foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải đáp những thắc mắc của sinh viên, chiều ngày 28/3/2023 Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm tổ chức chương trình “Gặp mặt và đối thoại giữa BCN Khoa, cán bộ, giảng viên với sinh viên”. Qua đây, kịp thời có những lời giải đáp và định hướng chung cho sinh viên Khoa Sư phạm.

hoang 31 3 1

Tham dự buổi gặp mặt và đối thoại, về phía BCN Khoa, có thầy giáo TS. Lê Văn An , Bí thư chi bộ - Trưởng Khoa Sư phạm; cô Đặng Thị Yến – Phó trưởng Khoa Sư phạm; thầy Biện Văn Quyền – Phó trưởng Khoa Sư phạm; cô Võ Thị Diệu Hồng – PBT Liên chi đoàn; cô Nguyễn Thị Loan – quản sinh; thầy Lê Danh Minh, cô Tống Thị Cẩm Lệ; BCH LCĐ, BCS các lớp thuộc Khoa Sư phạm, các thí sinh tham gia vòng chung kết MISS HTU và tập thể lớp K15 GDTH.

Mở đầu chương trình, thầy giáo Lê Văn An đã có những lời phát biểu, chia sẻ hết sức tâm huyết, thực tế, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp mà bản thân đang theo học và ý thức được trách nhiệm cá nhân khi là 1 sinh viên của Khoa. Qua đây, xóa bỏ những e ngại, rụt rè, giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin nói lên những thắc mắc và được giải đáp một cách chính xác, rõ ràng.

hoang 31 3 2

Ngoài ra, với những câu hỏi mà sinh viên đưa ra, cô Đặng Thị Yến cũng đã có những lời giải đáp hết sức sát sao, chi tiết, cụ thể, giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn hơn.

hoang 31 3 3

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm sát sao, lãnh đạo, định hướng của BCN Khoa, Sinh viên toàn Khoa sẽ có những suy nghĩ, hành động và ý thức được trách nhiệm của bản  thân khi đang học tập trong một môi trường Sư phạm, dưới sự dạy bảo của một tập thể Hội đồng Sư phạm vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, kỹ năng.

Qua chương trình, sinh viên đã tự tin hơn rất nhiều, được trực tiếp trình bày, nêu lên vấn đề. Xóa bỏ những khoảng cách giữa thầy và trò, giữa chính những bạn sinh viên với nhau để xây dựng Khoa Sư phạm ngày càng vững mạnh, luôn tiên phong, đổi mới, phát huy tính tích cực, tự chủ và luôn là Khoa vững mạnh, là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu trong tất cả hoạt động.

hoang 31 3 4

Sáng ngày 26/3/2023, Đoàn cán bộ giảng viên khoa Sư phạm do TS. Lê Văn An – Bí thư chi bộ - Trưởng khoa làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại khu mộ và nhà thờ ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Ông sinh ra tại tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lương y.
Ông qua đời vào ngày rằm tháng 1 năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không những là một nhà y dược học vĩ đại, đã góp phần to lớn xây dựng nền y học dân tộc nước nhà, mà ông còn là nhà thơ, nhà vǎn tài hoa, nhà tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.

Với thân thế, sự nghiệp, những công lao, đóng góp và tầm ảnh hưởng to lớn của Đại danh y, hiện Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Dâng hương, hoa tại khu mộ và nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đoàn thành kính tưởng nhớ công lao và những giá trị mà Đại danh y để lại cho hậu thế. Những di sản về y đức, y đạo, y thuật mà của Đại danh y trở thành “cẩm nang” cho nền y dược học Việt Nam.

D Minh 29 3 1

Đoàn  Khoa Sư phạm thăm viếng mộ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

D Minh 29 3 2

Tượng đài Lê Hữu Trác: nằm ở trên núi có thân cao 15m, được kết hợp bởi hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch. Trên tượng có mặt trước được khắc rõ nét 3 chữ “Đức - Lưu - Quang”, mặt sau ghi lại những lời răn dạy của ông về y đức, y thuật.

                                    Nhẹ nhàng... tháng ba tới

                                    Mưa giăng khắp đất trời

                                    Phố đông bừng tỉnh giấc

                                    Rộn ràng đón xuân vui

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi với sự luân phiên không ngừng của 4 mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông. Mùa xuân là mùa đẹp nhất của một năm cũng như một đời người. Mùa xuân thật đặc biệt, mùa xuân có tháng 3, tháng của những yêu thương và sức sống kiên cường, mãnh liệt. Tháng của tuổi trẻ, của chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tháng 3 – tháng của Đoàn ta.

Nói đến tháng 3 là gợi cho ta hình ảnh về những bóng áo xanh tình nguyện, màu xanh của sức sống, tuổi trẻ đầy hoài bão, nhiệt huyết, những khát khao cống hiến mãnh liệt và cả những ước mơ của tương lai. Tháng 3 đã trở thành tháng thanh niên và được đánh dấu bằng dấu mốc ngày 26/3. 26 tháng 3 là ngày thành lập chính thức Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương sau đổi tên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 từ ngày 22/3 đến 25/3 năm 1961, tất cả đại biểu quốc hội đã đồng ý lấy ngày 26/3 năm 1931 là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản. Hằng năm vào ngày 26/3 trở thành ngày kỷ niệm lớn đặc biệt ý nghĩa của Thanh Niên Việt Nam.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra. Từ đó lãnh đạo, rèn luyện những mầm non tương lai cho đất nước. Đoàn thanh niên bao gồm các bạn trẻ thanh niên tiên tiến, luôn phấn đấu vì lý tưởng, mục tiêu dân tộc. Là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ, văn minh, xã hội công bằng dân giàu, nước mạnh. Là nơi ươm mầm cho đội ngũ cán bộ Đảng Cộng Sản trong tương lai.

 Đoàn Thanh niên cũng đã trải qua nhiều cột mốc phát triển, đổi tên giúp phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng cụ thể như sau:

Được thành lập vào ngày 26/3 năm 1931, với tên gọi là Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương duy trì cho đến năm 1936.

 + Từ 1937 đến năm 1939, trong lúc Đảng định ra đường lối cách mạng mới đề cao phương pháp tổ chức đấu tranh tại Hội nghị Trung ương Đảng vào tháng 5/1935. Để phù hợp với tình hình đó, Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương cũng được đổi tên thành Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.

 + Từ tháng 11/1939 đến năm 1941, nhiệm vụ hàng đầu là đẩy nhanh cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp. Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp tục được đổi tên thành Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương.

 + Từ tháng 5/1941 đến năm 1956, Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 7 đưa ra mục đích chính là cứu quốc. Đoàn thanh niên được mang tên mới là Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

 + Từ 25/10/1956 đến 1970, trong niềm vui hân hoan miền Bắc hòa bình, Đoàn thanh niên chủ trương xây dựng thành một tổ chức đắc lực to lớn, vững mạnh đã tiếp tục khoác lên cái tên Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam.

 + Từ tháng 2/1970 đến tháng 11/1976, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đoàn thanh niên lấy tên là Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh nhằm ghi nhớ công lao vĩ đại của Bác Hồ.

Không chỉ là một ngày lễ  kỷ niệm vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng cách mạng mà còn là ngày để tất cả nhìn lại sự trưởng thành của thế hệ tương lai, thế hệ thanh niên trẻ trong sự nghiệp phát triển xây dựng Tổ Quốc ngày một tốt đẹp.Tới nay, Đoàn đã tập hợp những thanh niên yêu nước nhiệt huyết được rèn luyện qua các thời kỳ cùng cống hiến cho đất nước từ hành động nhỏ đến lớn, hết lòng phục vụ nhân dân và tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trải qua suốt 92 năm phát triển, Đoàn thanh niên tự nhận thức phải luôn tiếp tục phát huy không ngừng bản chất đoàn viên trung thành, tổ chức động viên những bạn trẻ, thường xuyên bổ sung lực lượng, lớp học đoàn viên đặc biệt nhất chính là bốn truyền thống quý báu:

+ Một là truyền thống yêu nước, yêu Tổ quốc, trung thành tuyệt đối với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân.

+ Hai là truyền thống xung phong, không ngại khó khăn, thử thách tình nguyện xung kích cách mạng. Luôn sẵn sàng cho các nhiệm vụ mà Đảng giao phó.

+ Ba là truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, không gây chia rẽ trong nội bộ. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau với tấm lòng nhân đạo cao cả.

+ Bốn là truyền thống ham học, ham tìm tòi, hiểu biết. Luôn phải có ý chí vượt khó, học tập cần cù, sáng tạo. Mang hoài bão lớn dám nghĩ, dám làm.

Với ý nghĩa đó mỗi thanh niên đoàn viên luôn tự hào làm theo những truyền thống tốt đẹp nhằm viết nên trang sử dân tộc. Thể hiện sức trẻ, sức khỏe, tinh thần tiên phong, trách nhiệm của mình xây dựng đất nước văn minh sánh ngang với các cường quốc năm châu.

 Có lẽ, thanh xuân của chúng ta sẽ chẳng thể nào trở nên có ý nghĩa và đáng nhớ nếu như thiếu đi trách nhiệm, tình yêu và kỉ niệm với màu áo xanh đặc biệt này. Tuổi trẻ của tôi trở nên đáng giá hơn cũng chính là nhờ được gắn bó với Đoàn, với các hoạt động Đoàn. Để rồi, qua những trải nghiệm quý báu ấy, bản thân lại trưởng thành và thêm phần sâu sắc, biết tự hoàn thiện bản thân và có những lý tưởng, khát vọng cao đẹp, đáng để tự hào và thôi thúc chính mình không ngừng nỗ lực, rèn luyện, tu dưỡng. Cảm ơn Đoàn đã cho tôi những ngày xanh tuổi trẻ.

Như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Chăm lo cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề mà Bác Hồ rất quan tâm, bởi lẽ thanh niên là thế hệ trẻ, năng động và là thế hệ kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc. Người luôn nhìn nhận, đánh giá khả năng cách mạng to lớn của thanh niên như Bác nói: "... Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong nhiệm vụ bảo vệ và thống nhất Tổ quốc" và "... Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc, vẻ vang".

Hòa chung trong không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước đang thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tuổi trẻ Liên chi đoàn Khoa Sư phạm nói riêng và tuổi trẻ Trường Đại học nói chung đã và đang có những hoạt động thiết thực, đây chính là minh chứng cho sức trẻ, lòng nhiệt huyết của mỗi sinh viên, mỗi đoàn viên thanh niên để chào mừng sinh nhật tuổi 92 của “ Người anh cả”. Các hoạt động diễn ra vô cùng sôi nổi và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể đoàn viên. Có thể điểm qua một vài hoạt động của tuổi trẻ Liên chi đoàn Khoa Sư phạm như : Ra quân vệ sinh dọn dẹp khuôn viên các giảng đường. Tích cực và tham gia cuộc thi chạy Run And Get Gifts và chương trình “ Mỗi thanh niên 10 000 bước chân mỗi ngày”, tích cực học tập  và tham gia cuộc thi Học tập nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII.....  Và đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của BCH Đoàn Trường Đại học Hà Tĩnh, Liên chi đoàn đã tích cực tham gia cuộc thi MISS HTU năm 2023. Trong số 15 thí sinh trong toàn trường xuất sắc lọt vào vòng chung kết, số thí sinh của Khoa Sư Phạm áp đảo, chiếm đến 11/15 thí sinh. Hứa hẹn, trong cuộc thi lần này, danh hiệu MISS HTU sẽ gọi tên sinh viên của Khoa Sư Phạm.

Bởi tuổi trẻ không thắm lại 2 lần. Vậy nên dù có bị cảm lạnh vì rong đuổi dưới cơn mưa tuổi thanh xuân thì chắc chắn rằng ai trong mỗi chúng ta cũng khao khát được đắm chìm trong cơn mưa ấy một lần nữa. Tháng 3 – tháng để chúng ta tự hào về tiếng gọi thiêng liêng “ Thanh niên” gắn với chiếc “ áo Đoàn” cao quý. Hãy hành động, hãy chứng minh, hãy tiên phong, hãy là một đoàn viên thanh niên chuẩn mực, ra sức học tập không ngừng nghỉ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để vừa hoàn thiện bản thân cả tri thức lẫn đạo đức và tác phong, xứng đáng là một Đoàn viên thanh niên, không phụ lòng mong mỏi, tin yêu của đất nước khi gọi chúng ta với tên gọi “ Thế hệ tương lai”. Tháng 3 rồi sẽ qua đi để nhường chỗ cho chút nắng hanh hao đầu tháng 4 báo hiệu mùa hạ đã tới. Nhưng những sự kiện, những lý tưởng cao đẹp, những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ vẫn sẽ luôn tồn tại, lớn mạnh và không ngừng phát triển. Tự hào tháng 3 – tháng của Đoàn ta. 

Tháng 3 về, tháng của tuổi trẻ, của thanh niên, của thế hệ tương lai đất nước. Hòa trong không khí sôi nổi, thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), tuổi trẻ Liên Chi Đoàn Khoa Sư phạm đã có nhiều chương trình, hoạt động hưởng ứng tích cực, sôi nổi, đa dạng, phong phú. Đặc biệt, một trong những nội dung nổi bật nhất trong tháng 3 của Tuổi trẻ khoa Sư Phạm chính là sự kiện “Ra mắt Nội San Khoa học và Giáo dục số 2 và trưng bày, trang trí phòng truyền thống Khoa” vào chiều ngày 24/3/2023 tại Phòng Truyền thống của Khoa.

yenNhi 28 3 1   

Buổi lễ ra mắt vinh dự có sự tham dự của thầy giáo TS. Lê Văn An – Bí thư chi bộ - Trưởng khoa Sư Phạm, thầy giáo ThS. Biện Văn Quyền – Phó Trưởng khoa Sư phạm, các thầy cô giáo trong Khoa và đông đủ các đồng chí ủy viên BCH LCĐ Khoa Sư phạm, các bí thư, lớp trưởng của các chi đoàn thuộc khoa Sư phạm.

yenNhi 28 3 2

Với mong muốn sẽ tạo ra một diễn đàn cho sinh viên toàn Khoa có cơ hội vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học, những kiến thức đã học được vào việc giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống đặt ra, có những cảm nhận, những chia sẻ tình cảm, kinh nghiệm của mình cho các bạn đoàn viên trong Khoa, giúp rút ngắn khoảng cách giữa các thành viên, tạo  môi trường hòa đồng thân thiện. Đây cũng là cách giúp các bạn sinh viên thể hiện tài năng văn chương với những áng văn lay động lòng người hay những kinh nghiệm xương máu của mình trong chuyên ngành. Những bài viết chân thành, có sức lôi cuốn sẽ tạo động lực giúp các bạn Đoàn viên nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết của mình, phát triển năng lực dạy học và năng lực thích ứng nghề nghiệp trong tương lai.

Trong số này, tập Nội san được chia làm 3 nội dung chính.

- Phần 1 là phần Trang tin với 3 nội dung chính là tóm tắt lại cá hoạt động đoàn và các bài viết về đoàn gồm các bài: Điểm tin một số hoạt động của Liên chi đoàn; Đoàn trong trái tim tôi; Tháng Ba về.

- Phần 2 là phần Diễn đàn khoa học và Giáo dục với các bài được chọn đăng: Những phẩm chất và năng lực cần có của giáo viên mầm non trong thời đại mới; Nhận thức của sinh viên vê nghề Giáo viên Tiểu học; Lý thuyết đồng dư và một số ứng dụng trong chương trình Toán tiểu học; Giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài Toàn có lời văn về tỉ số, phân số; Các dạng toán về “ Bài toán về dấu hiệu chia hết cho học sinh lớp 4,5”; Một số biện pháp khắc phục lỗi viết sai chính tả cho học sinh lớp 3; Sử dụng câu đố trong việc dạy học cho học sinh Tiểu học; Một số trò chơi học tập để luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo.

- Phần 3 là phần trang thơ với các bài thơ sưu tầm, tự sáng tác.

yenNhi 28 3 3

Ngoài ra, trong buổi ra mắt các bạn đoàn viên của Khoa cũng trang trí lại phòng truyền thống, trưng bày các sản phẩm, kỷ niệm của sinh viên và giảng viên Khoa, để khi cá bạn sinh viên, cự sinh viên và CBGV đến văn phòng Khoa sẽ có không gian tìm lại ký ức, tự hào với những kỷ niệm, thành tích đã đạt được.

yenNhi 28 3 4

Bằng sức trẻ, tài năng, lòng nhiệt huyết của mình, các Đoàn viên thanh niên của Liên chi đoàn Khoa Sư phạm đã và đang phát huy vai trò tuổi trẻ một cách xung kích, tiên phong, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Tập Nội san số 2 chính là minh chứng cho một Liên chi đoàn vững mạnh hàng đầu của Đoàn trường Đại học Hà Tĩnh. Ban biên tập rất mong muốn sẽ nhận được sự yêu thích, theo dõi của quý bạn đọc, đặc biệt và các ý kiến góp ý, tham mưu và phản hồi để BBT hoàn thiện các tập nội san của các số sau được hoàn thiện, trọn vẹn, hấp dẫn hơn nữa.

yenNhi 28 3 5

Tin tưởng rằng, bằng sự lãnh đạo của BCN Khoa, BCH LCĐ Khoa Sư phạm sẽ ngày càng có nhiều hoạt động, phong trào, chương trình ý nghĩa. Góp phần khẳng định vai trò, vị thế của LCĐ trên mọi mặt trận, mãi là cánh chim đầu đàn, vươn cao, bay xa, tỏa sáng.

Thế là 4 tuần lễ “tập làm cô giáo” đã trôi qua, mỗi sinh viên chúng em đều mang trong mình những cảm xúc riêng. Nhưng giờ đây, tất cả đều hòa chung một tâm trạng đó là “một nỗi buồn, vui man mác”. Giờ đây, sẽ không còn được nghe những tiếng nô đùa vui nhộn, những câu hỏi hồn nhiên ngây thơ, không còn được nghe tiếng chào gọi thân thương của các bạn học trò nhỏ nữa. Bên cạnh nỗi buồn cũng chính là những niềm vui nhen nhóm, phải chăng tất cả đều thấy “vui” về kết quả thực tập của mình hay “vui” vì mình đã được làm một người cô theo đúng nghĩa của nó.

SV 14 3 1

Thực tập chính là cơ hội để chúng em được va chạm và trải nghiệm thực tế, là môi trường tốt để chúng em có thể thử sức và rèn nghề. Có đi thực tập, thâm nhập vào thực tế chúng em mới hiểu rõ rằng không phải dễ dàng để có được những bài giảng hay, những giáo án tốt, có trực tiếp làm thì mới biết mình còn rất yếu kém về nhiều mặt, vì thế chúng em tự nhắc nhở mình phải luôn luôn học hỏi và không ngừng phấn đấu để đạt được những gì mình mong muốn.

Thời gian qua thực tập ở trường mầm non chúng em đã học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những điều hết sức tốt đẹp từ các cô. Mỗi lời nhận xét của các cô là một tấm chân tình, một kinh nghiệm quý giá mà chúng em sẽ mang theo suốt cuộc đời của mình, đó cũng là một trong những hành trang mà chúng em chuẩn bị cho mình khi bước vào nghề sau này.

SV 14 3 2

Điều làm chúng em xúc động nhất là sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ bảo tận tình của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cùng các cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường. Trong 4 tuần thực tập, nhà trường đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hỏi han, động viên và chỉ bảo chúng em từng bước đi đầu tiên, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có thể phát huy hết năng lực của mình. Các cô thoải mái để chúng em không tâm lý, không hoang mang, xem chúng em như những người đồng nghiệp hay nói đúng hơn là những đứa em để rồi từ đó hướng dẫn, chỉ bảo chúng em từ cách soạn giáo án, đến việc lên lớp giảng dạy, tác phong lên lớp, cách giải quyết, xử lý tình huống sư phạm để chúng em đi và vượt qua chặng đường này một cách tốt nhất. Các cô chính là những người chị dìu dắt chúng em những bước đi vững vàng đầu tiên trên con đường giảng dạy.

SV 14 3 3

Rồi thời gian cứ thế trôi đi, thực tập sư phạm đã đi tới những ngày cuối, chúng em đã hoàn thành công việc của mình ở trường mầm non và chia tay nơi đây. Có lẽ, ngày ấy sẽ lại là một ngày khó quên, nhưng cuộc vui nào mà không tàn, cuộc gặp nào mà không phải chia xa, con đường quen thuộc hai buổi tới trường bây giờ đã xa dần...những sinh viên thực tập chúng em sẽ giữ mãi những kỷ niệm đẹp đó cho riêng bản thân mình và lấy đó làm động lực để bước tiếp con đường phía trước.

Cho đến giờ phút này không biết nói gì hơn, cảm ơn Trường Đại học Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho chúng em được đi thực tập tại trường mầm non; cảm ơn BGH, các cô giáo trong trường mầm non đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Thế là những ngày tháng thực tập sư phạm 1 đã kết thúc chúng em lại quay về với giảng đường đại học.