foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Vmột số yếu tố thống kê và xác suất trong các bộ sách giáo khoa môn Toán lớp 4 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

 Some factors of statistic and probability in the grade 4th math textbooks according to the 2018 general education program

Tóm tắt

Trong bài viết này chúng tôi phân tích các nội dung về mạch kiến thức “Một số yếu tố thống kê và xác suất” trong chương trình môn Toán lớp 4 và sự thể hiện các nội dung đó trong các bộ sách giáo khoa môn Toán lớp 4 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Từ khóa: Sách giáo khoa, thống kê, xác suất, số liệu, biểu đồ.

Abstract

In this article, we are going to analyze the content about "Some elements of statistics and probability" in the 4th grade Math curriculum and the performance of that content in 4th grade Math textbooks has been approved by the Ministry of Education and Training.

Keywords: Textbooks, statistics, probability, data, charts.

1. Đặt vấn đề

Môn Toán trong chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được bố cục  thành ba mạch kiến thức chính, bao gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất. Trong ba mạch kiến thức này thì Thống kê và xác suất là mạch kiến thức có sự thay đổi nhiều nhất so với chương trình GDPT 2006. Nội dung Thống kê và xác suất được đưa vào chương trình môn Toán từ bậc tiểu học và bắt đầu từ lớp 2. Theo Quyết định số 4434/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt sách giáo khoa (SGK) được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, môn Toán lớp 4 có bốn bộ SGK được phê duyệt bao gồm: bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ sách Cánh Diều, bộ sách Chân trời sáng tạo và bộ sách Bình Minh [1]. Cả bốn bộ sách này đều đảm bảo nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên trong bố cục, cách trình bày, cách tiếp cận các nội dung về một số yếu tố thống kê và xác suất có một số điểm không hoàn toàn giống nhau.

Năm học 2023- 2024 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 4 cùng với sự ra đời của các bộ SGK của các nhóm tác giả khác nhau tạo ra sự đa dạng và có nhiều lựa chọn cho giáo viên giảng dạy cũng như các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong bài viết này chúng tôi phân tích các nội dung về mạch kiến thức “Một số yếu tố thống kê và xác suất” trong chương trình môn Toán lớp 4 và tìm hiểu, so sánh sự thể hiện các nội dung đó trong các bộ SGK.

2. Nội dung

2.1. Một số yếu tố thống kê trong các bộ sách giáo khoa môn Toán lớp 4 theo chương trình GDPT 2018

Theo chương trình GDPT 2018, trong chương trình môn Toán lớp 4, nội dung về một số yếu tố thống kê bao gồm: Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu; đọc, mô tả biểu đồ cột; biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột; hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có. Yêu cầu cần đạt của nội dung này là nhận biết được về dãy số liệu thống kê, cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước; đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột; sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ); nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột; tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột; làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột và giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột [2].

Những hoạt động thực hành và trải nghiệm kèm theo các nội dung này là: thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,...) [2].

Các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ sách Cánh Diều, bộ sách Bình Minh đều đưa các nội dung về thống kê và xác suất vào sách toán 4 tập 2 còn bộ sách Chân trời sáng tạo thì trình bày trong sách toán 4 tập 1. Trong cả bốn bộ sách giáo khoa môn toán lớp 4, nội dung về các yếu tố thống kê đều được bố cục trong hai bài học: Dãy số liệu thống kê (Dãy số liệu) và Biểu đồ cột.

Trong bài “Dãy số liệu thống kê”, cả bốn bộ sách đều giới thiệu dãy số liệu thống kê thông qua các ví dụ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 4.

Bài 49- “Dãy số liệu thống kê”, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trình bày ví dụ về Rô-bốt lần lượt ghi chép độ dài quãng đường (theo đơn vị: km) mà bạn ấy đi được trong mỗi buổi đạp xe từ thứ Hai đến thứ Sáu là: 1, 2, 2, 2, 3. Đây là một dãy số liệu. Nhìn vào dãy số liệu đó học sinh được cung cấp các thông tin như:

- Số thứ nhất trong dãy số liệu là 1; tức là ngày thứ Hai Rô-bốt đi được 1 km.  Số thứ hai trong dãy số liệu là 2; tức là ngày thứ Ba Rô-bốt đi được 2 km, …

- Dãy số liệu có 5 số, đây chính là quãng đường đi được trong 5 ngày của Rô-bốt trong tuần. Thứ Hai, Rô-bốt đi được 1 km. Thứ Ba, Rô-bốt đi được 2 km. Thứ Tư, Rô-bốt đi được 2 km. Thứ Năm, Rô-bốt đi được 2 km. Thứ Sáu, Rô-bốt đi được 3 km.

Ngoài ra khi nhìn vào dãy số liệu này thì học sinh sẽ đưa ra được các nhận xét về độ dài quãng đường mà Rô-bốt đi được trong mỗi ngày, quãng đường dài nhất, quãng đường ngắn nhất, trung bình mỗi ngày độ dài quãng đường mà Rô-bốt đi được trong một buổi tập, …

Bài 87- bộ sách Cánh Diều, trình bày hai ví dụ để giới thiệu dãy số liệu. Ví dụ 1 về số điểm trong mỗi trận đấu của đội bóng rổ trong giải bóng rổ thành phố là: 12; 16; 19; 7; 20 và sau đó giới thiệu “Các số liệu thống kê như trên là một dãy số liệu thống kê”. Ví dụ 2 về số đo chiều cao của 10 bạn học sinh cũng cho ta một dãy số liệu thống kê.

Bài 16- bộ sách Chân trời sáng tạo đã đưa ra ví dụ về số đo khối lượng của bốn con thỏ là 800 g; 1 kg 500 g; 1 kg; 1 kg 200 g và giới thiệu dãy số liệu.

Bài 111- bộ sách Bình Minh thì giới thiệu dãy số liệu thông qua ví dụ về số đo chiều cao của bốn bạn Xuân, Hạ, Thu, Đông: 135 cm, 142 cm, 132 cm, 130 cm.

T6 c Hung 3 6 1

Sau khi giới thiệu khái niệm dãy số liệu thống kê, chỉ có bộ sách Chân trời sáng tạo trình bày cách sắp xếp dãy số liệu trong hoạt động khám phá còn ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ sách Cánh Diều và bộ sách Bình Minh thì đưa việc sắp xếp dãy số liệu vào trong hoạt động luyện tập. Ba bộ sách này cũng có đề cập đến số trung bình của dãy số liệu trong bài “Dãy số liệu thống kê” còn bộ sách Chân trời sáng tạo thì trình bày về số trung bình trong bài 19 -Tìm số trung bình cộng sau khi đã học các nội dung về dãy số liệu, biểu đồ cột và số lần lặp lại của một sự kiện.

Tiếp nối cách mô tả số liệu thông qua biểu đồ tranh được giới thiệu trong chương trình môn Toán lớp 2, trong chương trình môn Toán lớp 4 học sinh được trang bị các nội dung về biểu đồ cột bao gồm: đọc, mô tả biểu đồ cột; biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột; hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có.

Cả bốn bộ SGK môn Toán lớp 4 đều thiết kế bài “Biểu đồ cột” liền sau bài Dãy số liệu thống kê (Dãy số liệu). Các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống,  Chân trời sáng tạo, Bình Minh giới thiệu biểu đồ cột thông qua các ví dụ cụ thể và phân tích dựa trên các ví dụ đó.

T6 c Hung 3 6 2

Bài 17- “Biểu đồ cột”, bộ sách Chân trời sáng tạo đã đưa ra tình huống có vấn đề của các bạn hoc sinh đó là: Ở biểu đồ tranh, các số liệu thể hiện bằng hình ảnh vậy thì “Nếu quá nhiều hình ảnh thì bất tiện nhỉ!”. Sau tình huống đó SGK đã giới thiệu ví dụ về số cây đã trồng của khối lớp Bốn được mô tả thông qua biểu đồ dạng cột. Biểu đồ cho biết số cây đã trồng của các lớp 4A, 4B, 4C, 4D, 4E. Hàng ngang bên dưới biểu đồ cho biết các lớp tham gia trông cây. Có 5 cột biểu thị cho 5 lớp 4A, 4B, 4C, 4D, 4E. Các số ghi ở cột bên trái của biểu đồ chỉ số cây. Mỗi cột tô màu biểu thị số cây trồng của mỗi lớp. Lớp 4A trồng được 18 cây, lớp 4B trồng được 15 cây, ... Dựa vào độ cao thấp của các cột màu xanh ta so sánh được số cây đã trồng của các lớp, biết được trong khối lớp Bốn lớp nào trồng được nhiều cây nhất, lớp nào trồng được ít cây nhất, lớp này trồng được nhiều hơn (ít hơn) lớp kia bao nhiêu cây, ...

Cũng giới thiệu Biểu đồ cột thông qua ví dụ trồng cây, bài 113- Bộ sách Bình Minh đưa ra ví dụ về số cây bản Tả Van trồng được trong ba năm 2020, 2021, 2022. Biểu đồ cho chúng ta biết được các thông tin như: năm 2020, bản Tả Van trồng được 8 000 cây; năm 2021, bản Tả Van trồng được 7 000 cây; năm 2022, bản Tả Van trồng được 9 000 cây.

Bài 50- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã giới thiệu Biểu đồ cột sau khi đưa ra tình huống bạn Mai vừa thực hiện một cuộc khảo sát về môn thể thao yêu thích nhất của mỗi bạn trong nhóm, sau đó Rô-bốt đã vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu mà bạn Mai đã thu thập được.

T6 c Hung 3 6 3

Khác với ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Bình Minh, trong bài 88- bộ sách Cánh Diều trình bày Biểu đồ cột bắt đầu từ định nghĩa “Biểu đồ là một cách biểu diễn số liệu thống kê dưới dạng các hình vẽ”. Sau đó giới thiệu Biểu đồ cột thông qua ví dụ về “Số học sinh lựa chọn vật nuôi trong gia đình”. SGK Cánh Diều đã tổng quát các nội dung về biểu đồ cột bao gồm: Tên biểu đồ; tên các đối tượng thống kê được viết ở phía dưới của mỗi cột; chiều cao của cột biểu thị số liệu thống kê. Còn ở các bộ sách còn lại thì chỉ phân tích các nội dung trong biểu đồ với số liệu cụ thể.

T6 c Hung 3 6 4

Một điểm khác nữa ở bộ sách Cánh Diều so với ba bộ sách còn lại là biểu đồ cột trong bộ sách Cánh Diều được thể hiện trong hệ trục tọa độ Đề-các vuông góc Oxy, trong đó trục Ox biểu thị “Con vật”, trục Oy biểu thị “Số học sinh”. Trong ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Bình Minh thì chỉ trình bày biểu đồ cột mà không có đầy đủ tia Ox, tia Oy trong hệ tọa độ Oxy.

Về nội dung một số yếu tố thống kê, trong chương trình GDPT 2018 có nhiều điểm khác so với chương trình GDPT 2006. Theo chương trình 2006, biểu đồ cột và biểu đồ tranh đều được đưa vào chương trình môn Toán lớp 4 còn theo chương trình 2018 thì nội dung về biểu đồ tranh đã được đưa vào chương trình lớp 2 còn biểu đồ cột thì trình bày trong chương trình lớp 4.

Như vậy các nội dung về một số yếu tố thống kê trong chương trình môn Toán lớp 4 theo chương trình 2018 đã có một số thay đổi. Các nội dung về thống kê đang còn ở mức độ đơn giản, dễ tiếp cận và phù hợp với nhận thức học sinh lớp 4. Thông qua nội dung này học sinh nhận biết được về dãy số liệu thống kê, cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước; đọc và mô tả được các số liệu trong biểu đồ cột; sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột và nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.

2.2. Nội dung xác suất trong các bộ sách giáo khoa môn Toán lớp 4 theo chương trình GDPT 2018

Theo chương trình GDPT 2018, xác suất là nội dung lần đầu tiên được đưa vào chương trình môn Toán tiểu học và bắt đầu từ lớp 2. Nội dung xác suất trong chương trình môn Toán lớp 4 là sự tiếp nối mạch kiến thức về xác suất ở lớp 2 và lớp 3. Sau khi học sinh đã nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện một lần thí nghiệm đơn giản trong chương trình môn Toán lớp 3 thì nội dung xác suất trong chương trình môn Toán lớp 4 là kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện. Yêu cầu cần đạt của nội dung này là kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín,....

Nội dung về xác suất đều được cả bốn bộ SGK môn Toán lớp 4 trình bày trong một bài học duy nhất. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trình bày trong bài 51- Số lần xuất hiện của một sự kiện.

T6 c Hung 3 6 5

Tình huống được đưa ra trong bức tranh dường như là bạn Việt vừa quay xong vòng quay còn bạn Nam đang ghi chép nội dung gì đó. Khi bạn Việt thực hiện quay vòng quay thì có hai sự kiện có thể xảy ra là: hoặc là mũi tên dừng lại ở phần màu vàng, hoặc là mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ. Bạn Việt thực hiện 20 lần quay và bạn Nam ghi lại kết quả vào bảng kiểm đếm. Nhìn vào bảng kiểm đếm mà bạn Nam ghi lại ta thấy có 9 lần mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ và 11 lần mũi tên dừng lại ở phần màu vàng. Như vậy các bước để thực hiện việc kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện là:

-  Nêu các sự kiện có thể xảy ra khi thực hiện thí nghiệm, trò chơi;

- Thực hành thí nghiệm, trò chơi và ghi lại kết quả vào bảng thống kê kiểm đếm;

- Nêu kết quả và nhận xét.

Qua việc phân tích ví dụ trên chúng ta thấy rằng việc bạn Việt thực hiện quay vòng quay một lần chính là bạn Việt đã thực hiện một phép thử với hai biến cố sơ cấp là “mũi tên dừng lại ở phần màu vàng” và “mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ”. Bạn Việt thực hiện 20 lần quay và bạn Nam ghi lại kết quả vào bảng kiểm đếm được xem như là hai bạn đã tiến hành thực hiện dãy gồm 20 phép thử độc lập và đây chính là dãy phép thử Bernoulli. Khả năng xuất hiện biến cố “mũi tên dừng lại ở phần màu vàng” hay biến cố “mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ” ở mỗi lần thực hiện vòng quay luôn luôn bằng nhau. Kết quả của dãy 20 phép thử này là 11 lần xuất hiện biến cố “mũi tên dừng lại ở phần màu vàng” 9 lần xuất hiện biến cố “mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ”.

T6 c Hung 3 6 6

Trong bài 89- Kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện của bộ sách Cánh Diều, đã đưa ra tình huống ba bạn cùng chơi trò chơi tung đồng xu. Bạn thứ nhất tung đồng xu 5 lần liên tiếp, bạn thứ hai quan sát và ghi lại mặt xuất hiện của đồng xu, bạn thứ ba đếm số lần xuất hiện mặt S. Ở mỗi lần tung đồng xu, hai sự kiện có thể xảy ra là: mặt N xuất hiện, mặt S xuất hiện. Sau khi tung đồng xu 5 lần, các bạn đã kiểm đếm được số lần xuất hiện lặp lại của mặt N và mặt S. Trong ví dụ SGK đưa ra, các lần tung thứ 1, 2, 4 mặt N xuất hiện còn ở các lần tung thứ 3, 5 thì mặt S xuất hiện. Như vậy sau 5 lần tung đồng xu kết quả là mặt N xuất hiện 3 lần, mặt S xuất hiện 2 lần. Mỗi lần bạn học sinh tung đồng xu là là bạn đó đã thực hiện một phép thử. Hai kết quả của phép thử là “mặt S xuất hiện” và “mặt N xuất hiện” là hai biến cố sơ cấp của phép thử tung đồng xu. Bạn học sinh đã thực hiện tung đồng xu 5 lần chính là bạn đó đã thực hiện dãy 5 phép thử Bernoulli.

Cũng tương tự tình huống tung đồng xu ở bộ sách Cánh Diều, trong bài 18- Số lần lặp lại của một sự kiện trong bộ sách Chân trời sáng tạo đã trình bày tình huống ném bóng vào rổ của ba cầu thủ.

T6 c Hung 3 6 7

Huấn luyện viên cần kiểm tra kỹ năng ném bóng vào rổ của ba cầu thủ: Đỗ Minh An, Vũ Thái và Trần Khoa. Huấn luyện viên đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu mỗi cầu thủ thực hiện 100 lần ném bóng. Ở mỗi lần các cầu thủ ném bóng, hai sự kiện có thể xảy ra là “bóng vào rổ” hoặc “bóng không vào rổ”. Đây chính là hai biến cố sơ cấp của phép thử “ném bóng”. Sau khi mỗi cầu thủ thực hiện 100 lần ném bóng thì huấn luyện viên đã kiểm đếm được số lần ném bóng vào rổ. Ví dụ cầu thủ Đỗ Minh An sau khi thực hiện 100 lần ném bóng thì có 69 lần bóng vào rổ. Như vậy, theo lý thuyết xác suất thì cầu thủ Đỗ Minh An đã thực hiện 100 phép thử độc lập của dãy phép thử Bernoulli và biến cố “bóng vào rổ” đã xảy ra 69 lần.

Trong bài 115- Số lần lặp lại của một sự kiện của bộ sách Bình Minh cũng đưa ra tình huống tương tự như ba bộ sách còn lại. Có bốn quả bóng (hai quả bóng màu xanh và hai quả bóng màu đỏ) trong đĩa. Bạn Tùng (bịt mắt) đã thực hiện 8 lần, mỗi lần lấy một quả bóng từ trong đĩa rồi bỏ lại đĩa và lấy lần tiếp theo.

T6 c Hung 3 6 8

Mỗi lần bạn Tùng lấy một quả bóng thì có hai sự kiện có thể xảy ra là: “lấy được quả bóng màu xanh” hoặc “lấy được quả bóng màu đỏ”. Mỗi lần bạn Tùng thực hiện việc lấy quả bóng thì các bạn sẽ quan sát xem bạn Tùng đã  lấy ra được quả bóng màu gì và ghi lên bảng kiểm. Sau 8 lần bạn Tùng thực hiện xong việc lấy bóng thì các bạn đã ghi được kết quả các lần lấy bóng và biết được có bao nhiêu lần lấy được bóng màu xanh, bao nhiêu lần lấy được bóng màu đỏ. Khi bạn Tùng (bịt mắt) lấy bóng từ trong đĩa chính là bạn Tùng đã thực hiện một phép thử ngẫu nhiên với hai biến cố sơ cấp là “lấy được quả bóng màu xanh” hoặc “lấy được quả bóng màu đỏ”. Bạn Tùng thực hiện việc lấy bóng 8 lần tức là đã thực hiện dãy gồm 8 phép thử độc lập. Số bóng ở trong đĩa khi bạn Tùng lấy mỗi lần luôn luôn không đổi (2 bóng màu xanh và 2 bóng màu đỏ) do đó khả năng bạn Tùng lấy được bóng màu xanh (đỏ) ở mỗi lần lấy luôn luôn bằng nhau và ta thấy dãy 8 phép thử mà bạn Tùng thực hiện là dãy phép thử Bernoulli. 

Như vậy trong cả bốn bộ SGK đều trình bày nội dung “Số lần xuất hiện (lặp lại) của một sự kiện” trên cơ sở lý thuyết xác suất là số lần xuất hiện của một biến cố ngẫu nhiên trong dãy phép thử Bernoulli ví dụ như: ném bóng vào rổ 100 lần, tung đồng xu 5 lần, lấy bóng từ hộp kín 8 lần, quay vòng quay 20 lần. Nội dung xác suất trong chương trình môn Toán lớp 4 theo chương trình 2018 được các bộ SGK trình bày đáp ứng được yêu cầu cần đạt là kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín, ném bóng vào rổ, ...

3. Kết luận

Sau khi phân tích, tìm hiểu nội dung về một số yếu tố thống kê và xác suất trong chương trình GDPT môn Toán và sự thể hiện các nội dung đó trong bốn bộ SGK đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, chúng tôi nhận thấy các bộ SGK đã thiết kế, trình bày các bài học trong mạch kiến thức này hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cả bốn bộ SGK này đều bố cục nội dung thống kê trong hai bài học và nội dung xác suất trong một bài học. Các bài học đều được các bộ SGK môn Toán lớp 4 trình bày logic, dễ hiểu, dễ tiếp cận và phù hợp nhận thức của học sinh lớp 4.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Quyết định 4434/ QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2022, Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông.

[4] Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đậu Thị Huế, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang (2022), Toán 4 (tập 1) – Bộ sách Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[5] Trần Diên Hiển (Chủ biên), Nguyễn Đình Khuê, Đào Thái Lai, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Vân (2022), Toán 4 (tập 2)– Bộ sách Bình Minh, Nxb Đại học Vinh.

[6] Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Quốc Chung, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Kiều Đức Thành, Lê Tiến Thành, Vũ Dương Thụy (2014), Toán 4, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[7] Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh (2022), Toán 4 (tập 2) – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[8] Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn (2022), Toán 4 (tập 2)– Bộ sách Cánh Diều, Nxb Đại học Sư phạm.

Tóm tắt

GeoGebra là phần mềm toán học đặc biệt được sử dụng miễn phí trên thế giới và có cả giao diện tiếng Việt. Nó kết hợp giữa môi trường hình học động, đại số động và tính toán động. Trong đó, giáo viên có thể dựng các hình vẽ hình học hay làm việc với các hàm số, đồng thời thao tác được với các biểu thức tọa độ của nó. Hơn thế nữa GeoGebra còn có khu vực nhập thông tin các đối tượng trực tiếp. Bài viết trình bày về việc khai thác phần mềm GeoGebra hỗ trợ cho hoạt động dạy học giải bài tập Hình học không gian lớp 11.

Từ khóa: phần mềm GeoGebra, hình học không gian, hoạt động giải bài tập Toán.

1. Đặt vấn đề

Chúng ta biết rằng Hình học không gian là phần kiến thức khó và trừu tượng trong chương trình môn Toán Trung học phổ thông, để học tốt môn này đòi hỏi học sinh (HS) phải có tư duy trực quan, tư duy tính toán, tư duy logic và sự tưởng tượng cao. Vì lẽ đó, nhiều HS ngại học Hình học không gian hay kết quả của môn học này chưa được tốt. Trong dạy học Hình học không gian, có những hoạt động dạy học nếu chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống, giáo viên (GV) khó có thể giúp HS hiểu và hình dung được một số tri thức trừu tượng, khám phá các tính chất, định lí toán học, giải bài tập,…

Phần mềm GeoGebra là phần mềm có nhiều thế mạnh: dễ sử dụng, dễ dàng chuyển đổi được ngôn ngữ sử dụng. Một mặt có thể được sử dụng để nhận dạng khái niệm toán học cũng như để tạo ra các tài liệu giảng dạy. Mặt khác, GeoGebra có tính năng để thúc đẩy học tập tích cực và lấy HS làm trung tâm bằng cách cho phép thực hiện các thực nghiệm toán học, khám phá tương tác, cũng như khám phá trong học tập Toán, góp phần giúp việc dạy học toán trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể hỗ trợ GV khắc phục những hạn chế, khó khăn khi sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống; góp phần tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS, mang lại sự tương tác cao giữa HS và GV trong giờ dạy, giúp HS học tập hiệu quả hơn.

Nghiên cứu về việc sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông là một vấn đề mang tính thời sự và có tính ứng dụng thực tiễn cao đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Gần đây, cũng đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này: Cách sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học khám phá chương “phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 Trung học phổ thông [1]; Sử dụng GeoGebra để củng cố lí thuyết hình học [3]; Khả năng thông thạo công nghệ trong giải quyết vấn đề Toán học của học sinh với phần mềm GeoGebra [5]…

Từ những lý do trên cho thấy GeoGebra là phần mềm dạy học Toán đáng được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi, nhằm góp phần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giảng dạy Toán ở trường phổ thông, nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, chúng tôi chọn phần mềm GeoGebra cho nghiên cứu của mình. Bài viết đề cập đến việc khai thác phần mềm GeoGebra hỗ trợ cho hoạt động dạy học giải bài tập Hình học không gian lớp 11.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về phần mềm GeoGebra

“GeoGebra là phần mềm toán học động được thiết kế cho việc dạy và học Toán học từ tiểu học đến đại học. Phần mềm là sự kết hợp giữa môi trường hình học động, thao tác tính toán với các biểu thức đại số, giải tích và bảng tính điện tử trong mặt phẳng tọa độ. Vì vậy, nó cho phép thu hẹp khoảng cách giữa các lĩnh vực toán học của hình học, đại số, giải tích và thậm chí cả tính toán.

Tác giả phần mềm là Markus Hohenwarter, giảng viên Trường Đại học Salzburg, Cộng hòa Áo. Phần mềm GeoGebra được khởi tạo năm 2001 và liên tục được phát triển.

GeoGebra là phần mềm chạy dựa trên nền Java và nó có thể chạy trên mọi hệ điều hành. Người dùng chỉ cần vào trang web: https://www.geogebra.org/ để tải và cài đặt phần mềm vào máy tính là có thể sử dụng được. Với các phiên bản mới GeoGebra có thể xuất bản với giao diện web, nhúng vào phần mềm Powerpoint và có thể xử lí các thao tác như trên phần mềm GeoGebra tạo cho người dùng thuận lợi hơn rất nhiều khi trình chiếu hay trong giảng dạy.

Geogebra là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở, đa ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt). Giao diện của GeoGebra thân thiện và dễ sử dụng, với các hộp công cụ trực quan người dùng có thể thao tác với phần mềm một cách dễ dàng. Khi ta dùng trỏ chuột vào một công cụ nào đó thì sẽ xuất hiện hướng dẫn để dùng công cụ tương ứng đó, điều này hỗ trợ nhiều cho những người dùng chưa nắm rõ cách dùng nút lệnh. Nếu không thích sử dụng chuột và các nút lệnh thì người dùng có thể thao tác với phần mềm qua hệ thống nhập các câu lệnh, GeoGebra giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn khi cung cấp một hệ thống hỗ trợ gợi ý và hướng dẫn nhập các câu lệnh. GeoGebra với nhiều tính năng mạnh mẽ, dễ sử dụng, có sự kết hợp của hệ thống máy tính đại số, các phần mềm hình học tương tác và các bảng tính, giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian và không gian lưu trữ trên máy tính. Đặc biệt, người dùng có thể tạo thêm công cụ mới theo nhu cầu của họ. Ngoài ra GeoGebra còn có tính cộng đồng lớn với kho dữ liệu tài nguyên phong phú do người dùng khắp nơi chia sẻ để tham khảo, thực hiện các ý tưởng toán học” [4].

T6 Suu 28 5 1

Hình 1. Giao diện vẽ hình không gian của phần mềm GeoGebra

2.2. Dạy học hoạt động giải bài tập Hình học không gian lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim: Ở thời điểm cụ thể nào đó, mỗi bài tập chứa đựng tường minh hay ẩn tàng những chức năng khác nhau (chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng kiểm tra). Những chức năng này định hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học. Thông qua giải bài tập, HS thực hiện các hoạt động (HĐ) như nhận dạng và thể hiện định nghĩa, định lý, quy tắc, phương pháp, những hoạt động toán học phức hợp, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học. Yêu cầu của lời giải là: Không có sai lầm, phải có căn cứ chính xác, phải đầy đủ. Ngoài ra, trong dạy học giải bài tập còn yêu cầu lời giải ngắn gọn, đơn giản nhất, cách trình bày rõ ràng và hợp lý [2].

Hình học không gian lớp 11 luôn là một chủ đề khó đối với GV và HS để hình thành các khái niệm, chứng minh định lý và tìm phương pháp giải bài tập. Làm thế nào để HS học tập chủ đề này một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không những hiểu được đầy đủ bản chất khái niệm mà còn biết vận dụng một cách linh hoạt để giải toán luôn là hướng nghiên cứu, tìm tòi với nhiều GV. Dạy học giải bài tập về Hình học không gian lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra có thể được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

Sử dụng phần mềm GeoGebra vẽ hình để tìm hiểu bài toán, xác định các yếu tố ban đầu, nêu rõ giả thiết, kết luận của bài toán. Dùng công thức, kí hiệu, phát biểu đề bài dưới những dạng khác nhau.

- Bước 2: Xây dựng chương trình giải bài toán

Dựa vào yêu cầu bài toán để xác định bài toán đó thuộc dạng toán nào? Sử dụng phần mềm cho thay đổi hình vẽ để quan sát các yếu tố cần tìm hiểu để từ đó phát hiện ra những vị trí đặc biệt, những mối quan hệ, tính chất bất biến của các đối tượng trong bài toán, lựa chọn phương hướng giải và giải theo hướng đã chọn.

 - Bước 3: Thực hiện chương trình giải bài toán

Soạn thảo lời giải của bài toán.

 - Bước 4: Đánh giá và nghiên cứu sâu lời giải bài toán

Sau khi giải xong, chúng ta sử dụng các chức năng của các phần mềm để minh họa, kiểm tra lại kết quả và toàn bộ quá trình giải toán và cho thay đổi các yếu tố đầu bài của bài toán để từ đó có thể:

+ Khái quát hóa rút ra tri thức phương pháp để giải một bài toán, một dạng toán cụ thể nào đó;

+ Xây dựng bài toán tương tự, mở rộng bài toán;

+ Thực hiện thao tác đặc biệt hóa để khai thác các kết quả có thể có của bài toán;

+ Sử dụng kết quả bài toán này để giải một số bài toán đã gặp.

Ví dụ 1. Cho tứ diện ABCD. Trên AD lấy điểm E. Gọi  là mặt phẳng qua E song song với ACBD. Thiết diện của tứ diện cắt bởi là hình gì?

GV có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với phần mềm GeoGebra như sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

Khi tiếp nhận bài toán này GV yêu cầu HS xác định:

+ Giải thiết của bài toán: Cho tứ diện ABCD, ;  qua M và .

+ Kết luận: Thiết diện của tứ diện cắt bởi là hình gì?

+ Nhận dạng bài toán: Xác định thiết diện của chóp cắt bởi .

Bước 2: Xây dựng chương trình giải bài toán

Hoạt động 1. HS vẽ hình

Để trợ giúp HS trong HĐ này thì GV hướng dẫn HS sử dụng GeoGebra dựng hình theo thiết kế kịch bản như thể hiện ở của sổ dựng hình.

T6 Suu 28 5 2

Hình 2. Hình vẽ thể hiện kịch bản dựng hình cho ví dụ 1

GV: Mặt phẳng (a) đi qua M và song song với AC, BD thì sẽ cắt (ADC), (ABD) theo giao tuyến như thế nào?

HS: Giao tuyến là đường thẳng f g đi qua M và lần lượt song song với AC, BD.

  1. Mặt phẳng là mặt phẳng được xác định như thế nào?

HS: (a) đi qua fg.

HĐ 2. HS dựa vào hình vẽ dự đoán hình dạng của thiết diện.

  1. Thao tác để có thể quan sát hình ở nhiều góc độ.
  2. Dùng lệnh di chuyển hình vẽ và quan sát hình vẽ với các hướng khác nhau.

GV: có dự đoán gì về hình dạng của thiết diện thu được ở hình vẽ.

HS: Thiết diện là hình bình hành.

GV: Hãy lập luận xét tương tự cho các mặt còn lại của hình chóp.

HS: g cắt AB tại F, thì giao tuyến của  với (ABC) đi qua F và song song với AC sẽ cắt BC tại H. Vậy . Giao tuyến f cắt AC tại G, giao tuyến của thì .

GV: Thiết diện là gì?

HS: Thiết diện là tứ giác EFHG.

GV: Giải thích tại sao thiết diện đã cho là hình bình hành như đã dự đoán từ hình vẽ?

HS: Thiết diện là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối song song.

Bước 3: Thực hiện chương trình giải bài toán

T6 Suu 28 5 3

Hình 3. Hình vẽ minh họa cho ví dụ 1

 qua E và song với đường thẳng AC nên cắt các mặt phẳng (ACD), (ABC) lần lượt theo các giao tuyến .

 qua E và song với đường thẳng BD nên cắt các mặt phẳng (ABD), (BCD) lần lượt theo các giao tuyến .

Vậy, thiết diện là tứ giác EFHG .

Mặt khác  và  nên thiết diện là hình bình hành.

Bước 4: Đánh giá và nghiên cứu sâu lời giải bài toán

GV tổ chức nhận xét, chỉnh sửa bài làm của HS trên bảng.

GV: Từ cách giải bài toán này, hãy rút ra các bước giải dạng toán xác định thiết diện của hình chóp có giao tuyến song song với đường thẳng.

HS rút ra quy trình giải:

+ Xác định giao tuyến của với mặt phẳng chứa đường thẳng song song với  (hay còn gọi là xác định giao tuyến gốc).

+ Xác định giao điểm của  với các cạnh của chóp.

+ Xác định giao tuyến của  với các mặt của hình chóp.

+ Kết luận thiết diện.

GV yêu cầu HS giải bài tập tương tự:

Bài tập 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi E là điểm nằm trong tam giác ABC. Mặt phẳng (P) qua E và song song với AC, BD. Xác định thiết diện của ABCD với (P). Thiết diện là hình gì? Tại sao?

Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo ACBD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi  đi qua O, song song với ABSC. Thiết diện là hình gì? Tại sao?

Ví dụ 2. Cho hình chóp S.ABCDAB không song song với CD, điểm E nằm trên cạnh SA. Gọi F là giao điểm của (EBC) với đường thẳng SD, G là giao điểm của BECF, H là giao điểm của BFCE, I là giao điểm của AC và BD, J là giao điểm của AB và CD. Quỹ tích điểm G, H khi E di động trên cạnh SA lần lượt là:

  1. Đường tròn đường kính SJ, SI.
  2. Đường thẳng SJ, SI.
  3. Đoạn thẳng SJ, SI.
  4. Nửa đường tròn đường kính SJ, SI.

Đây là một câu hỏi trắc nghiệm nên GV có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với phần mềm GeoGebra như sau:

Hoạt động 1: HS vẽ hình dự đoán quỹ tích:

Trong bài tập này nếu HS chỉ vẽ một trường hợp của hình và phán đoán thì rất khó, hay suy luận ra quỹ tích cũng gặp khó khăn vì chỉ quan sát được hình ảnh bất động của đối tượng tại một vị trí. HS phải có khả năng tư duy, trí tưởng tượng và biết liên hệ giữa điểm chung của hai mặt phẳng với giao tuyến.

Để trợ giúp HS trong HĐ này thì GV hướng dẫn HS dựng hình bằng phần mềm GeoGebra bằng cách thiết kế kịch bản thể hiện ở của sổ dựng hình:

T6 Suu 28 5 4

Hình 4. Hình vẽ thể hiện kịch bản dựng hình cho ví dụ 2

GV: Để dự đoán được quỹ tích cần thềm thao tác gì?

HS: Tạo vết cho điểm G và điểm H; Sau đó cho E di chuyển trên cạnh SA.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình động và cho nhận xét.

HS: Quan sát trên màn hình thấy vết mà điểm G, H để lại có hình dạng là một đoạn thẳng.

GV: Có nhận xét gì về vị trí của G, H khi  và khi . Từ đó kết luận giới hạn của quỹ tích.

HS: Khi  thì .

Khi  thì ; ; .

HĐ 2. Đưa ra đáp án cho bài toán:

GV: Hãy chọn đáp án.

HS: Đáp án C là đáp án đúng.

T6 Suu 28 5 5

Hình 5. Hình vẽ tạo vết của G, H khi E di chuyển trên cạnh SA

Hoạt động 3. Khai thác bài toán:

Từ hình vẽ dựng bằng phần mềm GeoGebra, GV gợi ý HS di chuyển các đỉnh của ABCD thay đổi so với giả thiết ban đầu của bài toán sao cho ABCD là hình thang đáy là AB và CD; hoặc ABCD là hình bình hành,... và theo dõi vết của G và H khi E di chuyển trên cạnh SA, từ đó gợi ý HS có thể sáng tạo ra bài toán mới bằng cách thay đổi giả thiết AB không song song CD bằng điều kiện ABCD là hình thang đáy là AB và CD; hoặc ABCD là hình bình hành,... để được bài tập mới.

Như vậy chúng ta thấy rằng với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra, bài toán quỹ tích phức tạp sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với các bài tập dạng trắc nghiệm thì việc sử dụng phần mềm để giải toán sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp HS nhìn nhận nhanh và chính xác kết quả đồng thời phát triển năng lực đặc biệt hóa để sáng tạo ra bài tập mới.

3. Kết luận

Việc hướng dẫn giải bài tập Toán cho HS là một điều cần thiết và có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình học tập của HS. GV biết cách sử dụng phần mềm dạy học mà cụ thể ở đây là phần mềm GeoGebra vào việc hỗ trợ giải toán liên quan đến Hình học không gian là rất phù hợp, nó góp phần rút ngắn thời gian vẽ hình, giúp đỡ trong dự đoán, giúp đỡ trong kiểm tra kết quả một cách dễ dàng nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tăng hứng thú và hiệu quả học tập của HS ở các trường THPT là cần thiết. Để làm được điều này các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ hơn nữa các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, màn hình, phòng học chức năng..., bổ sung các phần mềm dạy học có bản quyền vào thư viện nhà trường để các GV có thể chủ động sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Bản thân các GV phải tích cực hơn nữa trong tự học, tự nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm vào hoạt động dạy học để các tiết dạy thêm sinh động, hiệu quả. Tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm vào dạy học. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi đã khai thác phần mềm GeoGebra để hỗ trợ dạy học hoạt động giải bài tập Hình học không gian ở lớp 11. Thông qua việc vận dụng phần mềm vào quy trình giải bài tập ở trên, tính hiệu quả của việc áp dụng phần mềm GeoGebra vào dạy hình không gian đã được thể hiện rõ ràng.

________________

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Cảng (2015), Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học khám phá chương “phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Sư phạm Toán, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

[3] Vũ Thị Phương (2021), Sử dụng GeoGebra để củng cố lí thuyết hình học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 18 số 5, tr 817-826.

[4] Markus Hohenwarter, Judith Hohenwater, Yves Kreis, Zsolt Lavicza (2008), Teaching and calculus with free dynamic mathematics software GeoGebra (Dạy học và tính toán với phần mềm toán học động miễn phí GeoGebra), ICME 11, Mexico.

[5] Hélia Jacinto, Susana Carreira (2017), Mathematical Problem Solving with Technology: the Techno-Mathematical Fluency of a Student - with – GeoGebra (Giải quyết vấn đề toán học bằng công nghệ: Khả năng thông thạo công nghệ trong  giải quyết vấn đề Toán học của học sinh với GeoGebra), International Journal of Science and Mathematics Education, Springer, Vol. 15, issue 6.

Tóm tắt:

Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.

I. Nội dung

1. Phát triển năng lực

1.1. Năng lực

Về nguồn gốc, khái niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ tiếng La tinh “competencia”. Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều các quan điểm về năng lực. Nhưng tựu chung lại, năng lực có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố cơ bản của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

1.2. Phát triển năng lực

Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phát triển các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh.

Định hướng phát triển năng lực

Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ ; chú trọng vào việc  thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức giáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Định hướng nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc điểm tâm - sinh lí, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của từng học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các kỹ năng, kiến thức... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu quả nhất các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng sống

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền thống.

2. Dạy học phát triển năng lực trong môn mỹ thuật ở tiểu học

Môn mỹ thuật là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động thẩm mỹ của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời nó chi phối kết quả học tập của các môn học khác. 

 Mỗi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục đích chính. Phân môn vẽ theo mẫu nhằm phát triển kỹ năng quan sát phân tích tổng hợp rèn luyện tư duy một cách logich.  Phân môn vẽ tranh phát huy tính tích cưc và gây được hứng thú cho học sinh bởi đây là phân môn tổng hợp các môn học khác như trang trí hình họa,vv.. nhằm phát huy trí tưởng tượng.

Tính linh hoạt

Các mô hình dạy học phát triển năng lực rất linh hoạt phụ thuộc vào từng cá nhân người học. Không có lịch trình cứng nhắc như trước, thậm chí trong một số mô hình phát triển, học kỳ và không gian lớp học còn bị xóa bỏ. Thay vào đó, học sinh thể hiện mức độ làm chủ năng lực thông qua một hệ thống các dự án học tập và đánh giá thường xuyên. Dạy học phát triển năng lực, linh hoạt ở chỗ nó cho phép học sinh được tham gia vào một môn học ở lớp cao hơn nếu có đủ năng lực.

Nhịp độ học tập

Trọng tâm của dạy học phát triển năng lực là kết quả cuối cùng về năng lực chứ không phải thời gian ngồi trên lớp học. Điều này cho phép học sinh kiểm soát nhịp độ học tập của bản thân và không bị giới hạn bởi một lịch trình có sẵn. Ngay khi học sinh thành thạo năng lực ở một cấp độ, học sinh có thể hoàn thành các đánh giá, được chứng nhận và bắt đầu chuyển sang các năng lực cao hơn. Học sinh có thể học với nhịp độ chậm hoặc nhanh theo mong muốn của bản thân. Học sinh cũng có thể hoàn thành các môn học vào các thời điểm khác nhau (mà không nhất thiết là phải vào cuối năm học). Đây là một lợi thế rất lớn cho những học sinh ở các bậc học cao hơn.

Sự tham gia

Một trong những điểm mạnh nhất của dạy học phát triển năng lực là tăng sự tham gia của học sinh. Học sinh sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập vì chúng được giao quyền sở hữu đối với việc học của bản thân. Học sinh được trao quyền kiểm soát thời gian, địa điểm và phương pháp học tập. Dạy học phát triển năng lực cũng thúc đẩy học tập theo hướng cá nhân hóa và chấp nhận nhiều phong cách học tập khác nhau. Nó biến việc học trở thành một trải nghiệm cá nhân. Trải nghiệm này sẽ làm tăng sự tham gia của học sinh vì các nội dung của bài học được thiết kế hướng đến sự phù hợp của từng cá nhân.

Tiết kiệm chi phí

Các chương trình dạy học phát triển năng sẽ tiết kiệm được chi phí dành cho giáo dục. Trước đây, các trường học phải đầu tư chi phí cố định, hàng năm cho việc dạy và học. Nhưng bằng sự linh hoạt của chương trình và việc thay đổi nhịp độ học tập, nó sẽ giúp các trường tiết kiệm được các chi phí đó. Đối với một số chương trình, tài liệu môn học được cung cấp thông qua các phần mềm, hoặc tương tác trực tuyến, đó cũng là cách để giảm chi phí dành cho các nguồn học liệu.

Phát triển các kĩ năng

Một trong những lợi ích chính của dạy học phát triển năng lực là giúp học sinh hình thành các kỹ năng và phát triển năng lực trong thế giới thực. Các chương trình được thiết kế hướng đến các năng lực cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Kết quả là học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ sẵn sàng làm việc và có chuyên môn trong các lĩnh vực chúng lựa chọn. Đối với nhiều học sinh, dạy học phát triển năng lực là con đường trực tiếp đến sự nghiệp thành công. Các công ty, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao các chương trình dạy học phát triển năng lực vì chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện.

Ý nghĩa

Dạy học “truyền thống” nặng về truyền đạt kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh và luyện các dạng bài tập theo mẫu đẻ hình thành kỹ năng tương ứng cho học sinh. Việc học tập bị áp đặt như vậy nên kém chất lượng và hiệu quả. Những kiến thức và kỹ năng đó kém bền vững, mau chóng bị mai một theo thời gian. Học sinh không cảm nhận được cái hay, cái ý nghĩa trong nội dung học tập đối với cuộc sống nên không hứng thú với việc học, từ đó nảy sinh ra một số hiện tượng như chán học, lười học …

Ngược lại, dạy học phát triển năng lực không đặt nặng vào kết quả kiến thức, kỹ năng mà đặt vào quá trình học tập, từ đó phát triển năng lực cho học sinh. Dạy học phát triển năng lực có ưu thế sau: phát triển được tư duy, trí thông minh của từng cá nhân học sinh, làm cho kết quả học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ)có tính bền vững, sâu sắc. Có khả năng khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh, giúp học sinh giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, làm cho việc học tập trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.

Mục đích yêu cầu

Học sinh phải biết tích cực, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin.

Các hoạt động dạy học

Kiểm tra bài cũ

Dạy bài mới

Bài tập trên lớp, bài tập về nhà

II. Kết luận

Việc đổi mới phương pháp phát triển năng lực cho học sinh cần phải đòi hỏi điều kiện thich hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học. Một trong những định hướng cơ bản của vệc đổi mới giáo dục chuyển từ nền gió dục mang tính hà lâm xa vời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính sáng tạo năng lực cộng tác làm việc của người học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mỹ thuật 5 - tập 2 .NXB GD. Phạm Thị Chính ( chủ biên) Triệu Khắc Lễ - Nguyễn Thị Ly Kha - Đặng Thị Lanh – Lê Phương Nga - Lê Hữu Tỉnh.
  2. Tài liệu dạy học theo định hướng nâng cao năng lực học sinh tiểu học.
  1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy trong dạy học hiện nay, việc sử dụng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả, thể hiện qua hầu hết các vấn đề sau:

  1. Các nội dung của việc thực hành thí nghiệm:

*  Hình thành khái niệm, lí thuyết mới (chất xúc tác, sự điện li, chất điện li, sự đông tụ protein,…)

* Nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hoá học của chất cụ thể (halogen, oxi - lưu huỳnh, nitơ - photpho, cacbon - silic, ancol, andehit, axit cacboxylic, este,…)

*Ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm hoá học (các dạng bài tập thực nghiệm về phân biệt chất cho trước, điều chế các chất, …)

*  Rèn kĩ năng thực hành hoá học (lấy các chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất, …)

* Thông qua thực hành thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng tính chất đã học.

  1. Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm là:

* Học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều hơn (phát triển năng lực tư duy).

*  Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên (phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…)

*   Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng (phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề..).

* Dựa vào các tình huống thực tế khi làm thí nghiệm, học sinh dần biết cách xử lí tình huống khi gặp sự cố một cách bình tĩnh nhưng cũng quyết đoán và nhanh chóng.

3.Thực hành thí nghiệm rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm,… từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.

4. Giáo viên tổ chức sử dụng thực hành thí nghiệm trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà và đặc biệt là giúp học sinh có thể tham gia các cuộc thi trí tuệ như thi học sinh giỏi.

B. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ TĨNH

1. ĐỀ SỐ 1 (đề thi phần thực hành học sinh giỏi Hóa 10/ 2017)

Sử dụng các dụng cụ và các hóa chất phù hợp trong phòng thí nghiệm, em hãy tiến hành làm các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Kim loại Fe tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Thí nghiệm 2: Kim loại Fe tác dụng với S.

Đối với mỗi thí nghiệm hãy nêu hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng, cho biết vai trò của chất tham gia phản ứng.

          Với phạm vi đề thi  này thì học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

Kỹ năng lựa chọn, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, mẫu vật

- Chọn đúng các dụng cụ để tiến hành làm thí nghiệm gồm ống nghiệm, giá để ống nghiệm, giá sắt, pipet, kẹp gỗ, găng tay bằng cao su, khẩu trang, cốc thủy tinh nhỏ, thìa thủy tinh, bát sứ, đèn cồn.

- Chọn hóa chất gồm đinh sắt, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaOH, bông, bột sắt, bột lưu huỳnh.

Kỹ năng bố trí thiết bị thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Bố trí được một giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nghiệm sạch, pipet, đinh sắt đã làm sạch bề mặt, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2, bông.

- Thí nghiệm 2: Bố trí được một giá để ống nghiệm, giá sắt, kẹp gỗ, ống nghiệm sạch, thìa thủy tinh, đèn cồn, bát sứ, bột sắt, bột lưu huỳnh .

Thao tác thí nghiệm, sử dụng dụng cụ, hoá chất, mẫu vật

 Học sinh biết sử dụng các dụng cụ như kẹp gỗ, pipet, biết cách pha hóa chất, cách lấy hóa chất.

 Tiến hành các bước, các thao tác để thực hiện được thí nghiệm/thực hành theo yêu cầu của đề thi

- Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm một vài chiếc đinh sắt đã làm sạch lớp oxit bề mặt, cặp ống nghiệm thẳng đứng trên giá sắt, tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 đặc, đậy miệng ống nghiệm bằng bông tẩm xút. Đun nóng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Thí nghiệm 2: Trộn đều bột sắt và bột lưu huỳnh trong bát sứ ( tỉ lệ khoảng 7:4 về khối lượng), dùng thìa thủy tinh cho hỗn hợp trên vào ống nghiệm khô, khoảng 2cm chiều cao của ống nghiệm và cặp thẳng đứng trên giá sắt. Dùng đèn cồn đốt nóng hỗn hợp đến khi một phần hỗn hợp nóng đỏ thì có thể tắt đèn cồn. Quan sát hỗn hợp chất trong ống nghiệm khi phản ứng xảy ra và khi kết thúc phản ứng.

 Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng

- Thí nghiệm 1: Khi đun nóng có khí không màu mùi xốc thoát ra, đinh sắt tan dần, dung dịch chuyển dần sang màu vàng nâu do H2SO4 đặc nóng oxi hóa Fe thành muối Fe3+.

- Thí nghiệm 2:  Khi đun hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh đã trộn đều một lúc, hỗn hợp đỏ rực ở một điểm và lan dần ra xung quanh do lưu huỳnh đã tác dụng với sắt, phản ứng tỏa nhiệt.

        Khi tắt đèn cồn, ngừng đun thì phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra, hỗn hợp nóng đỏ lan hết phần hỗn hợp trong ống nghiệm. Kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn màu đen là FeS.

Phương trình hóa học và vai trò của các chất trong các phản ứng

- Thí nghiệm 1:  2Fe + 6H2SO4 đặc  ->   Fe2(SO4)3 + 3SO2  + 6H2O

Vai trò các chất: Fe đóng vai trò là chất khử, H2SO4 đặc đóng vai trò là chất oxi hóa.

- Thí nghiệm 2:        Fe + S   ->  FeS

Vai trò các chất: Fe đóng vai trò là chất khử, S đóng vai trò là chất oxi hóa.

2. ĐỀ SỐ 2 (đề thi phần thực hành học sinh giỏi Hóa 12/ 2016): Sử dụng các dụng cụ và các hóa chất phù hợp trong phòng thí nghiệm, em hãy tiến hành làm các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1:  Kim loại Fe tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng.

Thí nghiệm 2: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 3: Phản ứng giữa FeSO4 và KMnO4 trong môi trường axit.

Đối với mỗi thí nghiệm hãy cho biết hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

Với phạm vi đề thi  này thì học sinh cần đạt được những yêucầusau:

Kỹ năng lựa chọn, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, mẫu vật:

- Chọn đúng các dụng cụ để tiến hành làm thí nghiệm gồm ống nghiệm, giá để ống nghiệm, giá sắt, pipet, kẹp gỗ, găng tay bằng cao su, khẩu trang, cốc thủy tinh nhỏ, thìa thủy tinh.

- Chọn hóa chất gồm dung dịch H2SO4, FeSO4, CuSO4, KMnO4, đinh sắt, nước cất.

Kỹ năng bố trí thiết bị thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Bố trí được một giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nghiệm sạch, pipet, đinh sắt, dung dịch H2SO4 loãng (nếu H2SO4 đặc thì học sinh cần pha loãng vào cốc để làm thí nghiệm).

- Thí nghiệm 2: Bố trí được một giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nghiệm sạch, pipet, đinh sắt, dung dịch CuSO4 (nếu CuSO4 rắn thì học sinh cần pha loãng vào cốc để làm thí nghiệm).

- Thí nghiệm 3: Bố trí được một giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nghiệm sạch, pipet, dung dịch FeSO4 ( lấy từ sản phẩm của thí nghiệm 1 hoặc 2), KMnO4, H2SO4 loãng (nếu không có sẵn các dung dịch trên thì học sinh cần pha loãng các dung dịch đó vào cốc để làm thí nghiệm).

Thao tác thí nghiệm, sử dụng dụng cụ, hoá chất, mẫu vật:

Học sinh biết sử dụng các dụng cụ như kẹp gỗ, pipet, biết cách pha hóa chất, cách lấy hóa chất.

Tiến hành các bước, các thao tác để thực hiện được thí nghiệm theo yêu cầu của đề thi:

- Thí nghiệm 1: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 loãng rồi cho tiếp vào ống nghiệm một đinh sắt  đã được làm sạch bề mặt. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Thí nghiệm 2: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Thí nghiệm 3: Lấy đinh sắt ra khỏi ống nghiệm ở thí nghiệm 1 để được dung dịch FeSO4, thêm vào đó 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm một giọt dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Chú ý: - Nếu học sinh biết kết hợp thí nghiệm 1 và 3 thì sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, học sinh vẫn có thể tự chuẩn bị dung dịch FeSO4 riêng.

  - Nên làm thí nghiệm 1 và 2 trong cốc thủy tinh hoặc buộc dây chỉ vào đinh sắt để dễ dàng lấy đinh sắt ra.

Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng:

- Thí nghiệm 1: Có khí thoát ra ở dạng bọt nhỏ, đinh sắt bị mòn dần.

Nguyên nhân do ion  H+ trong dung dịch axit nhận eletron từ Fe để tạo thành H2, các phân tử H2 không tan trong nước thoát ra ngoài ở dạng bọt khí.

- Thí nghiệm 2: Đinh sắt sau một thời gian có một lớp Cu bám bên ngoài nên có màu đỏ, dung dịch CuSO4 nhạt dần màu xanh do  ion Cu2+ giảm dần. Nguyên nhân do ion  Cu2+ dịch chuyển đến đinh sắt và nhận electron từ Fe tạo thành Cu bám lên bề mặt Fe.

- Thí nghiệm 3: Dung dịch FeSO4 chuyển dần sang màu vàng do MnO4- (trong môi trường axit) đã oxi hóa  Fe2+ thành Fe3+.

Phương trình hóa học và vai trò của các chất trong các phản ứng:

- Thí nghiệm 1: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2

Vai trò các chất: Fe đóng vai trò là chất khử, H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa.

- Thí nghiệm 2: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Vai trò các chất: Fe đóng vai trò là chất khử, CuSO4 đóng vai trò là chất oxi hóa.

- Thí nghiệm 3:

10FeSO4 +2KMnO4 +8H2SO4 -> 5Fe2(SO4)3 +K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Vai trò các chất: FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa, H2SO4 đóng vai trò là môi trường.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc phân tích một số đề thi Học sinh giỏi ở trên cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về vai trò to lớn của việc giảng dạy thực hành thí nghiệm trong  giai đoạn hiện nay. Qua  thực hành thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa  học trở thành hiện thực, học sinh nắm vững trình tự tiến hành một thí nghiệm hóa học, rèn luyện được các thao tác kĩ thuật cơ bản…giúp các em hứng thú hơn trong học tập từ đó nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cao Cự Giác, Lê Văn Năm, Lê Danh Bình, Lê Thị Bích Hiền. Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học. NXB Đại Học Vinh,2015.

[2]. Sách giáo khoa Hóa học lớp 10, NXB Giáo Dục.

[3]. Sách giáo viên Hóa học lớp 10, NXB Giáo Dục

[4]. Đề thi học sinh giỏi các năm của Sở Giáo Dục Đào Tạo Hà Tĩnh.

Tóm tắt: Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên ở bậc phổ thông nói riêng, trong đó có đội ngũ giáo viên âm nhạc. Việc biên soạn và đặt hợp âm cho ca khúc thiếu nhi để ứng dụng vào nhạc cụ là một nội dung cần thiết và được coi là một trong những kĩ năng cơ bản của hoạt động đệm hát trên đàn phím điện tử dành cho đội ngũ giáo viên âm nhạc ở trường phổ thông.

Từ khóa: Âm nhạc, hợp âm, ca khúc thiếu nhi, giáo viên âm nhạc, trường phổ thông

Trong âm nhạc, hợp âm đóng một vai trò rất quan trọng, nó thường được dùng làm phần đệm cho giai điệu, ngoài ra nó còn có thể tạo nên giai điệu bằng các dạng âm hình hóa. Đặc biệt trong việc phối âm cho các bài hát, bản nhạc thì  hợp âm và mối liên kết giữa chúng càng thể hiện rõ nét tầm quan trọng của nó trong âm nhạc.

Trên thực tế tại các trường phổ thông hiện nay, việc biên soạn và vận dụng hợp âm của các giáo viên cũng như kĩ năng sử dụng nhạc cụ trong tiết học âm nhạc là rất hạn hữu, thậm chí nhiều trường không sử dụng đến nhạc cụ, hoặc nếu có sử dụng thì cũng chỉ đàn giai điệu bài hát mà thôi. Phương tiện chủ yếu để giảng dạy là đĩa nhạc, máy nghe nhạc…, một số tiết học có sử dụng công nghệ thông tin thì phần âm nhạc cũng được cài đặt sẵn trên máy tính. Xét về mặt tổng thể thì những cách thực hiện như trên rất tiện lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, theo nhìn nhận ở góc độ chuyên môn, việc giáo viên không chọn cách đệm đàn trực tiếp tại lớp sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo viên không sử dụng nhạc cụ trực tiếp trong tiết dạy:

- Khả năng sử dụng nhạc cụ còn hạn chế

- Nhà trường chưa có phòng chức năng để dạy môn âm nhạc.

- Do có sẵn đĩa nhạc nền, máy nghe và việc tìm nhạc nền cho bài hát rất dễ dàng nên các giáo viên thích chọn phương án này thay cho việc đệm đàn trực tiếp tại lớp…

Trong các nguyên nhân nêu trên chúng tôi cho rằng cốt lõi của vấn đề là kỹ năng sử dụng nhạc cụ của các giáo viên âm nhạc còn hạn chế, thậm chí còn có những giáo viên chưa thành thạo cách sử dụng nhạc cụ.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đưa ra giải pháp nhằm giải quyết phần nào việc đệm hát cho giáo viên âm nhạc ở trường phổ thông. Chúng tôi xin nêu ra phương pháp soạn hợp âm cơ bản cho ca khúc thiếu nhi như sau:

Thứ nhất: Phải chuẩn bị bài hát chính xác về giai điệu, lời ca, tên tác giả.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chọn bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”, Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: thơ Viễn Phương làm ví dụ.

Thứ hai: Xác định chính xác giọng của bài hát

Ở đây chúng tôi không đi sâu vào hướng dẫn cách xác định giọng của một tác phẩm âm nhạc mà chỉ đi vào cụ thể đối với bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”

- Bài hát được viết ở hóa biểu không có dấu hóa, không xuất hiện dấu hóa bất thường trong suốt bài hát

T3 aQ 15 3 1

- Kết thúc bài hát ở nốt Đô, giai điệu luôn bình ổn ở âm thanh này

T3 aQ 15 3 2Như vậy chúng ta xác định bài hát được viết ở giọng Đô trưởng.

Trong quá trình xác định giọng chúng ta cần xem xét kỹ cách tiến hành giai điệu của bài hát để xác định giọng một cách chính xác, bởi vì có nhiều bài hát âm kết thúc không phải là âm chủ.

Thứ ba: Phân tích hình thức và cấu trúc âm nhạc của bài hát

Bài hát: “Ngày đầu tiên đi học” nhằm giáo dục lòng biết ơn đối với cha mẹ, tình yêu đối với thầy cô giáo…, được viết ở thể hai đoạn đơn, gồm bốn câu nhạc.

Đoạn a: Gồm hai câu nhạc

Câu 1: Gồm 8 ô nhịp (từ đầu bài đến “…mẹ dỗ dành yêu thương”) và kết thúc câu 1 ở bậc V (âm Son)

T3 aQ 15 3 3

Câu 2: Gồm 9 ô nhịp, (“Ngày đầu tiên đi học…” đến “…Ôi! sao thiết tha…”) và  kết thúc câu 2 ở bậc I ( âm Đô).

T3 aQ 15 3 4

Đoạn b: Gồm 2 câu nhạc

Câu 1: Gồm 8 ô nhịp, (“Ngày đầu như thế đó…” đến “…cô giáo là cô tiên”) , kết thúc câu 1 ở bậc V ( âm Son).

T3 aQ 15 3 5

Câu 2: Gồm 9 ô nhịp, (“Em bây giờ khôn lớn…” đến “...mẹ cô cùng vỗ về”.), kết thúc câu 2 và cũng là kết thúc bài ở bậc I ( âm Đô).

T3 aQ 15 3 6

Giai điệu được tiến hành ở nhịp độ vừa phải, với các quãng đồng âm, quãng 2, quãng 3, quãng 4, quãng 7, âm thanh chủ yếu xoay quanh trục của giọng, âm hình chủ đạo được thể hiện xuyên suốt trong bài hát, các bước nhảy được giải quyết một cách hợp lý tạo nên bức tranh về em bé ngày đầu tiên đến trường trong tâm trạng không vui với bao điều lạ lẫm.

Thứ tư: Đặt hợp âm cho ca khúc:

- Trước tiên chúng ta xây dựng các hợp âm ba của giọng trưởng bằng cách thiết lập vòng hòa thanh cơ bản trên điệu thức Đô trưởng:

T3 aQ 15 3 7

- Tiến hành đặt hợp âm:

+ Hợp âm được đặt ở phách mạnh hoặc phách mạnh vừa (nếu có), và âm của giai điệu là âm có trong hợp âm đó.

+ Hợp âm bắt đầu và hợp âm kết thúc thường là hợp âm chủ (T) của giọng, cũng có khi vào đầu bằng hợp âm át (D) hoặc hạ át (S) và cũng có khi kết thúc bằng hợp âm át hoặc hạ át (kết lững).

+ Với những bài hát có hình thức hai đoạn thì hợp âm vào đầu và hợp âm kết thúc của mỗi đoạn thường là hợp âm chủ (T), cũng có trường hợp vào đầu và kết đoạn một ở hợp âm át (S).

 Trích đoạn bài: Ngày đầu tiên đi học

                   Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện

                   Lời: thơ Viễn Phương

T3 aQ 15 3 8

Câu nhạc thứ nhất

+ Ô nhịp 1: Là ô nhịp lấy đà, chỉ có một phách yếu nên ta không đặt hợp âm.

+ Ô nhịp 2: Đặt hợp âm Đô trưởng (C), vì có nốt Son là âm ổn định của giọng, là âm V của hợp âm Đô trưởng, đồng thời đây là ô nhịp đầu tiên của bài hát.

+ Ô nhịp 3, 4, 5: Trong 3 ô nhịp này, ô nhịp thứ 3 chọn hợp âm Mi thứ (Em), ô nhịp thứ 4 chọn Pha trưởng (F) và ô nhịp thứ 5 chọn Son bảy (G7) nhằm tạo một chuỗi âm đi lên làm cho độ kịch tính được tăng dần rồi giải quyết về hợp âm chủ ở ô nhịp tiếp đó.

+ Ô nhịp 6: Chọn hợp âm Đô trưởng (C) nhằm giải quyết kịch tính của ô nhịp trước, đồng thời làm tiền đề cho vòng công năng mới.

+ Ô nhịp 7, 8, 9: Quan sát kĩ chúng ta thấy 4 ô nhịp trước (2, 3, 4, 5) với 4 ô nhịp sau (6, 7, 8, 9) ý nhạc như được lặp lại. Do đó, chúng ta có thể sử dụng lại vòng hòa thanh đó. Cụ thể là: Ô nhịp thứ 7 chọn hợp âm Mi thứ (Em), ô nhịp 8 chọn hợp âm Pha trưởng (F), ô nhịp 9 chọn hợp âm Son bảy (G7).

Câu nhạc thứ 2:

+ Ô nhịp 10, 11, 12, 13: Nét giai điệu của bốn ô nhịp này tái hiện nguyên dạng của 4 ô nhịp đầu (2, 3, 4, 5). Do đó, lấy vòng hòa thanh của 4 ô nhịp đầu để sử dụng lại cho 4 ô nhịp này. Cụ thể là: Ô nhịp 10 chọn Đô trưởng (C), ô nhịp 11 chọn Mi thứ (Em), ô nhịp 12 chọn Pha trưởng (F), ô nhịp 13 chọn Son bảy (G7).

+ Ô nhịp 14, 15, 16, 17: Đây là 4 ô nhịp cuối của đoạn nhạc, và vẫn sử dụng vòng hòa thanh T- S- D. Ô nhịp 14 chọn hợp âm Đô trưởng (C) nhằm giải quyết sự kịch tính của ô nhịp trước. Ô nhịp 15 chọn hợp âm La thứ (Am), vì hợp âm này thuộc nhóm công năng S. Ô nhịp 16 chọn hợp âm Son bảy (G7). Ô nhịp 17 là nốt Đô nằm ở phách mạnh và là âm I của hợp âm chủ (T) đồng thời là ô nhịp kết đoạn 1 nên chúng ta đặt hợp âm Đô trưởng (C) cho ô nhịp này.

Bằng cách lập luận và xác định hợp âm như trên, chúng ta có thể tiếp tục đặt hợp âm cho đoạn thứ 2. Sau khi đặt xong hợp âm, chúng ta nghe lại hợp âm trên đàn để điều chỉnh cho phù hợp.

Chúng ta biết rằng, khả năng thị phạm của giáo viên trước học sinh là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc thì khả năng này cần phải đề cao.

Khi giáo viên sử dụng tốt nhạc cụ trong tiết học chắc chắn sẽ kích thích được sự hưng phấn cho các em và tiết học sẽ sôi nổi hơn nhiều. Chính từ điều này, chúng ta sẽ phát huy tối đa khả năng của học sinh, thu hút các em tham gia vào hoạt động học một cách tích cực hơn, dần hình thành tính tư duy độc lập, tự chủ trong học tập cho các em.

  TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Ngọc Dung (2001). Phân tích tác phẩm âm nhạc, Nxb Giáo dục

[2]. Phạm Tú Hương (2005). Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Đại học sư phạm

[3]. Cù Minh Nhật (2005). Organ thực hành, Nxb Âm nhạc

[4]. Phạm Tú Hương,Vũ Nhật Thăng (1993). Sách giáo khoa hòa thanh, Nxb Âm nhạc