foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Lời giới thiệu: Bạn Lê Thị Huyền là sinh viên K16 GDTH – một khóa sinh viên với điểm đầu vào rất cao. Bạn có ước mơ được trở thành một giáo viên từ rất sớm từ những kỷ niệm đẹp của cô giáo dạy Ngữ Văn của bạn ấy hồi học lớp 9. Bài viết dưới đây được trao giải nhất cuộc thi viết về những kỷ niệm thầy cô và mái trường do Khoa Sư phạm tổ chức trong tháng 10/2024. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của bạn Lê Thị Huyền.

Tôi – Lê Thị Huyền, một cô sinh viên năm hai đang đi trên hành trình theo đuổi ước mơ gieo chữ. Nhưng hơn cả việc truyền đạt kiến thức, tôi mong muốn trở thành một người thầy thực sự – một người có thể đồng hành, lắng nghe, và thắp sáng những tâm hồn trẻ thơ.

T4 SV 13 4 0

Hình ảnh bạn Lê Thị Huyền – K16 GDTH

Ngày ấy, có một cô giáo mang tên Lê Thị Thanh Huyền – người đã khiến tôi nhận ra rằng một người thầy không chỉ dạy học mà còn trao đi yêu thương. Tôi nhớ những ngày tháng dưới mái lớp 9, nơi cô không chỉ là giáo viên mà còn là một người mẹ, người dẫn đường thầm lặng. Cô lo lắng cho chúng tôi từ những điều nhỏ bé nhất, sẵn sàng lắng nghe những tâm tư vụn vặt của tuổi học trò. Có lẽ, những giọt nước mắt cô từng lặng lẽ lau đi chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu thương của một người nhà giáo. Và thế là tôi chọn con đường sư phạm. Tôi mong rằng một ngày nào đó, mình cũng sẽ có thể trao đi yêu thương, có thể lắng nghe và nâng đỡ những tâm hồn bé nhỏ, như cách cô đã từng làm với tôi.

T4 SV 13 4 1

Hình ảnh cô giáo Lê Thị Thanh Huyền

Có lẽ, chính những trăn trở năm ấy đã gieo vào tôi một suy nghĩ, một khát khao đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi từng khiến tôi băn khoăn suốt một thời gian dài. Trong một lần dạo diễn đàn Văn học online, tôi vô tình ấn tượng bởi câu nói của nhà văn Victor Hugo: “Mọi người đều có thể trở thành nhà giáo, nhưng không phải ai cũng là thầy”. Tôi tự hỏi, điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa một người giáo viên và một người thầy? Sau lần ấy do quá bận với việc học cộng với việc là một đứa con gái mà mọi người hay ghẹo “não cá vàng” thì tôi cũng quên đi câu nói đầy băn khoăn ấy.

Chiều hôm ấy – không khí mát mẻ và trong lành, mang theo mùi hương của lá cây và đất ẩm của tiết trời sang thu, tự nhủ trong đầu “hiếm lắm mới có được một bữa nghỉ ngơi, thôi thì mình tự thưởng cho bản thân một buổi chill chill cũng coi như là mãn nguyện”. Tôi quyết định giành một buổi dọn dẹp lại hộc tủ cũ đã đóng chặt cánh cửa không biết tự bao giờ, nhưng tôi nghĩ cũng khá lâu bởi tôi phải mất không ít thời gian mới có thể mở được nó. Tiếng cọt kẹt ngừng, bên trong hộc tủ dần hiện ra. Phải chăng đây cũng có thể là hộc tủ chứa cỗ máy thần kỳ thứ hai như trong bộ truyện tranh “Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai” chẳng hạn-một ý nghĩ vụt ra trong đầu sau khi cổ họng tôi bị sặc bởi mùi gỗ lâu năm của ngăn tủ nhỏ. Thật vậy, bên trong hộc tủ là một chiếc rương nhỏ bám một lớp bụi mỏng, trên nắp ghi một hàng chữ  “Treasure” – nghĩa là kho báu. Đến lúc này tôi cũng đã đoán ra được phần nào thứ “kho báu” chứa đựng trong ấy là gì. Tôi nhẹ nhàng thổi đi lớp bụi mịn ấy rồi từ từ khám phá rương “kho báu” của mình. Chiếc bút bi cũ kỹ, quyển sổ tay văn học đã ngả màu vàng và một mảnh giấy có ghi số điện thoại; đó dường như là những vật dụng gắn liền với biết bao kỷ niệm đẹp của tôi và người truyền lửa cho cô học trò nhỏ năm nào – cô Lê Thị Thanh Huyền – giáo viên chủ nhiệm đồng thời cũng là giáo viên môn Ngữ Văn lớp chúng tôi.

Có người cho rằng: “Chúng ta phán xét một cuốn sách qua trang bìa, và chúng ta phán xét một người qua cái nhìn đầu tiên. Nhưng cả hai đều có thể gây hiểu lầm.” Với tôi, giá trị một cuốn sách nó không nằm ở trang bìa, nhiều khi sách dày thì đắt, giấy đẹp thì đắt, in màu bìa cứng thì đắt, tên tác giả đang được ưa chuộng thì đắt chứ chưa chắc sách đó hay nên đắt. Và cô Thanh Huyền cũng vậy, nếu chỉ mới tiếp xúc với con người ấy lần đầu tiên thì người khác sẽ cảm thấy cô là một con người “cổ lỗ sĩ”, khó gần và càng không muốn đến gần. Cơ duyên tôi và cô gặp nhau phải quay về khoảng thời gian lớp 9, lớp tôi khi nghe tin năm nay cô đứng lớp thì ai nấy cũng lo sợ tột độ, có đứa còn bảo “...chắc đây là kiếp nạn cuối cùng để tốt nghiệp đây...”. Chúng tôi mặc dù là lớp chọn 1 nhưng để nói về độ “quậy” thì không thầy cô nào là không sợ. Chúng tôi gặp cô cũng là thời điểm nàng thu ghé đến, ve sầu im bặt, nhường chỗ cho tiếng lá rơi xào xạc. Ánh nắng vàng dịu nhẹ chiếu xuống, làm cho mọi vật trở nên ấm áp và lung linh. Nhưng không, trái ngược hoàn toàn với khung cảnh ấy, lớp tôi như bị bao trùm bởi màn sương khói dày đặc như sắp đối mặt với một trận bão lớn chưa từng có.  “Cạch...cạch...cạch...” tiếng giày cao gót rõ dần rồi dừng hẳn trước cửa lớp, khoảnh khắc ấy tim của đám bọn tôi cũng như ngừng đi một nhịp, chưa bao giờ lũ con trai quậy phá kia hôm nay lại ngoan đến lạ. Nhưng mọi chuyện không giống như chúng tôi tưởng tượng, cô khác xa lời kể của anh chị khóa trên, đi ra ngoài sức mong đợi của đám trẻ đang sợ sệt trước đó. Cô vào lớp với một khuôn mặt rạng rỡ, một nụ cười tiêu chuẩn hay nói như mấy đứa con trai lớp tôi đi tán gái thì là “nụ cười tỏa nắng”. “ Cô xin tự giới thiệu, cô tên là Lê Thị Thanh Huyền và sẽ là giáo viên chủ nhiệm lớp chúng ta năm nay” – cô lên tiếng. Trời ơi! Giọng gì mà ngọt như mía lùi, đến tôi là con gái mà còn thấy mê. Cô nói tiếp: “ Cô biết lớp chúng ta là một lớp có thể nói là gương mặt của trường nhưng vẫn còn nhiều nhận xét xấu về tính kỷ luật của lớp. Cô mong lớp chúng ta sẽ hoạt động tích cực để đi lên nhé”. Tiếp đến cô tặng cho chúng tôi mỗi đứa một chiếc bút bi kèm với mảnh giấy nhỏ bên trên là một dãy số điện thoại, cô nói với đám chúng tôi rằng: “Tuy cô không có nhiều thời gian rảnh, nhưng để tâm sự với các em thì cô luôn sẵn sàng, cô không nghĩ những đoạn tin nhắn từ các em là một sự phiền phức mà đó là một niềm vui nhỏ của cô khi có thể góp mặt trong hành trình của đại gia đình 9A này”. Lúc này đây, chúng tôi mới thấy tiếc, tiếc vì không thể đứng trước mặt mấy anh chị khóa trên để thanh minh cho cô. Ấn tượng đầu tiên của tôi với cô khác hẳn với cái đêm nằm lo sợ chẳng ngủ được trước đó, giờ thì mùa thu đã chính thức gõ cửa lớp chúng tôi. Có được sự đồng hành và ủng hộ của cô, chúng tôi quả thật đã ngoan hơn, bàn giáo viên không còn chồng chất những bản kiểm điểm, bản tường trình như trước, sổ đầu bài cũng chẳng bị trừ điểm vì lí do lớp không ngoan. Chúng tôi trở thành lớp đứng đầu trường về mọi mặt, mọi phương diện.

Thời gian trôi qua rất nhanh, sự đồng hành của đại gia đình 9A dần tiến về đích. Mùa hạ đến, cái nắng vàng ươm phủ kín khắp nơi. Cả dãy phòng học như chìm vào một cuộc đua tĩnh lặng, chỉ còn lại tiếng ve kêu râm ran, tiếng lật trang sách của đám học sinh đang chạy nước rút. Chiều hôm ấy, tiết Ngữ Văn của cô cũng chẳng khuấy động lại được cái không khí ngày nào. Cái nắng gay gắt như thiêu đốt hòa quyện với tiếng rao hàng rong “ Ai nước mía, nước dừa, ai kem cây, kem kí đây...” càng làm bầu không khí ngột ngạt đến lạ thường, chưa bao giờ tôi thấy ghét cái thứ âm thanh của cô bán hàng rong mà bình thường tôi vẫn chạy theo mua cho bằng được. “Rầm...”, đột nhiên một âm thanh như phá tan cái sự tĩnh mịch đáng sợ ấy, khi tôi chưa biết chuyện gì đang xảy ra thì có “tình báo” lớp bên cạnh chạy sang, thở hổn hển nói: “Cô...cô...Huyền...ơi, bạn...học sinh...lớp...lớp cô ngất xỉu rồi...”. Giống như phản xạ tự nhiên của một người mẹ, cô chạy băng ra hành lang, vừa chạy cô vừa tháo đôi giày cao gót cho đỡ vướng chân. Khi thấy học sinh lớp mình đang được mọi người chăm sóc xung quanh, tôi đã thấy cô khóc, nhưng cô lại đưa tay lau vội đi những giọt nước mắt ấy, dường như cô chẳng muốn cho chúng tôi thấy. Cô sợ, cô sợ nếu đến cả cô mà còn yếu đuối thì đám con của cô sẽ ra sao. Cô nhanh tay lau đi nước mắt, dùng hết sức bế cô bạn lên phòng y tế, đi được mấy bước cô còn ngoảnh đầu lại giục chúng tôi về lớp nghỉ ngơi trước. Chúng tôi cũng chẳng biết chuyện gì xảy ra dưới phòng y tế nhưng phải khoảng 30 phút sau mới thấy cô trở lại lớp. “Bạn đã ổn rồi, các em để ý sức khỏe nha”, chúng tôi lo lắng hỏi cô dồn dập: “ Cô ơi, sao mắt cô đỏ thế?”, “Cô ơi cô có ổn không?”,...Lúc này cô không còn kìm nén nữa, cô đã khóc, chưa bao giờ đám chúng tôi thấy người phụ nữ mạnh mẽ ấy rơi nước mắt, phải chăng cô đã không thể lừa dối được lòng mình nữa, phải chăng cô đã lấy hết dũng khí để ở trước mặt chúng tôi mà rơi lệ. Bởi rơi lệ cũng cần có dũng khí, cho nên thời điểm làm người ta khóc, lưu lại nước mắt nhất định phải thật đáng giá. Đám chúng tôi lúc ấy chẳng biết làm gì, cũng chằng đứa nào dám đi lên ôm lấy cô mà an ủi như cách người mẹ ấy luôn làm với chúng tôi, cũng chẳng đứa nào gây ra âm thanh gì ngoài tiếng thút thít ấy. Ngày hôm sau, cô trở về với dáng vẻ tích cực hằng ngày, chúng tôi cũng không còn nghe thấy đứa nào nhắc lại chuyện ấy.

Sau này ra trường, trong một buổi gặp mặt các thầy cô cũ, chúng tôi mới hiểu được tâm tư của người cô khi xưa. Có một thầy giáo nhìn thấy đám chúng tôi thì mới cười bảo: “Chỉ có đám tụi này mới làm cô Huyền khóc thôi đấy. Đó là lần đầu tiên tôi thấy một người phụ nữ mạnh mẽ chưa từng thút thít trước người khác lại vì tụi bây mà khóc đó. Nhớ ngày đó cô Huyền còn vừa khóc vừa xin tôi giảm lượng thời khóa biểu trong tuần cho học sinh vì thấy chúng quá mệt mà bây giờ tụi này lớn đến từng này rồi. Haha mau thật.” Thì ra chúng tôi được giảm lịch học là nhờ cô, thì ra ngày ấy cô khóc là vì thương chúng tôi, thì ra tất cả tâm huyết, tình yêu của cô đều đặt hết lên đám học trò này. Cuối cùng thì câu trả lời cho băn khoăn năm ấy đã có, và cuối cùng nó đã trở thành kho báu không chỉ của riêng tôi mà là của tất cả thành viên đại gia đình 9A ngày ấy. Chúng em thương cô, chúng em yêu lắm người phụ nữ mạnh mẽ ấy, chúng em nhớ lắm cảm giác được cô hỏi han mỗi buổi đến lớp, nhớ lắm tiếng cô giảng bài:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhà văn Victor Hugo chắc hẳn cũng có trong cuộc đời ông một người thầy như thế, một người thầy thực sự chứ không phải là một nhà giáo mà ai cũng có thể làm được. Nam Cao từng viết: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?...” nhưng người phụ nữ mạnh mẽ của chúng tôi đã chứng minh một điều rằng khi con người ta tổn thương mới là lúc con người ta tìm đến nhau, khi con người ta khó khăn mới là lúc con người ta cần nhau.

Tiếng chuông đồng hồ reo là lúc đưa tôi về với thực tại, tôi cũng chẳng biết nước mắt tôi đã rơi từ bao giờ, chảy xuống ướt cả mảnh giấy nhỏ. Trong đầu tôi lúc này vang lên câu:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Tôi chạy đi lấy điện thoại, tìm trong messenger cái tên quen thuộc “9A yêu thương” và bắt đầu soạn tin: “Ê tụi bây, Tết năm nay chúng ta hẹn ở nhà cô Huyền nha!” Sau đó là có khoảng hơn chục thông báo vang lên, chúng tôi thực sự đã quay trở lại tháng ngày đó.

Có lẽ cuộc gặp mặt ấy không chỉ là một lời hẹn, mà còn là một dấu mốc để nhắc nhở chúng tôi rằng, có một người đã từng ở đó, đã yêu thương và dìu dắt từng bước đi của chúng tôi.

Cô vẫn vậy, vẫn dịu dàng hỏi han từng đứa, vẫn nhớ từng học trò đã trưởng thành ra sao. Tôi kể cho cô nghe về giấc mơ sư phạm của mình, cô lắng nghe rồi khẽ mỉm cười:  “Em cứ vững tin mà bước đi, cô biết em sẽ làm tốt.”

Khoảnh khắc ấy, tôi hiểu rằng không chỉ tôi chọn nghề giáo, mà chính nghề giáo cũng đã chọn tôi – qua tình yêu thương của một người thầy. Và tôi sẽ bước đi, mang theo tất cả những điều cô đã trao, vững tin vào con đường phía trước.

Chiều ngày 4/4/2025 tại trường Tiểu học Tân Giang, đại diện Đoàn sinh viên thực tập số 12, sinh viên Nguyễn Thị Trà Giang đã có buổi chia sẻ kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) trong dạy học cho quý thầy, cô giáo tại trường.

Tại buổi tập huấn sinh viên Nguyễn Thị Trà Giang đã chia sẻ, trao đổi các nội dung: Giới thiệu tổng quan về AI, các ứng dụng hiện đại cũng như lợi ích của việc ứng dụng AI để cải thiện hiệu quả trong giảng dạy, hướng dẫn chi tiết cách chuyển ý tưởng văn bản thành hình ảnh trên Canva; tạo nhân vật hoạt hình đồng hành trong tiết dạy, xây dựng video hoạt hình bằng AI trên Adobe Express Animate Your Voice; tạo lời bài hát và ghép nhạc trên phần mềm Suno AI;

T4 SV 4 4 1

Hướng dẫn giáo viên tạo xây dựng video hoạt hình bằng AI trên Adobe Express Animate Your Voice

Tại buổi tập huấn, các thầy cô được hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Chat GPT, Gemini và các phần mềm khác để hỗ trợ trong các hoạt động giáo dục hàng ngày, tra cứu thông tin, cách tạo ra các câu hỏi, đề bài, bài tập…. Từ đó tạo ra các dạng bài tập, bài học phong phú, đa dạng đối với mọi đối tượng học sinh. Những phần mềm này không chỉ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian mà còn làm mới cách tiếp cận học sinh.

T4 SV 4 4 2

Thầy, cô giáo thực hành các ứng dụng AI

Sau buổi tập huấn, Đoàn sinh viên thực tập đã được Ban giám hiệu ghi nhận, tuyên dương vì đã có buổi chia sẻ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy học rất thiết thực, giúp giáo viên nhà trường có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ứng dụng AI, cũng như sử dụng các phần mềm để tạo ra bài giảng hay, sinh động.

Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước nhân dịp tháng thanh niên và hướng tới Kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Đoàn viên Khoa Sư phạm – Trường Đại học Hà Tĩnh cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn - một tổ chức tiên phong của thanh niên Việt Nam.

T3 SV 30 3 1

Đoàn thực tập trường MN IVY ra quân lao động chào mừng ngày 26/3

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đoàn ta

Cách đây 94 năm, vào ngày 26/3/1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) được thành lập. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng thanh niên Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chứng tỏ vai trò nòng cốt, là cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào. Dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, bao thế hệ thanh niên đã xung phong ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc, hăng hái trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của thanh niên Việt Nam.

2. Vai trò của thanh niên trong thời kỳ mới

T3 SV 30 3 2

Đoàn thực tập trường MN IVY ra quân lao động chào mừng ngày 26/3

Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thanh niên Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, chủ động tham gia vào các hoạt động tình nguyện, khởi nghiệp, học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Hưởng ứng tháng Thanh niên và chào mừng ngày 26/3, mỗi đoàn viên, thanh niên hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực như: phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh và phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.

Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày thành lập Đoàn, vào chiều ngày 22/03/2025 Liên Chi đoàn khoa Sư phạm Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức chương trình Sinh hoạt cấp Liên Chi đoàn nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26/03/1931-26/03/2025; tọa đàm văn hoá đọc và phát triển công tác NCKH của sinh viên khoa Sư phạm. Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa mang tầm quan trọng, giúp gắn kết niềm tự hào đối với các bạn đoàn viên thanh niên Liên Chi đoàn khoa Sư phạm. Qua đó mỗi đoàn viên thanh niên nói chung và các bạn sinh viên Khoa Sư phạm nói riêng càng phát huy và nâng cao được tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, tiên phong trong mọi lĩnh vực để góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là dịp để mỗi chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua, tiếp tục nỗ lực, cống hiến và góp phần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Hãy cùng nhau phát huy sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt huyết để đóng góp vào sự phát triển của đất nước!

Ngày 31/03/2025 tại Phòng Truyền thống, Liên chi Đoàn Khoa Sư phạm đã ra mắt bạn đọc Nội san Khoa học & Giáo dục số 6 với nhiều bài viết đặc sắc, phản ánh tinh thần sáng tạo và nghiên cứu của đoàn viên, thanh niên Khoa Sư phạm.

Tháng Ba – tháng của sức trẻ, của khát vọng cống hiến, đổi mới và sáng tạo, đây không chỉ là dịp để chúng ta hướng tới kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03/1931 – 26/03/2025, mà còn là thời điểm đánh dấu tinh thần học hỏi, sáng tạo và phát triển tri thức của sinh viên. Hòa chung không khí sôi nổi ấy, Liên chi đoàn Khoa Sư phạm đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy sự nhiệt huyết, tinh thần cống hiến của sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tháng Ba năm nay còn đánh dấu một sự kiện quan trọng: lễ ra mắt Nội san Khoa học & Giáo dục số 06 vào ngày 31/03/2025 tại Phòng Truyền thống khoa Sư phạm.

T4 SV 1 4 1

Nội san Khoa học & Giáo dục được ra mắt với mong muốn trở thành một diễn đàn để sinh viên có thể trao đổi tri thức, góp phần vào sự phát triển của khoa học và giáo dục. Đặc biệt đối với sinh viên Khoa Sư phạm, Nội san Khoa học & Giáo dục là môi trường để các bạn thể hiện sự sáng tạo, tư duy khoa học trong chuyên ngành của mình. Với vai trò là một kho lưu trữ tri thức, Nội san không chỉ cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo có giá trị mà còn là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện, trình bày kiến thức một cách logic và nâng cao khả năng viết báo cáo, tiểu luận – những kỹ năng quan trọng trong quá trình giảng dạy sau này.

 T4 SV 1 4 2

Nội dung của nội san được chia thành ba phần chính:

Trang tin & Hoạt động của Liên chi đoàn Khoa Sư phạm: Phản ánh những sự kiện tiêu biểu trong Tháng Thanh niên, các hoạt động học thuật, phong trào tình nguyện và chương trình giao lưu nhằm khơi dậy tinh thần cống hiến trong sinh viên.

Diễn đàn Khoa học & Giáo dục: Gồm các bài nghiên cứu chuyên sâu, trải dài trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, bài viết "Từ bài tập nhỏ đến định lý lớn và bài toán mở" giới thiệu những bài toán có vẻ quen thuộc nhưng ẩn chứa những khoảng cách bất ngờ giữa cái đã biết và cái chưa biết, mang lại góc nhìn mới mẻ về tư duy toán học. Nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 và Khoa học lớp 4" đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học. Bài viết "Định lý Pi-ta-go và ứng dụng trong thực tế" giúp độc giả hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của định lý này trong toán học và đời sống. Ngoài ra, chuyên đề "Nghệ thuật gieo vần trong thơ ca sách giáo khoa Tiếng Việt thuộc bộ sách Cánh Diều bậc tiểu học" mang lại góc nhìn mới mẻ về ứng dụng ngôn ngữ trong giảng dạy.

Câu đố, truyện vui & Trang thơ: Phần này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp sinh viên rèn luyện tư duy sáng tạo. Đặc biệt, chuyên mục "Câu đố đạo đức kết hợp kỹ năng sống dành cho học sinh từ 9-11 tuổi" đưa ra những bài tập thú vị, hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho học sinh tiểu học.

T4 SV 1 4 3

Tập Nội san lần này là kết quả tất yếu cho sự sáng tạo, cống hiến của sức trẻ Liên chi đoàn Khoa Sư phạm. Thông qua những bài báo cáo, tiểu luận, NCKH, Nội san không chỉ là công trình thể hiện sự sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu của các bạn sinh viên mà còn là tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với sự phát triển của giáo dục. Ban biên tập mong rằng, tập Nội san Khoa học & Giáo dục số 06 sẽ là một diễn đàn hữu ích, thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến của các bạn. Hy vọng rằng, với sự đóng góp của các bạn đọc, những tập Nội san của các số sau sẽ ngày càng phát triển và toàn diện hơn.

Từ ngày 17/2/2025, đoàn TTSP số 10, Trường Đại học  Hà Tĩnh đã tham gia thực tập  tại trường Hội nhập Quốc tế iSCHOOL Hà Tĩnh. Tại đây, sinh viên được trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong giảng dạy.

Trong không khí sôi nổi của cả nước chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2025). Đoàn thực tập đã phối hợp với Trường Hội nhập Quốc tế iSCHOOL Hà Tĩnh xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình  để giúp học sinh phát triển được khả năng nghệ thuật, thể dục thể thao. 

Một trong số đó là các hoạt động như: Văn nghệ chào đón đoàn, văn nghệ, chào cờ. Nhờ đó mà sinh viên có thể phát huy được hết khả năng tinh thần nhiệt huyết đối với nghề.

Sinh viên cũng đã  tích cực tham gia các hoạt động TDTT mà trường phát động như: Tổng kết Giải bóng đá, văn nghệ 8/3, ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” ... Qua đây sinh viên và các bạn học sinh được giao lưu gần gũi, thân thiết, tạo nên một sân chơi chơi bổ ích sau mỗi giờ học.

T3 SV 27 3 1

                  Tổng kết chương trình iSCHOOL SPORTS Day

T3 SV 27 3 2

                           Chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3

T3 SV 27 3 3

                                Sinh hoạt chi đoàn tháng 3

Bên cạnh đó sinh viên đã hỗ trợ trường chào đón lớp  tiền Tiểu học, đón trường MN Ban Mai, hỗ trợ kì thi Toán Quốc tế KANGAROO IKMC.

T3 SV 27 3 4

                         Chương trình iSCHOOL TOUR

T3 SV 27 3 1T3 SV 27 3 5

           Hỗ trợ học sinh thi Toán Quốc tế KANGAROO IKMC 2025

    T3 SV 27 3 6

                                   Hỗ trợ lớp tiền Tiểu học thứ 7 hằng tuần

T3 SV 27 3 7

Chương trình Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên đoàn”

Trường Hội nhập Quốc  tế iSCHOOL Hà Tĩnh là một môi trường học tập tốt để các giáo sinh có thể học tập những điều hay, tích lũy kinh nghiệm cho hành trang  khi bước vào nghề.