foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


+84 0393.885.127
khoasp@htu.edu.vn

Khoa Sư phạm

Trường Đại học Hà Tĩnh

Ngày 05 tháng 01 năm 2025 tại Hội trường tầng 2 , nhà điều hành Trường Đại học Hà Tĩnh, Đại hội Đại biểu LCĐ Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2025 -2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội Đại biểu LCĐ Khoa Sư phạm đã tập trung trí tuệ, trách nhiệm, đoàn kết và tổ chức tốt các nội dung tại đại hội.

T1 SV 7 1 1

Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội

Đến dự và chỉ đạo Đại hội: Về phía Đoàn trường có dự hiện diện của ThS. Cù Thị Nhung - Bí thư Đoàn trường, ThS. Nguyễn Thị Linh Chi - Phó Bí thư Đoàn trường. Về phía Chi uỷ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm có sự tham dự và chỉ đạo của TS. Lê Văn An – Bí thư Chi bộ, Trưởng Khoa Sư phạm; Đại hội còn có sự tham gia của các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành LCĐ Khoa Sư phạm.

T1 SV 7 1 2

Đại diện Đoàn Thanh niên; Ban Chủ nhiệm Khoa; Ban Chấp hành LCĐ Khoa Sư phạm tham dự và chỉ đạo đại hội.

Đặc biệt, Đại hội có sự tham gia của 65 đại biểu chính thức, là những đại diện tiêu biểu nhất cho thế hệ sinh viên Khoa Sư phạm, trong đó 19 sinh viên được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Sinh viên nhiệm kỳ 2022-2024 và năm học 2023-2024.

Với khẩu hiệu “Khát vọng - Xung kích - Đổi mới Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, Đại hội đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Khoa Sư phạm. Đại hội đã cùng nhìn lại hành trình nhiệm kỳ 2022-2024, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trong nhiệm kỳ 2025 - 2027. Với tinh thần tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Khoa Sư phạm luôn phát triển, đạt được nhiều nhân tố và thành công mới. Đại hội đã được xem phóng sự ảnh để điểm lại những phong trào, hoạt động tiêu biểu trong nhiệm kỳ 2022 - 2024 và lắng nghe Đoàn Chủ tịch trình bày dự thảo Phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2025 – 2027.

T1 SV 7 1 3

Đồng chí Nguyễn Đình Nam – Bí thư LCĐ Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2022 – 2024 thay mặt Đoàn Chủ tịch trình bày dự thảo Phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 20252027.

Đại hội đã dành thời gian để các đại biểu tập trung trí tuệ, nghiên cứu, tham gia thảo luận, tiếp tục đóng góp ý kiến tại Đại hội thông qua các tham luận từ các đoàn đại biểu của các chi đoàn: tham luận “Xây dựng chi đoàn vững mạnh” - đồng chí Phan Thị Yến Nhi - Chi đoàn K14C GDTH; tham luận: “Phương pháp học tập hiệu quả dành cho sinh viên bậc cao đẳng và đại học” - đồng chí Uông Linh Trang – Chi đoàn K15 GDTH; tham luận “Vai trò của sinh viên trong việc xung kích, tham gia các hoạt động tình nguyện”- đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hằng - Chi đoàn K14A GDTH; tham luận “Công tác phát triển Đảng”- đồng chí Hà Thị Kim Huyền - Chi đoàn K14D GDTH. Các tham luận đã bao quát nhiều mặt của công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thể hiện sự quan tâm của sinh viên đối với các vấn đề của Đoàn, của việc phát triển toàn diện sinh viên trong việc phát triển phong trào Sinh viên 5 Tốt trong sinh viên và phát triển cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ.

T1 SV 7 1 5

TS Lê Văn An – Bí thư Chi bộ, Trưởng Khoa Sư phạm phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, TS. Lê Văn An – Bí thư Chi bộ, Trưởng Khoa Sư phạm thay mặt cho Lãnh đạo Khoa và tập thể cán bộ, giảng viên ghi nhận những đóng góp, cống hiến và những thành tích đáng tự hào của LCĐ trong trong nhiệm kỳ vừa qua, tiếp tục có những chuyển biến tích cực, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động thiết thực, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng của đoàn viên và góp phần phát triển Khoa Sư phạm. Thầy bày tỏ niềm tin sâu sắc đối với BCH LCĐ nhiệm kỳ mới cùng với sinh viên Khoa Sư phạm sẽ phát huy được những điểm mạnh, tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả hơn trong thời gian tới.

Đồng chí Cù Thị Nhung - Bí thư Đoàn trường đã đánh giá cao công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Khoa Sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động, tạo ra các sân chơi bổ ích cho sinh viên. Đồng chí đã có những ghi nhận cho những thành tích, sự đóng góp của LCĐ Khoa Sư phạm cho tổ chức Đoàn Trường, khẳng định LCĐ Khoa Sư phạm là một trong các đơn vị dẫn đầu công tác đoàn trong toàn trường. Đồng chí cũng đã đặt nhiều hy vọng vào BCH LCĐ khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2025 - 2027 sẽ thực sự là một tập thể có trách nhiệm, uy tín trong sinh viên, để tổ chức Đoàn luôn là tổ chức chính trị tin cậy của sinh viên Khoa Sư phạm.

T1 SV 7 1 6

Đại hội bỏ phiếu kín để bầu ra BCH LCĐ khoa Sư phạm nhiệm kỳ mới 2025– 2027

Toàn thể đại hội đã bỏ phiếu kín để bầu ra BCH LCĐ khoa Sư phạm nhiệm kỳ mới 2025 – 2027 gồm 13 đồng chí, trong thời gian tới BCH sẽ họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư và Thường vụ Liên chi đoàn.

T1 SV 7 1 7

BCH Đoàn Trường trao giấy khen cho các cá nhân và tập thể xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2023 - 2024, nhiệm kỳ 2022 -2024

Bên cạnh đó, để ghi nhận những thành tích của các đoàn viên Khoa Sư phạm trong nhiệm kì vừa qua, BCH Đoàn Trường đã trao giấy khen cho các cá nhân và tập thể xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2023 - 2024, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

T1 SV 7 1 8

Chúc mừng Đại hội Đại biểu LCĐ Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Đại hội Đại biểu LCĐ Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Với tinh thần “Khát vọng - Xung kích - Đổi mới Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, tin tưởng rằng các đồng chí được tín nhiệm vào BCH LCĐ Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2025 – 2027 sẽ tiếp tục phát huy trách nhiệm, năng lực của bản thân để dẫn dắt công tác Đoàn và phong trào thanh niên Khoa Sư phạm ngày một phát triển.

Hội hoạ của El Greco đã ảnh hưởng sâu sắc lên hầu hết các tên tuổi của hội hoạ hiện đại từ Manet, Cézanne, Modigliani, Picasso, tới Delaunay, Kokoschka, Beckmann, Giacometti, Francis Bacon và cả Jackson Pollock. El Greco xứng đáng được coi là Cha Già của hội họa hiện đại. Như hiệp sĩ Don Quixote, ông tự tin dấn thân vào cuộc hành trình nghệ thuật vĩ đại và cuối đời khi mệt mỏi, El Greco nằm xuống trong vòng tay yêu mến của Toledo.

El Greco (1541 – 1614) sinh tại đảo Crete ở Hy Lạp, thời đó thuộc Cộng hòa Venice, trong một gia đình buôn bán giàu có. Ông được dạy dỗ và học vẽ theo truyền thống hội hoạ hậu Byzantine, học văn chương Hy Lạp cổ đại và tiếng Latin. Năm 22 tuổi ông đã trở thành một bậc thầy vẽ tranh thánh icon, ký tên mình là “Hoạ sư Ménegos Theotokópoulos” trên các hợp đồng đặt hàng. Năm 26 tuổi El Greco tới Venice để theo đuổi sự nghiệp hội hoạ. Tại đây ông đã học được từ hai bậc thầy Tiziano và Tintoretto cách dùng hòa sắc rực rỡ, cách dựng bố cục nhiều hình người, cách tạo khí quyển lung linh ánh sáng đặc trưng của trường phái Venice. Bên cạnh đó ông cũng vận dụng cách kéo dài, xoắn vặn các hình người, cũng như cách dùng luật viện cận tuyến tính với nhiều điểm hội tụ của các hoạ sĩ trường phái Kiểu cách (Mannerism) như Parmigianino (1503 – 1540).

T1 An 7 1

           El Greco-Disrobing of Christ.(Lột áo Chúa) 1577-1579. Sơn dầu.

Nguồn:http://www.abcgallery.com/E/El Greco

Khi El Greco tới Rome năm 1570, Michelangelo đã qua đời 6 năm trước, còn Raphael đã mất cách đó nửa thế kỷ; nhưng cái bóng của họ vẫn bao trùm các hoạ sĩ trẻ thời đó. Xem kiệt tác của Michelangelo, chàng hoạ sĩ 29 tuổi El Greco tuyên bố “Nếu cạo toàn bộ bức bích họa khổng lồ này đi, chàng sẽ vẽ lên chỗ đó một tác phẩm đứng đắn, tề chỉnh mà vẫn đẹp không kém”. Kiến trúc sư, hoạ sĩ và nhà thiết kế Pirro Ligorio (1513 – 1583) gọi El Greco là “tên ngoại quốc ngu dốt” (uno stupido straniero). Nhà bảo trợ nghệ thuật Hồng y Giáo chủ Alessandro Farnese đã đuổi El Greco ra khỏi palazzo Farnese, nơi hồng y cho El Greco tá túc. Năm 1577, El Greco bỏ Rome di cư sang Madrid, sau đó tới Toledo, nơi ông sống cho đến khi qua đời và vẽ những kiệt tác khiến tên tuổi ông trở thành bất tử. Song, cho đến cuối thế kỷ XVIII, El Greco vẫn bị coi là hoạ sĩ điên và hội hoạ của ông thường được đưa ra như bằng chứng cho sự điên khùng đó. El Greco chỉ bắt đầu được đánh giá lại vào khoảng từ giữa thế kỷ XIX, sau khi văn hào và nhà phê bình người Pháp Théophile Gautier đến Tây Ban Nha và thực mục sở thị các bức hoạ của El Greco vào khoảng năm 1840. Vào những năm 1890, các hoạ sĩ Tây Ban Nha sinh sống tại Paris coi El Greco là người đưa đường chỉ lối cho nghệ thuật của họ.

Hệ thống tác phẩm đồ sộ của El Greco được chia làm ba phần chính: những tác phẩm ông sáng tác khi còn trẻ ở Crete, những tác phẩm ông vẽ lúc học ở Venice và Rome mang dấu ấn Ý đậm đặc, và những tác phẩm gọi chung là “thời kỳ Tây Ban Nha” trong sự nghiệp của ông.

Trong các ghi chép của mình, El Greco đã loại bỏ các tiêu chuẩn của hội hoạ cổ điển như kích thước và tỉ lệ. Ông coi sự thanh cao là cái đích cao cả nhất trong nghệ thuật. Ông cho rằng, người hoạ sĩ chỉ đạt được sự thanh cao một khi thoát ra ngoài chính mình và giải quyết được điều phức tạp nhất một cách dễ dàng. Ông coi mô phỏng màu sắc là điều khó nhất trong nghệ thuật. El Greco phán về Michelangelo như sau: Ông ấy là người can đảm, nhưng ông ấy chưa bao giờ học được phải vẽ màu như thế nào.” hoặc “Michelangelo không biết vẽ chân dung, tóc và màu sắc da thịt, nhược điểm của ông là không có khả năng mô phỏng màu sắc như mắt ta nhìn.

Nhà thơ Hortensio Félix Paravicino nhận xét: El Greco trải qua một cuộc “lột xác” từ một họa sĩ hạng hai ở Venice trở thành bậc thầy vĩ đại không chỉ riêng của Tây Ban Nha, mà còn của cả nhân loại. Theo August Mayer, xu hướng hiện nay ở Tây Ban Nha là đương nhiên coi El Greco như một người con của đất nước mình, một phần tất yếu của lịch sử Tây Ban Nha. Người ta bảo Velasquez cũng phải học El Greco rất nhiều khi vẽ giáo hoàng Innocent X.

Chủ nghĩa Biểu hiện, hay Trường phái Biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính, xúc cảm của chủ thể...Tuy nhiên đối với El Greco, ngừơi ta cũng thấy những bức tranh của ông mang tính biểu hiện, mặc dù bối cảnh vào thời ấy chắc chắn sẽ chưa có những bế tắc, xung đột về xã hội như những năm của thế kỷ XIX, XX mà các họa sĩ hiện đại gặp phải và thể hiện trong tranh. Người ta cũng đặt ra những vấn hỏi là, chẳng lẽ El Greco cũng gặp những cảm xúc được gây ra bởi một sự kiện đặc biệt nào đó, cũng có thể bởi sự giao lưu của ông; hoặc ông chứng kiến sự giao lưu của những xu hướng hội họa của Trung cổ và Phục hưng; hay là những tác phẩm của ông chỉ đơn thuần là đi tìm sự khác biệt nào mà ông tập trung miêu tả thế giới, dựa trên những xúc cảm mang tính chất tự nhiên, mạnh mẽ ban đầu; hay ông cũng có những thái độ hoài nghi, bất đồng, lo ngại đối với xã hội trong bối cảnh đương thời.

Về quan điểm, El Greco không có ý định miêu tả thế giới như chính nó đang tồn tại, hình như ông không bằng lòng với những thỏa hiệp về thị giác, ông cho rằng nghệ thuật sẽ trở nên thiếu nhiệt tình khi cố sức chạy đuổi theo sự trau chuốt của hình, ánh sáng như các họa sĩ đương thời. Rõ ràng về cấu trúc, kĩ thuật đơn giản và sức diễn tả mạnh mẽ của những bức tranh của El Greco hình như không hề mang những băn khoăn về sự thật, tính tự nhiên hay cái đẹp lý tưởng, những thứ mà nghệ thuật châu Âu trong lúc trăn trở tìm kiếm nên đã biến chúng trở nên khô cứng. Và vì thế, những gì mà ông thể hiện trong tranh có thể đưa người xem đến chỗ khó hiểu, mơ hồ, ngỡ như những vấn đề đó là siêu thực. Người ta thấy El Greco không sao chép hiện thực, mà vẫn nói lên được hiện thực bằng cách khái quát và thể hiện các vật thể với những nét cô đọng, đặc thù nhất; có nhiều nhịp điệu, thần thái như trong hội hoạ cổ điển Phương Đông.

Không phải đơn thuần mà sau này, cùng với các bức họa khác, Greco được xem là “hiện đại nhất” trong số các họa sĩ nổi tiếng của thế kỷ XVI, XVII và là người có ảnh hưởng nhiều tới các họa sĩ của những thế kỷ sau. Chứng minh cho điều này, chúng ta hãy thưởng ngoạn kiệt tác “The Burial of Count Orgaz” (An táng bá tước Orgaz-H24)

Có thể thấy trong tranh của El Greco nổi lên nhiều tính hiện sinh, những gì liên quan đến sự hiện hữu của Tạo hóa, đến sự tự do, đến thực tại mà Tạo hóa hiện hữu, đến ý nghĩa cuộc sống và niềm tin. [13, tr 56] Mặc dù chủ nghĩa hiện sinh xét như một phong trào triết học chỉ bắt đầu sau này, vào hậu bán thế kỷ 19, nhưng thực ra nó đã có những đường nét hay mầm sống ở những tác phẩm của El Greco. Tư tưởng “hiện sinh” trong hội họa El Greco được hiểu như những chấm phá cụ thể và nhất là không thể nhìn các tác phẩm mỹ thuật đương thời, vì tranh của El Greco nặng về tư tưởng thần học hơn là tường thuật sự kiện.

Ngày 22/12 hàng năm là một cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự kiện thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944). Đây là dịp để cả nước tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Ngày 22/12 không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ quá khứ hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà còn là dịp để mỗi công dân Việt Nam thêm tự hào và quyết tâm đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Hãy cùng nhau tri ân các anh hùng đã hy sinh, đồng thời tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước vững mạnh hơn.

T12 SV 22 12 1

Ngày 22 tháng 12 hàng năm là một ngày đặc biệt đối với đất nước Việt Nam, là dịp để tưởng nhớ và tri ân những đóng góp to lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đây là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, một mốc son lịch sử quan trọng trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và bảo vệ đất nước qua nhiều thời kỳ.

1. Lịch sử Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng  Võ Nguyên Giáp, khi mà phong trào giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh  có nhiều bước tiến quan trọng cùng với thời cơ cách mạng ngày càng chín muồi. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành lực lượng quân sự của cách mạng Việt Nam.

T12 SV 22 12 2

Ngày 22/12/1944 không chỉ đơn thuần là một ngày thành lập quân đội, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh và sự cống hiến của quân đội đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từ cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cho đến các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trong suốt lịch sử, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng vững chắc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, quân đội cũng luôn tích cực tham gia vào các hoạt động cứu trợ thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ trật tự xã hội và hỗ trợ phát triển kinh tế.

2. Kỷ niệm 80 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nay là bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, ngày 19/12/2024 Trường Đại Học Hà Tĩnh đã tổ chức buổi nói chuyện truyền thống kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944-22/12/2024 và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12/1989- 22/12/2024.

T12 SV 22 12 3

Qua cuộc gặp gỡ giao lưu giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên cùng khách mời đã giúp sinh viên Đại Học Hà Tĩnh nói chung và sinh viên khoa Sư phạm nói riêng hiểu hơn về truyền thống vẻ vang, sự lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Tuyên truyền giáo dục sinh viên truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh của quân và dân ta. Qua đó củng cố niềm tin vào đường lối cách mạng, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của lực lượng vũ trang và nhân dân ta qua đó nhằm khẳng định nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong công tác tham gia bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xác định rõ nhiệm vụ của sinh viên đối với bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Thấu hiểu và tin tưởng vào đường lối đối ngoại về quốc phòng, an ninh của Đảng và quân đội ta về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Lời giới thiệu: Sáng 26/12/2024, tại Hội trường tầng 2 nhà điều hành, Đảng bộ Trường ĐH Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024. Tại hội nghị, thay mặt Chi ủy Khoa Sư phạm, đ/c Nguyễn Văn Ái – chi ủy viên nhiệm kỳ 2024 – 2027 đã có bài tham luận về công tác phát triển Đảng viên sinh viên Khoa Sư phạm. Chúng tôi trân trọng đăng toàn văn bài tham luận của đ/c Nguyễn Văn Ái.

Trong bối cảnh đất nước ta đang tăng cường đổi mới và hội nhập quốc tế, việc phát triển đảng viên trong đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng lực lượng chính trị trẻ, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bên vững của đất nước. Với vai trò là đảng viên trong trường, tôi xin phép được thay mặt Chi bộ khoa Sư phạm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm, và đề xuất về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đảng viên trong HSSV.

T12 Ai 27 12 1

                       Đồng chí Nguyễn Văn Ái đọc tham luận tại Hội nghị

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đồng chí bí thư chi bộ Lê Văn An, và sự thống nhất cao của toàn thể chi bộ khoa Sư phạm, phương châm nói đi đôi với làm, mỗi một đồng chí đảng viên là một tấm gương điển hình về đạo đức lối sống đã tiếp lửa cho các bạn sinh viên, qua đó thu hút được hầu hết sinh viên tiêu biểu trong khoa tham gia học lớp cảm tình đảng, và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, thử thách để trở thành những sinh viên ưu tú, tiêu biểu nhất đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cụ thể, trong năm 2024, Chi bộ đã kết nạp 14 sinh viên tiêu biểu đứng vào hàng ngũ của Đảng và chuyển chính thức cho 7 đồng chí.

Để tiếp tục phát huy kết quả đó, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Tiếp lửa nhiệt huyết cho đảng viên sinh viên về vai trò, trách nhiệm đối với xã hội bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, giao lưu, thảo luận về tầm quan trọng của việc tham gia tổ chức đảng.

+ Xây dựng tổ đảng sinh viên để tăng cường kết nối, qua đó giáo dục tư tưởng chính trị, tạo thêm kênh để cho đảng viên sinh viên được phát huy hết năng lực của bản thân.

+ Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động phong trào thiện nguyện, nghiên cứu khoa học, từ đó giúp sinh viên rèn luyện bản lĩnh về chuyên môn, tư tưởng đạo đức chính trị, khẳng định bản thân.

Đề xuất, kiến nghị

+ Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện về kinh phí, nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và bồi dưỡng.

+ Phân công các đoàn thể (Liên chi đoàn, hội sinh viên) theo dõi, giám sát chặt chẽ việc phát triển đảng trong sinh viên.

+ Tăng cường giao lưu, kết nối với các trường đại học khác để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ phương pháp phát triển đảng tích cực.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đảng viên trong HSSV không chỉ là nhiệm vụ của chi bộ, mà còn là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Thông qua việc phát triển đảng viên trẻ, chúng ta góp phần xây dựng lực lượng kế thừa vững mạnh cho đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Xin trân trọng cảm ơn!.

Một nhóm vật liệu ngày càng phát triển có thể làm mát các bề mặt xuống dưới nhiệt độ môi trường mà không cần cung cấp năng lượng. Giờ đây, đã xuất hiện một loại vật liệu hoạt động trên cả bề mặt thẳng đứng.

Hiệu ứng Nhà kính khí quyển trái đất có một “lỗ hổng” giúp chúng ta có thể khai thác để giảm bớt hiện tượng làm nóng trái đất gây ra bởi hiệu ứng này. Như ta biết Carbon dioxide, methane và các loại khí khác hấp thụ bức xạ trong phần lớn quang phổ hồng ngoại (IR) và bức xạ ngược lại về phía Trái Đất, chúng gần như trong suốt trong khoảng bước sóng từ 8 µm đến 13 µm – khoảng bước sóng mà một vật đen ở 300 K phát xạ mạnh nhất. Khi một vật liệu được thiết kế để tập trung toàn bộ bức xạ nhiệt của nó vào dải bước sóng này, năng lượng sẽ được truyền thẳng vào không gian vũ trụ. Nhiệt độ của vật liệu giảm tự nhiên xuống thấp hơn vài độ so với môi trường xung quanh. Nếu loại vật liệu này được sử dụng trên 1–2% bề mặt Trái Đất, nó có thể giúp làm mát hành tinh.

Điều này có vẻ phi thực tế, nhưng thực ra không phải vậy. Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát triển một số thiết kế vật liệu làm mát, thường dựa trên các chất có cộng hưởng dao động mạnh trong dải bước sóng 8–13 µm, chẳng hạn như silicon dioxide (xem Physics Today, tháng 4 năm 2017, trang 16). Tuy nhiên, có một điểm hạn chế: các vật liệu này chỉ hoạt động trên mái nhà hoặc các bề mặt hướng lên trên. Khi áp dụng trên một bức tường thẳng đứng, chúng trao đổi năng lượng dễ dàng với mặt đất như với bầu trời. Và vì mặt đất thường nóng hơn môi trường xung quanh, hiệu ứng làm mát bị triệt tiêu hoàn toàn.

Giờ đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế do Wei Li (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc), Shanhui Fan (Đại học Stanford) và Andrea Alù (Đại học Thành phố New York) dẫn đầu đã phát triển một loại vật liệu làm mát bức xạ thụ động hoạt động trên cả tường. Như hình minh họa (Hình 1), vật liệu này có cấu trúc hình răng cưa với các mặt ngang hướng lên trên và các mặt nghiêng hướng xuống dưới. Các bề mặt ngang được phủ silicon nitride, phát xạ mạnh trong dải bước sóng 8–13 µm. Các bề mặt nghiêng được phủ bạc để phản xạ bức xạ nhiệt từ mặt đất.

T12 Ai 4 12 2

Hình 1. Để làm mát một bức tường, vật liệu phải phát xạ bức xạ hồng ngoại (IR) hướng lên bầu trời trong khi phản xạ bức xạ đến từ mặt đất. Điều này có thể thực hiện được với cấu trúc bề mặt hình răng cưa, trong đó các bề mặt hướng lên được làm từ silicon nitride – một vật liệu phát xạ mạnh trong dải IR, và các bề mặt hướng xuống được phủ bạc có độ phản xạ cao.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vật liệu này vào một ngày trời nóng ở Bắc Kinh. Dù nhiệt độ không khí lên đến 41 °C và nhiệt độ mặt đất đạt tới 58 °C, vật liệu làm mát hình răng cưa vẫn giữ được nhiệt độ dưới 38 °C. Để so sánh, một vật liệu làm mát bức xạ thông thường – được thiết kế cho bề mặt ngang nhưng đặt trên bề mặt thẳng đứng – đạt 42 °C, còn sơn trắng thông thường tăng nhiệt tới 46 °C.

Vật liệu này có lẽ sẽ không thể thay thế hoàn toàn các công nghệ làm mát tiêu tốn năng lượng như điều hòa cơ học. Nhưng việc làm mát tản nhiệt của điều hòa chỉ vài độ có thể tăng đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng. Các nhà nghiên cứu cũng hướng tới một loạt ứng dụng tiềm năng khác, bao gồm không chỉ các bức tường của tòa nhà mà còn cả phương tiện và quần áo.

Nguồn: Physics today