khoa học đạt giải ở tệp đính kèm)

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA LÀNH MẠNH, TÍCH CỰC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ThS. Đặng Thị Yến

Khoa Sư phạm – Trường Đại học Hà Tĩnh

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT

Ngày nay, khi văn hoá đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, vấn đề xây dựng môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hóa trong các nhà trường nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và bức thiết. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng là sứ mệnh, mục tiêu định hướng của mỗi nhà trường, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội. Việc xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực cần phải có những bước đi và những biện pháp phù hợp mới có thể kế thừa, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đồng thời loại bỏ được những giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường. Bài viết của chúng tôi đi vào đề cập một số giải pháp về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong các cơ sở giáo dục đại học.

TỪ KHÓA: Môi trường văn hóa, lành mạnh, tích cực, giải pháp, cơ sở giáo dục đại học.

Xem thêm: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA LÀNH MẠNH, TÍCH CỰC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Âm nhạc được xem là một trong những phương tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ trước tuổi học. Những hoạt động mang tính nghệ thuật như ca hát, nhảy múa… là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Qua đó, âm nhạc góp phần tích cực trong việc phát triển ở trẻ cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu trong sáng, khuyến khích trẻ cảm nhận cái đẹp.

Giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội và hiểu cái đẹp, phân biệt được cái đẹp, hoạt động độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động khác nhau.

Âm nhạc được coi là một phương tiện giáo dục thẩm mĩ có hiệu quả nhất đối với trẻ em. Giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, âm nhạc đã đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách thích thú và hấp dẫn. Những hình ảnh của con vật, của sự vật hiện tượng được nhân cách hóa, hòa quyện vào những nét đẹp của con người như: Chim chích bông (Văn Dung - Lời thơ: Nguyễn Viết Bình), Chú mèo con (Nguyễn Đức Toàn)… đã giúp trẻ cảm nhận, phân biệt, yêu quí cái đẹp và đây cũng là mầm mống cho sự sáng tạo cái đẹp. Thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh là cái nền của tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp.

Trong các bộ môn nghệ thuật, âm nhạc được coi là phượng tiện hiệu quả nhất để hình thành mối quan hệ thẩm mĩ với âm nhạc trong ý thức của trẻ một cách sâu sắc. Quan hệ thẩm mĩ với âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của trẻ, sự hình thành những quan hệ giữa trẻ và âm nhạc, đó là một tập hợp những mối liên hệ có lựa chọn của riêng trẻ với các tác phẩm âm nhạc và các dạng hoạt động âm nhạc. Quan hệ thẩm mĩ thể hiện những kinh nghiệm của riêng trẻ và xác định những hoạt động cũng như mọi cảm xúc gắn với âm nhạc ở trẻ và có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách trẻ.

Trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc trẻ trải nghiệm những xúc động sâu sắc. Trong khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, hưởng ứng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng, phấn khởi… Bài hát "Ru em búp bê ngủ" đưa trẻ đến với tình cảm dịu dàng, nhẹ nhàng. Từ đó, nảy sinh tình yêu với âm nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạt động âm nhạc.

Trong quá trình tiếp xúc với âm nhạc thị hiếu âm nhạc ở trẻ được hình thành trên cơ sở tích lũy được hoạt động âm nhạc như chăm chú lắng nghe, biết so sánh và đánh giá những khái niệm âm nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất như biết phân biệt những phương tiện diễn tả cơ bản của âm nhạc: âm thanh cao thấp, to nhỏ; âm sắc của các giọng hát, nhạc cụ; phân biệt tính biểu cảm của các hình tượng âm nhạc khác nhau: tính êm dịu, ngân nga của đường nét giai điệu, tính sôi nổi, linh hoạt của nhịp điệu…; nhận biết được cấu trúc âm nhạc sơ giản nhất (của đoạn chậm và đoạn nhanh…).

Cuối cùng, phát triển khả năng thể hiện âm nhạc một cách độc lập và sáng tạo ở trẻ. Cụ thể:

- Tai nghe giai điệu tiết tấu và cảm giác về điệu tính.

- Biết thể hiện một cách diễn cảm trong các hoạt động âm nhạc như hát, múa, trò chơi âm nhạc.

- Có yếu tố sáng tạo trong các hoạt động biểu diễn âm nhạc

- Biết đánh giá chất lượng biểu diễn của bạn.

Nhìn chung, mức độ phát triển khả năng âm nhạc cũng đồng thời với mức độ hình thành khả năng thẩm mĩ của trẻ. Hay âm nhạc có vai trò to lớn trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non.

Được tiếp xúc với âm nhạc, qua lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ. Ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi với nhau sự cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu... của mình. Đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ. Tiếp xúc với âm nhạc sẽ tạo cho trẻ có những sự ham thích khác nhau, xuất hiện dần quan hệ lựa chọn. Đó chính là cơ sở của việc hình thành thị hiếu âm nhạc. Những hình ảnh, ca từ trong bài hát rất giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp. Ví dụ: "Hoa trường em" - (Dương Hưng Bang) đã tạo dựng hình ảnh của cháu bé 3-4 tuổi với Bác Hồ kính yêu thật là đẹp. Lời ca trên giai điệu bay bổng như nhắn gửi, nhắc nhở các em biết vâng lời cô và chăm ngoan học giỏi.

Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Những hình ảnh mang biểu trưng về cái đẹp được thể hiện rõ trong các bài: Vườn trường mùa thu, Những khúc nhạc hồng, Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi, Em là bông hồng nhỏ, Ngày vui của bé, Con cò cánh trắng, Gác trăng, Con gà trống, Bà còng đi chợ, Năm ngón tay ngoan, Bài ca đi học… Những hình ảnh đó đã nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan đi vào chiều sâu thế giới chủ quan của trẻ.

Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng. Vận động theo nhịp điệu cũng như các động tác múa giúp trẻ bộc lộ cảm xúc khi nghe hát nghe nhạc.

Trong khi vận động theo nhạc, trẻ không chỉ cảm nhận, hưởng ứng với trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm mà đồng thời trẻ còn cảm thấy cái đẹp trong các động tác, hình thể của mình, của các bạn. Điều này làm cho cảm xúc của trẻ thêm phong phú. Trên cơ sở đó trẻ thêm hứng thú với âm nhạc, thêm yêu thích và nảy sinh nhu cầu hoạt động âm nhạc cũng như hoạt động nghệ thuật.

Trong quá trình vận động theo nhạc trẻ hình dung ra các hình tượng khác nhau và tưởng tượng theo cách của mình, phối hợp với các động tác biến đổi, sáng tạo để hình thành những động tác mới lạ. Đây là cơ sở ban đầu của sự sáng tạo cái đẹp ở trẻ.

Được múa, vận động trong tập thể, trẻ dần biết nhận xét, đánh giá chất lượng biểu diễn của bạn từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Vì vậy, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp tốt hơn.

Thông qua các hoạt động âm nhạc, kĩ năng vận động theo nhạc, tai nghe cũng như khả năng cảm nhận tiết tấu, giai điệu của trẻ ngày càng phát triển. Trẻ biết thể hiện một cách diễn cảm những hoạt động mang tính nhịp điệu, cũng như có yếu tố sáng tạo trong hoạt động biểu diễn, biết đánh giá chất lượng vận động. Từ đó trẻ thêm hứng thú, say mê với các hoạt động nghệ thuật và nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ cũng đạt được mục đích.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hòa (2009), Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp, Hà Nội.

2. Hoàng Văn Yến (chủ biên) và nhiều tác giả (2007), Trẻ mầm non ca hát, Nxb Âm nhạc, Vụ Giáo dục Mầm non.

NHỚ BÀ


Bà về quê đã mấy hôm
Lời thương thêm nhớ, bữa cơm ngóng chờ
Ông thôi ham bóng mê cờ
Thuốc mua quên uống, quên giờ nghỉ ngơi.

Xa bà nhớ lắm bà ơi
Nhớ bà nhớ cả khoảng trời bên nhau
Nhớ thời bươn chải cháo rau
Nuôi con ăn học mong sau nên người.
Bà ra câu chuyện đầy vơi
Cháu con sum họp nụ cười giòn tươi
Bà ra vui lại nhân đôi
Cùng ông dắt cháu ngắm trời dạo chơi
Lỡ khi trái gió trở trời
Cùng truyền hơi ấm bên nồi lá xông
Bà ra nhà cửa vui đông
Bữa cơm đạm bạc ấm lòng có nhau
Bà ra ngọt bát canh rau
Cà phê thêm vị, say câu chuyện đời
Say bà bốn chục năm rồi
Giờ đây tóc bạc da mồi vẫn say
Dù trời trở gió heo may
Tình yêu vẫn cháy như ngày thanh niên
Xa bà con cháu động viên
Không bằng một thoáng cười duyên bên bà.

Bà ơi thu xếp mau nha
Căn nhà nhỏ bé có bà lại vui
Bóc tờ lịch mới ngậm ngùi
Bà ra nhiều chuyện ngọt bùi sẻ chia.
 

TÓM TẮT

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao, toàn nhân loại đang tiến bước mạnh mẽ trên nền văn minh mới, văn minh trí tuệ. Để phát triển con người toàn diện, con người có văn hoá đây vừa là mục tiêu đồng thời cũng là động lực trực tiếp và lâu dài, đặt ra cho ngành giáo dục trong đó giáo dục âm nhạc. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần cho các em. Môn học âm nhạc ở trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức âm nhạc sơ giản thông qua các bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc, tạo điều kiện hình thành năng lực thưởng thức và thể hiện tác phẩm âm nhạc.

Từ khóa: Âm nhạc, Mẫu giáo lớn, Năng khiếu âm nhạc

Xem thêm: MỘT VÀI TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG KHIẾU ÂM NHẠC CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 ĐẾN 6 TUỔI)